Xem thêm

Giao thức Terra là gì? Những điều cần biết về hệ sinh thái Terra và LUNA coin

6 mins
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tổng quan về giao thức Terra

1. Giao thức Terra là gì?

Giao thức Terra là giao thức blockchain công khai mã nguồn mở và phi tập trung hàng đầu cho các stablecoin thuật toán (algorithmic stablecoin). Bằng cách kết hợp giữa các khoản lợi nhuận từ chênh lệch giá trong thị trưởng mở và quá trình bỏ phiếu trong các oracle phi tập trung, giao thức Terra tạo ra các stablecoin luôn theo dõi giá của bất kỳ loại tiền tệ fiat nào. 

Người dùng có thể chi tiêu, tiết kiệm, giao dịch hoặc trao đổi các stablecoin của Terra ngay lập tức và tất cả đều có trên blockchain Terra. LUNA (đồng coin gốc của blockchain Terra) cung cấp cho những người nắm giữ nó phần thưởng đặt cược và quyền quản trị. Hệ sinh thái Terra là một mạng lưới các ứng dụng phi tập trung mở rộng nhanh chóng, tạo ra nhu cầu ổn định cho các đồng stablecoin của Terra và làm tăng giá của LUNA.

2. Các đồng stablecoin và LUNA

Giao thức Terra bao gồm hai token chính là các stablecoin Terra và LUNA coin. Trong đó:

  • Các stablecoin trên Terra: Là các stablecoin theo dõi giá của các loại tiền tệ fiat. Người dùng tạo ra Terra mới bằng cách đốt LUNA. Stablecoin được đặt tên dựa theo các loại tiền tệ fiat mà chúng theo dõi giá. Ví dụ, stablecoin Terra theo dõi giá SDR của IMF, được đặt tên là TerraSDR hoặc SDT. Các stablecoin khác bao gồm TerraUSD hoặc UST và TerraKRW hoặc KRT.
  • LUNA: Mã thông báo gốc của giao thức Terra giúp hấp thụ sự biến động giá của Terra. LUNA được sử dụng để quản trị và mining. Người dùng stake LUNA vào những validator. Những validator này sẽ ghi lại và xác minh các giao dịch trên blockchain để đổi lấy phần thưởng từ phí giao dịch. Càng sử dụng nhiều Terra, LUNA càng có giá trị và ngược lại. Điều này phần nào được chứng minh khi giá LUNA tăng đột biến từ tháng 11/2021 đến nay, tương ứng với đó là tỷ lệ dominance vốn hóa UST tăng từ 0.1% lên 0.51% ở thời điểm hiện tại.
Gia tăng tỷ lệ dominance của UST. Nguồn: TradingView
Gia tăng tỷ lệ dominance của UST. Nguồn: TradingView
Biến động giá LUNA
Biến động giá LUNA

3. Phí trên giao thức Terra

Trên mạng Terra, tất cả các giao dịch đều phải trả phí gas. 

  • Các giao dịch chỉ liên quan đến LUNA, chẳng hạn như gửi LUNA, ủy quyền hoặc bỏ phiếu chỉ phải chịu phí gas. Terraswap hoặc các Dapp khác có thể tính phí giao dịch của riêng họ trên phí mạng Terra. 
  • Các giao dịch liên quan đến stablecoin phải trả phí bổ sung tùy thuộc vào loại giao dịch được thực hiện. Bảng sau giải thích khoản phí bổ sung nào được thêm vào các loại giao dịch stablecoin khác nhau. 
Các khoản phí bổ sung liên quan đến stablecoin trên giao thức Terra
Các khoản phí bổ sung liên quan đến stablecoin trên giao thức Terra

Cụ thể, bốn loại phí bổ sung vào các giao dịch stablecoin bao gồm:

  • Gas fee: Là một khoản phí tính toán nhỏ bao gồm chi phí xử lý một giao dịch. Gas được ước tính và thêm vào mỗi giao dịch trong Terra Station. Bất kỳ giao dịch nào không chứa đủ gas sẽ không được xử lý.
  • Stability fee: Phí ổn định là loại phí phổ biến nhất và được thêm vào bất kỳ giao dịch nào sử dụng Terra stablecoin, không bao gồm hoán đổi thị trường (market swap). Phí này thay đổi từ 0.01% đến 1%. Phí ổn định được giới hạn ở mức 1 SDT cho mỗi giao dịch. 
  • Tobin tax: Là một khoản phí tỷ lệ phần trăm cố định được thêm vào bất kỳ sự hoán đổi thị trường nào giữa các mệnh giá stablecoin Terra. Tỷ giá thay đổi tùy thuộc vào từng stablecoin Terra. 
  • Spread fee: Phí chênh lệch được thêm vào bất kỳ giao dịch hoán đổi thị trường nào giữa Terra và LUNA. Phí chênh lệch tối thiểu là 0.5%. 

4. Đội ngũ phát triển

Do là nhà đồng sáng lập và CEO của Terra. Trước Terra, Do đã thành lập Any fi, một công ty khởi nghiệp mạng lưới không dây, xây dựng một trong những ứng dụng phi tập trung phức tạp nhất được sử dụng trong thế giới thực. Do là kỹ sư phần mềm tại Microsoft và Apple, đồng thời theo học ngành Khoa học máy tính tại Stanford. Năm 2019, Do được công nhận là một trong 30 nhà lãnh đạo dưới 30 tuổi của Forbes trong hạng mục Tài chính và VC.

Đội ngũ phát triển của giao thức Terra
Đội ngũ phát triển của giao thức Terra

Binance Labs, Blockchain.com hay Coinbase Ventures… là những cái tên đình đám trong danh sách các nhà đầu tư tổ chức vào giao thức Terra. Theo dữ liệu từ Crunchbase, giao thức đã kêu gọi được 58 triệu USD sau 15 vòng lớn nhỏ với tổng cộng 29 nhà đầu tư khác nhau.

Một số nhà đầu tư của Terra
Một số nhà đầu tư của Terra

Tokenomics

Như mình đã nói ở trên, trong hệ sinh thái của Terra gồm hai loại token là họ các stablecoin Terra và LUNA. Trong phần này, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu về token LUNA nhé.

1. LUNA coin là gì?

LUNA đại diện cho sức mạnh khai thác của mạng lưới các stablecoin Terra. Giao thức Terra chạy trên blockchain Proof of Stake (PoS) được ủy quyền, nơi các thợ đào cần stake tiền điện tử LUNA để xác thực các giao dịch trên Terra.

2. Cơ chế phân bổ token ban đầu

Giao thức Terra tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra nhiều loại tiền tệ được định sẵn, được hỗ trợ bởi token LUNA. LUNA có tổng cung tối đa là 1 tỷ, với các khoản phân bổ ban đầu như dưới đây:

  • Terraform Labs (10%): Được sử dụng để hỗ trợ việc nghiên cứu và phát triển dự án Terra. Terraform Labs cũng nắm giữ thêm 4.5% nguồn cung LUNA thay mặt cho các nhà đầu tư không xóa KYC kịp thời cho đợt bán token của họ.
  • Nhân viên & Người đóng góp (20%): Được sử dụng để trả cho nhân viên và những người đóng góp cho dự án. Hiện tại 4.7% của số tiền này này đã được cấp.
  • Terra Alliance (20%): Terra Alliance là chìa khóa để thúc đẩy việc áp dụng sớm và sử dụng Terra. Số tiền cho nhóm này để thiết lập các ưu đãi, chủ yếu là các chương trình giảm giá tiếp thị và ưu đãi số lượng cho các đối tác liên minh. Terraform Labs sẽ đóng vai trò người giám sát cho nhóm này, lấy ý kiến ​​từ cộng đồng để phân bổ tốt nhất các nguồn lực từ nhóm này.
  • Dự trữ ổn định (20%): Dự trữ ổn định sẽ là để quản lý sự ổn định ban đầu của mạng gần với nguồn gốc.
  • Genesis liquidity (4%): 4% LUNA sẽ được cung cấp ra thị trường gần với genesis để cho phép người dùng hàng ngày sử dụng và tương tác với nó.
  • Nhà đầu tư (26%): Để huy động vốn cho sự phát triển của giao thức Terra, Terraform Labs đã tổ chức ba đợt bán token khác nhau.

3. Sàn giao dịch, ví lưu trữ đồng LUNA

  • Sàn giao dịch: Trước hết, người dùng có thể mua LUNA coin trên các sàn CEX lớn như Binance, Huobi Global, CoinEx hay Bitfinex…
Sàn giao dịch LUNA. Nguồn: CoinGecko
Sàn giao dịch LUNA. Nguồn: CoinGecko
  • Ví lưu trữ: Người dùng có thể lưu trữ LUNA coin trên ví nóng của các sàn CEX kể trên. Hoặc họ cũng có thể tìm đến các ví không lưu ký khác như MetaMask hay Trust Wallet hay Terra Station wallet… Để an toàn hơn, họ cũng nên cân nhắc đến các ví lạnh như Ledger hay Trezor hiện có bán trên thị trường.

Lời kết

Terra đang nỗ lực để trở thành nhà cung cấp dịch vụ thanh toán stablecoin và thương mại điện tử hàng đầu trên thế giới. Đề xuất giá trị độc đáo của Terra đang góp phần vào việc tăng tốc chuỗi khối ở thị trường Hàn Quốc và châu Á, trong khi các ứng dụng chính của nó có tiềm năng lớn được sử dụng trên quy mô toàn cầu. 

Mô hình chiết khấu của Terra, thanh toán ngay lập tức và phí cực kỳ thấp khi mua sản phẩm đã khuyến khích người bán và người tiêu dùng sử dụng nền tảng này. Ví Terra Station, Terra Bridge, cách tiếp cận đơn giản để phát triển ứng dụng và blockchain cũng như chức năng chuyển giao giá trị xuyên chuỗi thông qua giải pháp IBC có thể tương tác của Cosmos kết hợp với nhau để tạo ra một hệ sinh thái blockchain đang phát triển và tiếp tục mở rộng.

Hi vọng bài viết đã mang đến cho độc giả của BeInCrypto những kiến thức hữu ích. Tham gia nhóm Telegram của chúng tôi để cập nhật những bài viết mới nhất nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả,...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ