Trusted

Hướng dẫn toàn tập về Stablecoin tốt nhất năm 2021

9 mins
Cập nhật bởi Vi Vi
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram
Stablecoin đã dần vươn lên trở thành một trong những đồng tiền điện tử nổi bật và quan trọng nhất trong thị trường. Nhất là sau đợt tăng giá năm 2017 và suy giảm năm 2018. Sự sụt giảm mạnh của thị trường vào năm 2018 đã gây ra một sự thay đổi cơ bản trong tư duy các nhà đầu tư. Họ bắt đầu tìm kiếm các loại tiền điện tử có tính ổn định cao hơn để sử dụng như một nơi trú ẩn khi biến động mạnh.

Stablecoin là gì?

Nói một cách đơn giản nhất, stablecoin là một dạng tiền điện tử đảm bảo sự ổn định về giá thông qua việc được bảo chứng bởi một tài sản dự trữ. Tiền điện tử đã trở nên phổ biến trong những năm qua. Nhưng, hầu hết mọi người khi nói về tiền điện tử, họ sẽ nghĩ ngay đến Bitcoin, ETH, XRP và một số lựa chọn khác. Vấn đề lớn với những đồng tiền này là chúng rất dễ bay hơi (biến động với biên độ cao). Có một số lý do giải thích tại sao thị trường rất khó lường. Nhưng lý do chính phải kể đến là quy mô thị trường. Dù được sự chú ý lớn của truyền thông, nhưng thị trường tiền điện tử vẫn còn nhỏ bé so với các thị trường được thiết lập lâu đời hơn như thị trường chứng khoán Mỹ hoặc thị trường vàng. Với tiền điện tử, một chuyển động nhỏ của các quỹ có thể tạo sóng trên toàn thị trường. Blockchain vẫn là một công nghệ non trẻ đang phát triển. Nhiều công ty đã bắt đầu áp dụng công nghệ này, nhưng sẽ mất một thời gian để nó phát triển hơn. Vì vậy, cho đến khi nó chứng tỏ đã sẵn sàng là nơi lưu trữ giá trị, thì thị trường vẫn thường xuyên bị rớt giá, hay là chứng kiến “mùa đông tiền điện tử”. Những điều đó sẽ luôn ảnh hưởng đến vị thế của tiền điện tử như là một phương tiện đầu tư.

Sự cần thiết của Stablecoin

Giảm độ biến động: Đó là nhu cầu cấp thiết nhất đối với stablecoin. Tiền điện tử truyền thống rất biến động. Và các nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường, thì ít nhất họ cũng cần có những tài sản đảm bảo được một mức độ ổn định đáng kể. Cải thiện sự ổn định cũng giúp cải thiện việc dự đoán thị trường và thêm nhiều nhà đầu tư tổ chức. Sự chấp nhận tiền điện tử: Cho dù là nhà đầu tư nhỏ lẻ hay nhà đầu tư tổ chức, tài sản kỹ thuật số có tính biến động cao sẽ chỉ là một thứ khó bán. Sự biến động đó cũng cản trở các doanh nghiệp áp dụng tiền điện tử vào thực hiện thanh toán. Stablecoin có thể tăng tốc điều này và thu hút thêm đầu tư vào lĩnh vực tiền điện tử. Bảo hiểm rủi ro: Nhờ sự ổn định của mình, stablecoin cung cấp cho các nhà đầu tư lựa chọn để “tránh bão” mỗi lần thị trường diễn biến xấu. Thậm chí, ngay cả những công dân ở các nền kinh tế có lạm phát cũng có thể sử dụng stablecoin để bảo toàn tài sản của họ.

Ưu điểm của Stablecoin

  • Stablecoin mang trong mình những ưu điểm của một đồng tiền điện tử (phí giao dịch thấp, giao dịch nhanh, bảo mật) trong khi vẫn đảm bảo sự ổn định mà những tài sản kỹ thuật số khác đang thiếu.
  • Kiểm soát những điều chỉnh
  • Thúc đẩy chấp nhận tiền điện tử
  • Phù hợp với những nhà đầu tư khác nhau bất kể hồ sơ rủi ro của họ
  • Bao gồm các hợp đồng thông minh bảo vệ tất cả các bên trong một giao dịch

Các dạng Stablecoin

Các Stablecoin cũng hoạt động theo những cách khác nhau. Những phương cách này cũng mang những đặc tính riêng. Trong đó, những dạng Stablecoin chính mà chúng ta có là:

1. Stablecoin được thế chấp bởi tiền mặt

Đây là dạng stablecoin được bảo chứng bởi một lượng tiền mặt. Vì vậy, đối với một stablecoin dạng này, cũng sẽ được đảm bảo bởi một đơn vị tiền mặt tương ứng nào đó, như là một đô la chẳng hạn. Và tiền mặt đó được dự trữ an toàn bởi một cơ quan giám sát (như ngân hàng…). Điều đó khiến cho một stablecoin có thể được đổi sang tiền mặt một cách tương đương và không tốn nhiều chi phí. Công ty đằng sau một stablecoin dạng này có thể phát hành bao nhiêu stablecoin tùy ý, miễn là họ có dự trữ tiền mặt để hỗ trợ cho những đợt phát hành như thế. Về cơ bản, cần phải có tỷ lệ 1: 1 giữa stablecoin và tiền dự trữ mà công ty phát hành có, trong tài sản thế chấp của mình. Lượng tokens đang lưu hành trong thị trường cũng cần phải được kiểm toán để ngăn các công ty phát hành nhiều hơn số tiền mặt mà họ dự trữ. Ngoài ra còn có các stablecoin được thế chấp bởi tài nguyên. Mặc dù dạng stablecoin này ít phổ biến hơn, chúng được hỗ trợ giá bởi một tài nguyên cụ thể. Điển hình như chính phủ Venezuela đã chính thức ra mắt đồng Petro vào năm 2018, và công bố rằng giá stablecoin này sẽ được gắn với giá của một thùng dầu. Các stablecoin được thế chấp bởi tài nguyên cũng tuân theo quy tắc giống như những stablecoin được thế chấp bởi tiền mặt khác, chỉ khác nhau về tài sản dự trữ mà thôi. Một vài ví dụ về stablecoin được thế chấp bởi tiền mặt như là: Tether and TrueUSD.

Ưu điểm

  • Chúng ổn định
  • Cơ chế ổn định giá đơn giản và dễ hiểu

Nhược điểm

  • Chúng tập trung, có thể dễ bị tấn công
  • Bạn cần tin tưởng và trung tâm phát hành, điều này cơ bản đi ngược với nguyên lý phi tập trung.

2. Stablecoin được thế chấp bởi tiền điện tử

Đây là dạng stablecoin được thế chấp bởi một loại tiền điện tử khác, thay vì là tiền mặt. Tuy nhiên, vì biến động của tiền điện tử lớn hơn rất nhiều so với tiền mặt, nên stablecoin dạng này thường được bảo chứng với tỷ lệ nhiều hơn 1:1. Chính vì lý do đó, nên hình thức thế chấp này còn được gọi là “thế chấp quá mức” (over-collateralization) Giải pháp “thế chấp quá mức” vừa có thể giúp duy trì sự phi tập trung, mà lượng tiền điện tử dự trữ cũng có thể hấp thụ sự ảnh hưởng của bất kỳ biến động giá nào. Tất nhiên, vấn đề quan trọng duy nhất đối với các tài sản này, là việc phát hành chúng sẽ đòi hỏi nhiều điều khoản về vốn. Một ví dụ nổi bật về một stablecoin được thế chấp bằng tiền điện tử đồng DAI của là MakerDAO.

Ưu điểm

  • Chúng phi tập trung, tuân thủ nguyên lý cơ bản của tiền điện tử
  • Có thể được sử dụng để tạo đòn bẩy cho giao dịch, nhờ vào cơ chế “thế chấp quá mức”
  • Sở hữu Blockchain công khai (Public Blockchain), nên các giao dịch rất minh bạch

Nhược điểm

  • Được hỗ trợ bởi một loại tiền điện tử, nên vẫn phải chịu những rủi ro của biến động
  • Cơ chế phức tạp gây khó hiểu cho nhiều người.

3. Stablecoin không được thế chấp

Stablecoin không được thế chấp, về cơ bản là stablecoin dạng này không tuân theo cơ chế có một tài sản dự trữ hỗ trợ phía sau. Bản thân chúng hoạt động như cách mà các ngân hàng vẫn làm. Nhà phát hành sẽ giảm sát lượng cung cầu. Họ sẵn sàng mua lại số lượng đang lưu hành khi giá giảm, và phát hành thêm khi giá tăng. Mục tiêu là để giữ cho giá của đồng tiền ổn định song song với một tài sản được neo giá. Ví dụ nổi bật cho stablecoin dạng này là đồng tiền BASIC.

Ưu điểm

  • Chúng phi tập trung, tất cả những điều chỉnh đều được thực hiện trên chuỗi (on-chain)
  • Giá trị được điều chỉnh dựa trên những lực lượng cung cầu của thị trường, nên chúng khá ổn định.
  • Đồng tiền được in hoặc “đốt” bởi thuật toán, nên chúng không cần tài sản thế chấp.

Nhược điểm

  • Vì không được hỗ trợ bởi bất kỳ tài sản nào, nên cơ chế ổn định giá cũng phức tạp.

Tại sao Stablecoin ngày càng phổ biến?

Lý do rất đơn giản, stablecoin mang lại sự ổn định, giúp giảm thiểu sự không chắc chắn cho cả người sử dụng và nhà đầu tư. Chẳng hạn, Venezuela đã phải đối phó với sự bất ổn định của đồng tiền pháp định – đồng bolivar – trong bối cảnh nền kinh tế của họ đang sụp đổ. Vì vậy, chính phủ đã quyết định khởi động đồng Petro để cứu vãn. Stablecoin cũng cung cấp một phương án để trú ẩn tài sản an toàn mỗi khi thị trường tiền điện tử trở nên biến động khó lường. Những nhà đầu tư có thể chuyển đổi danh mục đầu tư của họ sang stablecoin nếu e sợ thị trường trở nên u ám, từ đó họ không nhất thiết phải bán ra tiền mặt mà đôi khi không tránh khỏi những bất lợi. Ngoài ra, việc chuyển đổi giữa stablecoin với các loại tiền điện tử khác thực chất chính nó cũng là sự trao đổi qua lại giữa tiền điện tử với với nhau. Nên chi phí rất rẻ và không cần sự can thiệp của bên thứ ba, như hệ thống xử lý thanh toán, ngân hàng…

Những stablecoin tốt nhất hiện có

1. Tether (USDT)

Tether là loại stablecoin phổ biến nhất trên thế giới. Ra đời từ năm 2015, và giờ đã phát triển trở thành tài sản kỹ thuật số có giá trị thứ 6 toàn thị trường. Tether là loại stablecoin có thế chấp bằng tiền mặt, hoạt động trên nền tảng ERC-20. Trong khi công ty phát hành nó  (Tether Limited) vẫn luôn bị nghi ngờ và bị điều tra về những bê bối tài chính khả dĩ liên quan đến sàn giao dịch tiền điện tử Bitfinex, thì mức độ phổ biến của tether cũng không vì đó mà ảnh hưởng.

2. USDCoin (USDC)

USDC là một stablecoin được thế chấp bởi tiền mặt, được neo theo tỷ lệ 1: 1 với đồng đô la (tất nhiên rồi). Nó được phát triển bởi CENTRE – một liên doanh đầu tư mạo hiểm giữa hệ thống xử lý thanh toán Circle và sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase. Nó cũng có sẵn trên hầu hết các sàn giao dịch tiền điện tử phổ biến. USDC dựa trên blockchain Ethereum và nó được phân phối dưới dạng Ethereum token. Các công ty phát hành nó cũng thuê công ty dịch vụ tài chính nổi tiếng Grant Thornton để làm kiểm toán viên cho lượng dự trữ của mình.

3. TrueUSD (TUSD)

TrueUSD cũng là một loại stablecoin được hỗ trợ bằng đồng đô la, dựa trên blockchain Ethereum. TrueUSD có khá nhiều điểm tương đồng với Tether. Nhưng, như tên gọi của mình (True = “thật”) công ty phát hành đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy sự minh bạch đầy đủ với các nhà đầu tư và khách hàng. Tất cả các giấy tờ chứng thực của công ty được thực hiện thường xuyên, và họ cũng công bố những báo cáo tài chính trên Twitter. Token TrueUSD được quản lý bởi các cựu nhân viên từ UC Berkeley, PwC và Google. Các nhà phát hành cũng có kế hoạch token hóa các tài sản trong thế giới thực khác, như TrueYen, TrueBond và TrueEuro, để giảm thiểu biến động giá.

4. Maker (MKR)

Maker được phát triển vào năm 2017 bởi MakerDAO – một tổ chức tự trị phi tập trung (Decentralized Autonomous Organization), hiện đang hoạt động cho niềm tin xây dựng “một cách tiếp cận stablecoin mới”. Không giống như các token ở trên đây, Maker là một stablecoin được thế chấp bằng tiền điện tử. Mặc dù nó đã bị chỉ trích là quá phức tạp để có thể hiểu được, nhưng mô hình tài sản này đang trở nên phổ biến và là một khía cạnh quan trọng của DeFi.
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

7834febbd30c68738fa1a9b9a4459ca1?s=120&d=mm&r=g
Jimmy Aki
Hiện đang sinh sống và làm việc tại Anh, Jimmy đã theo dõi sự phát triển của blockchain trong vài năm qua. Anh luôn lạc quan về tiềm năng dân chủ hóa hệ thống tài chính của nó. Jimmy là một nhà nghiên cứu kinh tế với kinh nghiệm thực tiễn xuất sắc trong lĩnh vực phân tích, dự báo và lập kế hoạch tài chính kinh tế vĩ mô. Anh luôn trau dồi kỹ năng của mình khi làm việc xuyên lục địa với tư cách là một nhà phân tích tài chính, điều này mang lại cho Jimmy kinh nghiệm phong phú. Jimmy có niềm đam...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ