Trusted

Hiểu đúng về suy thoái và khủng hoảng

14 mins
Bởi Vivian
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Khi các ngân hàng trung ương, Chính phủ bắt đầu công bố các chính sách kinh tế mới và người dân phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp, những cuộc đấu tranh trong cuộc sống hàng ngày bắt đầu trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Suy thoái và khủng hoảng là những thuật ngữ được sử dụng thay thế cho nhau trong những tình huống như vậy.

Hãy cùng BeInCrypto bàn về những gì sẽ xảy ra khi nền kinh tế phải đối mặt với sự suy giảm đáng kể và so sánh chúng với các cuộc khủng hoảng tài chính trong quá khứ. Sau khi tìm hiểu về các cuộc suy thoái và khủng hoảng kinh tế trong quá khứ, bạn sẽ có thể xác định và hiểu tác động của nó khi lan rộng ra toàn nền kinh tế như thế nào.

Suy thoái kinh tế là gì?

Suy thoái kinh tế là gì?
Suy thoái kinh tế là gì?

Hầu hết các tổ chức tài chính đều định nghĩa suy thoái là sự suy giảm gây ra sự đi xuống trong hoạt động kinh tế. Thông thường, các cuộc suy thoái được tính bằng tháng. Các Chính phủ định nghĩa suy thoái là sự suy giảm kinh tế sau 2 quý liên tiếp có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) âm.

Suy thoái có thể được giới hạn ở một khu vực địa lý hoặc quốc gia. Để có thể xác định một cuộc suy thoái, người ta phải nhìn vào nền kinh tế của quốc đó. Một tổ chức phi Chính phủ có trụ sở tại Hoa Kỳ, Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER), định nghĩa suy thoái là “sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế trên toàn nền kinh tế và kéo dài hơn một vài tháng”. Trong khi các tiêu chí khác, chẳng hạn như mức độ, thời lượng và sự lan tỏa phải đạt các mức nhất định để được coi là suy thoái thì chỉ cần một trong số này có là một phần của suy thoái.

Nền kinh tế phụ thuộc vào chu kỳ và suy thoái thường có thể dự đoán được. Suy thoái có thể đồng nghĩa với việc tiền lương trì trệ, chi phí cao hơn và chi tiêu tiêu dùng thấp hơn. Đối với những người muốn đạt được tự do tài chính, bạn nên xem xét những cuộc suy thoái mà bạn sẽ phải trải qua. So với khủng hoảng thì suy thoái thường có mức độ nhẹ hơn.

Nguyên nhân nào gây ra suy thoái?

Có nhiều yếu tố có thể gây ra suy thoái, bao gồm cả chu kỳ lạm phát và giảm phát. Các lý do khác dẫn đến suy thoái kinh tế là sự bùng nổ của bong bóng các tài sản như bất động sản, cổ phiếu hay việc sản xuất chậm lại và mất niềm tin của người tiêu dùng. Thị trường chứng khoán sụp đổ hoặc lãi suất cao có thể gây ra bất kỳ tình huống nào trong số này.

Trong những năm gần đây, đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới đã buộc nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhanh chóng. Điều này dẫn đến việc người tiêu dùng không có thu nhập, không đủ khả năng thanh toán các hóa đơn hàng tháng, dẫn đến nợ nần chồng chất. Điều này làm nền kinh tế tê liệt hơn. Tình hình kinh tế dự kiến ​​sẽ xấu đi cho đến khi mọi người có thể trở lại làm việc bình thường.

Đặc điểm của suy thoái

Đặc điểm chung của suy thoái là gì?
Đặc điểm chung của suy thoái là gì?

Các cuộc suy thoái có thể mang những đặc điểm sau

  • Tỷ lệ thất nghiệp cao do các công ty sa thải nhân viên để tối ưu chi phí.
  • Giảm giá và bán bất động sản, nhà ở.
  • Thị trường chứng khoán sụt giảm. Nhà đầu tư mất niềm tin vào nền kinh tế. Họ cũng thấy các doanh nghiệp không tạo ra được lợi nhuận.
  • Tiền lương giảm dẫn đến người tiêu dùng có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán hóa đơn.
  • GDP âm dẫn đến người tiêu dùng ít có khả năng chi tiêu hơn khiến nhu cầu hàng hóa thấp hơn.

Điều quan trọng cần chỉ ra là suy thoái xảy ra trong một chu kỳ kinh tế. Tổng cộng có 13 cuộc suy thoái đã xảy ra kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Một trong những cuộc suy thoái quan trọng nhất là cuộc đại suy thoái năm 2008. Nó bắt đầu vào tháng 12/2007 và kết thúc gần hai năm sau đó, vào tháng 6/2009.

Nguyên nhân chính của cuộc đại suy thoái này là cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn. Điều này dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của thị trường nhà đất và gây ra cuộc khủng hoảng ngân hàng tài chính toàn cầu.

Một số thống kê từ cuộc đại suy thoái năm 2008:

  • Một nửa số gia đình mất 25% tài sản.
  • 1/4 số gia đình sống ở Mỹ mất 75% tài sản.
  • Hơn 8.7 triệu việc làm đã bị mất từ ​​tháng 12/2007 đến năm 2010.

Mặc dù cuộc đại suy thoái có ảnh hưởng khủng khiếp đến tất cả các phân khúc của nền kinh tế, nhưng không được nhầm lẫn nó với khủng hoảng. Hãy cùng BeInCrypto xem xét sự khác biệt giữa hai yếu tố này và so sánh suy thoái với khủng hoảng là gì nhé.

Sự khác biệt giữa suy thoái và khủng hoảng

Sự khác biệt giữa suy thoái và khủng hoảng
Sự khác biệt giữa suy thoái và khủng hoảng

Như đã trình bày chi tiết ở trên, suy thoái đề cập đến xu hướng giảm, là một phần của chu kỳ kinh tế và được đặc trưng bởi thất nghiệp và giảm sản xuất. Thu nhập của một hộ gia đình giảm và các khoản đầu tư đang bị đình trệ.

Khủng hoảng đề cập đến một cuộc suy giảm kinh tế nghiêm trọng. Nó được đánh dấu bằng sự giảm mạnh trong sản xuất công nghiệp, tình trạng thất nghiệp lan rộng và giảm đáng kể thương mại quốc tế cũng như sự luân chuyển vốn. Các công ty giảm sản xuất, đóng cửa các nhà máy sản xuất của họ, dẫn đến xuất khẩu ít hơn.

Lưu ý rằng suy thoái không giống như khủng hoảng. Hơn nữa, các cuộc suy thoái có thể bị hạn chế về mặt địa lý (giới hạn ở một quốc gia), trong khi các cuộc khủng hoảng có thể ảnh hưởng đến nhiều quốc gia (chẳng hạn như cuộc đại khủng hoảng vào những năm 1930).

Cuộc đại khủng hoảng kéo dài từ năm 1929 đến năm 1939 đã gây ra những hậu quả tàn khốc cả về mức độ nghiêm trọng và tác động của nó. Nó bắt đầu ở Mỹ vào năm 1929 với một cuộc suy thoái trước khi lan ra các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là châu Âu.

Cuộc đại khủng hoảng những năm 1930

Hoa Kỳ đã phải đối mặt với những điều sau đây trong cuộc đại khủng hoảng những năm 1930:

  • Thất nghiệp tăng vọt: Vào thời điểm tồi tệ nhất, gần 25% lực lượng lao động thất nghiệp.
  • Giảm lương: Ngay cả những người cố gắng không bị mất việc cũng bắt đầu kiếm được ít hơn những gì họ đã làm trước khi bị khủng hoảng. Từ năm 1929 – 1933, tiền lương đã giảm 42.5%.
  • Sự sụt giảm lớn trong GDP.

Trong thời kỳ đại khủng hoảng, nhiều ngân hàng bị phá sản từ năm 1930 – 1933.

Đại suy thoái năm 2008Đại suy thoái năm 1930
Thời gian Thời gian kéo dài trong 2 năm Kéo dài một thập kỷ (1929 – 1939)
Tỷ lệ thất nghiệpLên tới 10.6%.Đỉnh điểm là 24.9%
Vị tríGiới hạn trong nền kinh tế của một quốc gia riêng lẻCuộc đại suy thoái đã được cảm nhận trên toàn thế giới
GDPGiảm 4.3% Giảm 30%
So sánh 2 cuộc đại suy thoái 2008 và 1930

Như bạn thấy, so sánh giữa suy thoái và khủng hoảng, thì khủng hoảng tồi tệ hơn nhiều. May mắn thay, chúng ta không/chưa có nhiều cuộc khủng hoảng như vậy.

Giống như bất kỳ cuộc khủng hoảng kinh tế dài hạn nào, có nhiều sự kiện gây ra cuộc đại khủng hoảng. Ví dụ, nó là sự kết hợp của sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929 và hạn hán nghiêm trọng vào những năm 1930.

Trước khi sụp đổ, nền kinh tế đã suy giảm. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và ngành sản xuất giảm, khiến cổ phiếu bị định giá cao. Vào ngày 24/10/1929, một ngày còn được gọi là “Thứ Năm Đen”, các nhà đầu tư đã bán gần 13 triệu cổ phiếu. Điều đó đánh dấu sự khởi đầu của một thời kỳ gia tăng nợ nần, nhà bị tịch thu và ngân hàng phá sản.

So sánh suy thoái với lạm phát

So sánh suy thoái với lạm phát

Lạm phát thể hiện sự gia tăng của chi phí hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế theo thời gian. Điều đó có nghĩa là tiền tệ giảm giá trị. Hiểu đơn giản là bạn có thể mua ít dịch vụ và sản phẩm hơn với cùng một số tiền. Kết quả là, tiền tệ được cho là sẽ bị suy yếu. Trong khi các nhà kinh tế tin rằng lạm phát vừa phải có thể có lợi cho nền kinh tế vì nó có thể giúp tăng trưởng kinh tế, thì lạm phát cao là một tin xấu đối với người tiêu dùng.

Lạm phát là do sự gia tăng nhu cầu về dịch vụ và sản phẩm. Khi cầu vượt quá cung, giá cả sẽ tăng lên. Lạm phát có thể được biểu thị bằng phần trăm. Đó là sự suy giảm sức mua của một loại tiền tệ.

Các loại lạm phát

  • Lạm phát do cầu kéo (Demand-pull inflation): Được thể hiện bằng khoảng cách giữa cung và cầu của hàng hóa và dịch vụ. Đây là lạm phát xảy ra khi có nhu cầu lớn hơn mức mà nền kinh tế có thể sản xuất.
  • Lạm phát do chi phí đẩy (Cost-push inflation): Điều này đề cập đến lạm phát gây ra bởi sự gia tăng chi phí sản xuất, dẫn đến tăng giá của sản phẩm cuối.
  • Lạm phát tự nhiên (Built-in inflation): Điều này là do các sự kiện trong quá khứ vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Người lao động có thể yêu cầu tăng lương, dẫn đến tăng giá sản phẩm và dịch vụ.
Suy thoáiLạm phát
Định nghĩaSự sụt giảm tổng thể trong hoạt động kinh tế do giảm GDP trong 2 quý liên tiếpThể hiện sự gia tăng của giá hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian
Nó được đo lường như thế nào?GDPChỉ số giá bán buôn (WPI) và Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Thời kỳChỉ trong những thời kỳ kinh tế nhất địnhLuôn tồn tại
Sự khác nhau giữa suy thoái và lạm phát

Khi tài sản tăng giá trị, lạm phát có lợi cho chủ sở hữu tài sản. Nó không có lợi cho những người giữ tiền mặt, vì giá trị giảm. Thông thường, lạm phát nên được kiểm soát thông qua các chính sách tiền tệ, nơi mà ngân hàng trung ương xác định lượng tiền có sẵn và ở mức bao nhiêu.

Suy thoái lạm phát là gì?

Khái niệm suy thoái lạm phát
Khái niệm suy thoái lạm phát

Suy thoái lạm phát, còn được gọi là lạm phát đình trệ, là một giai đoạn mà lạm phát ở mức cao trong khi có sự suy giảm trong hoạt động kinh tế. Trong tất cả những điều này, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao. Các nhà kinh tế nhận thấy rằng khó quản lý được các cuộc suy thoái lạm phát. Đơn giản vì bất kỳ chính sách nào có thể giúp ích cho một tình huống sẽ khiến những chính sách khác trở nên tồi tệ hơn. Kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào những năm 1970, đã có nhiều thời kỳ lạm phát đình trệ lặp đi lặp lại trong nền kinh tế của chúng ta.

Một trong những lý thuyết phổ biến nhất giải thích nguyên nhân gây ra lạm phát đình trệ là giá dầu. Khi giá dầu đột ngột tăng, nó làm giảm năng lực sản xuất của nền kinh tế. Một ví dụ như vậy là lệnh cấm vận năm 1973 đối với các nước phương Tây do Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) áp đặt. Trong thời gian này, chi phí vận chuyển tăng lên, làm cho sản phẩm sản xuất đắt hơn và việc vận chuyển lên kệ cũng tốn kém hơn. Giá tăng mặc dù mọi người đang bị sa thải. Tuy nhiên, những người khác cho rằng giá dầu tăng đột ngột không gây ra các giai đoạn lạm phát hay suy thoái đồng thời.

Những lý do khác được cho là do là các chính sách kinh tế kém và mất chế độ bản vị vàng trong các giai đoạn đình trệ trước đây.

So sánh suy thoái với khủng hoảng và lạm phát đình trệ

Suy thoái - Khủng hoảng - Lạm phát đình trệ
Suy thoái – Khủng hoảng – Lạm phát đình trệ

Các cuộc suy thoái là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống hàng ngày. Trong những giai đoạn này, chúng ta thấy có sự suy giảm trong hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, chúng có thể khó quản lý. Nếu thất nghiệp gia tăng nhiều hơn, mọi thứ sẽ trở nên thực sự tồi tệ và một cơn khủng hoảng cực kỳ nguy hiểm có thể xảy ra. Đây là những khoảng thời gian kéo dài khi chúng ta chứng kiến ​​sự suy thoái kinh tế, có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc tế. Chính phủ làm mọi cách để ngăn chặn suy thoái chuyển thành khủng hoảng. Cả hai đều có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát.

Lạm phát không chỉ là sự kết hợp của tăng trưởng kinh tế thấp và lạm phát quá nhiều. Trong thời kỳ lạm phát đình trệ, người tiêu dùng sẽ thay đổi hành vi kinh tế của họ như một phản ứng đối với các chính sách tiền tệ. Điều này có thể dẫn đến việc giá cả tăng lên mà không tương quan với việc giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Nhưng tỷ lệ thất nghiệp có thể giảm hoặc tăng lên tùy theo những cú sốc kinh tế thực tế mà nền kinh tế cảm nhận được. Kết luận là trong thời kỳ lạm phát đình trệ, Chính phủ có thể cố gắng kích thích nền kinh tế thông qua các chính sách tiền tệ mở rộng, khiến giá cả tăng lên mà không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thực sự.

Tác động của suy thoái và khủng hoảng

Bằng cách nhận thức được các yếu tố kinh tế thúc đẩy các cuộc khủng hoảng này, chúng ta có thể bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc suy thoái kinh tế. Các cá nhân bắt đầu mất niềm tin vào nền kinh tế là điều bình thường. Nhưng để tồn tại, trước tiên người ta phải nhận thức được tình hình.

Hãy nhớ rằng suy thoái xảy ra thường xuyên ở tất cả các nền kinh tế. Chúng thường kéo dài trong một khoảng thời gian giới hạn, từ vài tháng đến vài năm. Nhưng khi nó kéo dài lâu hơn, tác dụng của nó có thể bắt đầu khuếch đại và cuối cùng có thể dẫn đến khủng hoảng. Lần khủng hoảng những năm 1930, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng chúng ta không cần lo lắng. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát đang bắt đầu đạt mức báo động. Người tiêu dùng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung để đảm bảo có thể sống sót trong thời kỳ này.

Các câu hỏi thường gặp

Suy thoái khác với khủng hoảng như thế nào?

Năm 2008 là suy thoái hay khủng hoảng?

Ai được lợi trong thời kỳ suy thoái?

Có phải khủng hoảng nặng hơn suy thoái không?

Suy thoái có kéo theo khủng hoảng không?

Điều gì đến trước? Suy thoái hay khủng hoảng?

Một cuộc suy thoái có giống như cuộc đại khủng hoảng?

Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Tham gia nhóm cộng đồng của chúng tôi để cập nhật những bài viết mới nhất nhé Telegram | Facebook fanpage | Facebook group.

🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

photo_Vivian_circle.jpg
Tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực content marketing cho các công ty công nghệ. Trong đó gần 3 năm là ở mảng blockchain và cryptocurrency cho các sàn giao dịch tiền điện tử lớn tại thị trường Việt Nam. Là một người sáng tạo nội dung chuyên nghiệp, tôi luôn mong muốn được cung cấp những tin tức chân thực và hữu ích nhất đến với người đọc.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ