Trusted

Tại sao Kusama lại được gọi là “Canary Network” của Polkadot?

13 mins
Bởi Vivian
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

In Brief

  • Tổng quan về Kusama
  • Ai là người sáng lập Kusama? (Lịch sử của KSM)
  • Điều gì mang lại giá trị cho Kusama (KSM)?
  • Kusama parachains hoạt động như thế nào?
  • Kusama có phải là một khoản đầu tư tốt hay không?
  • Token KSM là gì?
  • Một số dự án nổi bật trên Kusama
  • Tương lai của Kusama và Kusama Coin

Polkadot chắc chắn đang là một trong những dự án phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực tiền điện tử hiện nay. Và khía cạnh sáng tạo nhất của hệ sinh thái này phải kể đến Kusama, hay còn được gọi là “Canary Network”. Theo đó, giữa một rừng các dự án blockchain mới với những công nghệ lặp đi lặp lại và mang tính phái sinh, Kusama nổi bật hơn cả vì những ứng dụng thực sự hữu ích của nó.

Vậy Kusama là gì? Dự án có thể làm gì và tiềm năng đầu tư của Kusama đến đâu? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây

Tổng quan về Kusama

Trước khi tìm hiểu Kusama là gì, chúng ta cần nhắc lại về 2 khái niệm: Polkadot và “Canary Network”. Đầu tiên, Polkadot (DOT) là một mạng blockchain:

  • Kết nối các blockchains với nhau.
  • Cho phép người dùng dễ dàng xây dựng blockchain riêng của mình ngay trên nó.
  • Lưu trữ các chuỗi khối, thống nhất hệ thống bảo mật và giao dịch của chúng.
  • Là cầu nối cho các blockchains trên Polkadot với các mạng khác như Ethereum và Bitcoin.

Trong khi đó, “Canary Network” là tên bắt nguồn từ cụm “chim hoàng yến trong mỏ than” (canary in a coal mine). Cụ thể, những người thợ mỏ thường mang theo chim hoàng yến vào mỏ cùng mình. Nếu chúng ngừng hót, chứng tỏ mỏ đó đang bị rò rỉ khí nguy hiểm.

Nói cách khác, chim hoàng yến hoạt động như một lời cảnh báo sớm cho những người thợ về các nguy hiểm tiềm ẩn. Kusama cũng đóng vai trò tương tự với Polkadot. Theo đó, Kusama hoạt động như một bản sao của Polkadot. Nó được dùng như một môi trường thử nghiệm cho các dự án blockchain. 

Ai là người sáng lập Kusama? (Lịch sử của KSM)

Kusama được thành lập vào năm 2016 bởi chính các co-founder của Polkadot là Gavin Wood, Peter Czaban và Robert Habermeier, thông qua một công ty là Parity Technologies. Theo đó, Parity Technologies sở hữu một đội ngũ hùng hậu với hơn 100 nhân viên.

Ngoài ra, Kusama còn được tài trợ bởi bởi Quỹ Web3 Foundation. Quỹ này, được thành lập để giúp “nuôi dưỡng và quản lý các công nghệ và ứng dụng trong các lĩnh vực giao thức phần mềm web phi tập trung.” Quỹ Web3 cũng hỗ trợ Kusama nghiên cứu và phát triển cộng đồng nhờ vào đội ngũ phát triển của mình.

Điều gì mang lại giá trị cho Kusama (KSM)?

Điều khiến Kusama trở nên độc nhất vô nhị trong hệ sinh thái của Polkadot chính là vai trò “chim hoàng yến” như đã giải thích ở trên. Tuy rằng sau này cũng đã có thêm những dự án tương tự, nhưng Kusama vẫn giữ vững lợi thế “người tiên phong” của mình. Theo đó, nhiều dApp sẽ được khởi chạy trên Kusama trước khi ổn định và chính thức cập nhật lên mạng chính Polkadot.

Kusama cũng sử dụng Parachain, hay còn gọi là các blockchain lớp 1 riêng biệt. Các Parachain này cho phép người dùng tham gia vào các thương vụ IDO và Airdrop, thường không có sẵn trên Kusama. Để sử dụng Parachain, các dự án cần giành được một vị trí trong Đấu giá Parachain (Parachain Aution). Theo đó, họ được yêu cầu phải khoá một lượng KSM nhất định. Những người tham gia giành được vị trí Parachain sẽ cần phải thắng các cuộc đấu giá tiếp theo để gia hạn hợp đồng thuê. Điều này đảm bảo sự ổn định về dòng tiền trong các dự án trên KSM.

Vai trò cuối cùng của token KSM là duy trì và vận hành mạng Kusama. Người dùng sẽ nhận được KSM bằng cách tham gia vào các hoạt động khác nhau trên mạng Kusama như staking, kết nối và quản trị.

Kusama parachain hoạt động như thế nào?

Parachain theo nghĩa đen là ‘chuỗi song song’ chạy dọc theo chuỗi chính của Kusama (relay chain). Hãy tưởng tượng chuỗi chính của Kusama là thân của một chiếc lược. Trong đó, parachain chính là hàng dài gồm các răng nhựa mỏng. Theo đó, thay vì một mình chuỗi chính Kusama phải giải giải quyết các giao dịch đơn lẻ, dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn thì Parachain như những chiếc răng lược song song sẽ xử lý đồng thời các giao dịch này, mà vẫn đảm bảo liên kết với chuỗi chính. 

Cấu trúc hoạt động trên sẽ giúp cả Polkadot và Kusama mở rộng quy mô trong tương lai. Điều này cũng giải thích tại sao rất nhiều nhà phát triển đang tìm đến với hai mạng này. Để đảm bảo có một vị trí trên một trong số các parachain (có giới hạn) của Kusama, các dự án sẽ phải khóa một số lượng token KSM trong tối đa 2 năm. Sau khi hết hạn, những token này sẽ được trả lại.

Ban đầu, chỉ có một vài dự án được chọn để xây dựng trên parachain. Vì vậy, họ thường phải đặt giá thầu với một lượng KSM khá cao để đảm bảo giành được một vị trí nhất định. Các đội đang cạnh tranh cho một vị trí sẽ không thể biết các đội khác đặt giá thầu bao nhiêu và phiên đấu giá sẽ kết thúc vào một thời điểm ngẫu nhiên, không xác định.

Các dự án không có khả năng thuê toàn bộ một parachain cũng có thể tìm một chỗ nhỏ hơn để thay thế, gọi là parathread. Cụ thể, parathread về cơ bản là một parachain đã được chia thành các chuỗi nhỏ hơn để san sẻ chi phí. Điều này tương tự như việc bạn chỉ thuê một căn phòng trong một căn hộ, thay vì phải trả tiền để thuê toàn bộ căn hộ đó.

Kusama giải quyết vấn đề gì?

Với vai trò như một mạng thử thiệm của Polkadot, Kusama là một lựa chọn hoàn hảo để nhà phát triển kiểm tra các ứng dụng của mình trước khi khởi chạy chúng trên Polkadot. Bây giờ, hãy thảo luận về những gì người ta có thể làm trên Mạng Kusama:

  • Kiểm tra chức năng quản trị: Với mạng Kusama, bất kỳ dự án mới nào cũng có thể kiểm tra hệ thống quản trị của mình. Cụ thể, mạng cho phép dự án đó kiểm tra xem các kỹ thuật liên quan có hoạt động như mong đợi hay không. Khi dự án ra mắt trên Mạng Kusama, các thành viên trong cộng đồng của nó cũng có thể bỏ phiếu và đưa ra đề xuất phù hợp với cách thức hoạt động của dự án đó.
  • Kiểm tra thiết lập trình xác thực: Điều thứ hai mà một dự án mới hoặc ứng dụng phi tập trung có thể làm trên Kusama là kiểm tra xem thiết lập trình xác nhận trong mạng của họ có hoạt động hoàn hảo hay không. Nếu các nhà phát triển cảm thấy thiếu điều gì đó, thì họ có thể thực hiện các thay đổi cho phù hợp. Thực hiện các thay đổi này sẽ giúp trau dồi thiết lập trình xác thực và làm cho nó trở tốt hơn. Các rào cản đối với việc staking trên mạng Kusama thấp hơn so với Polkadot. Do đó, Kusama rất phù hợp để thử nghiệm các cơ chế staking trước khi triển khai dự án quy mô đầy đủ trên Polkadot. Một lợi ích khác trong việc kiểm tra thiết lập trình xác thực trên Kusama Network là chương trình của nó có tên là Thousand Validators. Khi sử dụng chương trình này, các validator có thể tăng thứ hạng của mình trong mạng.
  • Kiểm tra cách Parachain tương tác với dự án: Như chúng ta đã nói ở phần đầu, blockchain Kusama có hai thành phần tương tự như Polkadot là Relay Chain và Parachain. Do đó, các nhà phát triển đang thử nghiệm dự án của họ trên Kusama Network sẽ có thể kiểm tra các parachain ngay cả trước khi họ khởi chạy dự án của mình trên Polkadot. 
  • Trở thành một phần của Hệ sinh thái Polkadot: Là một nền tảng cung cấp cho các nhà phát triển thử nghiệm các dự án và thực hiện các cải tiến, Kusama Network đang thu hút nhiều nhà phát triển tham gia vào hệ sinh thái của nó. Với ngày càng nhiều nhà phát triển thử nghiệm các dự án của họ trên Kusama, nền tảng này đang cải thiện từng ngày.

Token KSM là gì?

KSM là token gốc của mạng Kusama (giống như DOT là token gốc của mạng Polkadot). Ban đầu, tỉ lệ phân phối của KSM bằng với tỉ lệ phân phối của DOT. Cụ thể, bạn sẽ có quyền mua vào cùng một số lượng token KSM mà bạn đã mua trong ICO của DOT. Điều này nhằm khuyến khích người dùng DOT sử dụng mạng Kusama nhiều hơn. Tuy nhiên, có lẽ thay đổi lớn nhất ở Kusama liên quan đến việc tạo ra các token thông qua phần thưởng mạng lưới.

KSM là một token quản trị giúp quản lý các bản cập nhật và vá các giao thức, cũng như thanh toán phí thông qua các parachain. Người xác thực sẽ staking KSM của họ để đảm bảo an ninh mạng và kiếm phần thưởng thông qua đó. Trong khi đó,. những người đóng vai trò là nominators (người được đề cử) có thể sử dụng KSM của họ để thể hiện sự ủng hộ đối với một số validator và cũng nhận được một phần thưởng. Ngoài ra, tiền điện tử KSM có thể được sử dụng để liên kết hỗ trợ các parachain mới.

Sự khác biệt giữa Polkadot và Kusama

Kusama và Polkadot có nhiều điểm giống nhau hơn là khác biệt. Nhưng có một lý do khiến Kusama thường được gọi là “Canary network” của Polkadot.

Cấu trúc blockchain của hai dự án này gần như giống hệt nhau. Tuy nhiên, Kusama được thiết kế để trở thành một phiên bản thử nghiệm của Polkadot. Theo đó, Kusama là nơi các nhà phát triển có thể tạo ra bất kỳ loại dự án nào mà họ mơ ước. Và để cộng đồng người dùng của họ quyết định hướng đi dự án.

Điều này có nghĩa là Kusama có thể chấp nhận các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thử nghiệm. Và các dự án sẽ phải tự khắc phục và cải tiến mạng của mình nếu muốn được nâng cấp lên mạng chính Polkadot. Nói cách khác, các dự án muốn khởi chạy trên Polkadot sẽ phải khởi chạy trước một phiên bản tương tự trên Kusama. 

Các quyết định của cộng đồng có thể được thực hiện và hành động nhanh hơn trên Kusama. Trong khi với Polkadot, quá trình này thường chậm hơn và nghiêm ngặt hơn.

Việc “thuê” các parachain trên Kusama cũng rẻ hơn so với trên Polkadot. Vì vậy, một số dự án startup quy mô nhỏ và ít được biết đến hơn (không có vốn cần thiết để xây dựng trên Polkadot) có thể bị thu hút bởi Kusama. Theo cách này, Kusama sẽ trở thành một chuỗi khối riêng biệt theo đúng nghĩa của nó.

KSM có phải là một khoản đầu tư tốt hay không?

Nhìn chung, Kusama là một nền tảng tuyệt vời để thử nghiệm các dự án blockchain mới. Các nhà phát triển có thể thử nghiệm và phân tích hiệu quả dự án của họ trước khi tiếp tục khởi chạy chính thức trên mạng Polkadot. Cơ sở hạ tầng Kusama cho phép các nhà phát triển tận dụng lợi thế của cả hệ thống quản trị linh hoạt hơn. Do đó, nếu xét về tương lai lâu dài, KSM thực sự là một khoản đầu tư tiềm năng. Thậm chí có thể nói là không hề kém cạnh so với DOT. 

Tại thời điểm viết bài, KSM đang có giá khoảng hơn 362 USD. Nó đứng vị trí thứ 54 trong bảng xếp hạng vốn hoá thị trường, theo CoinMarketCap, tăng 39,579.99% so với thời điểm thấp nhất là 0.91 USD vào tháng 4 năm 2020. Mức này cách khoảng 42% so với giá cũ 623 USD, lập được vào hồi tháng 5 năm 2021.

​​Kusama (KSM) hiện có thể được giao dịch trên hàng chục sàn giao dịch phổ biến, bao gồm Binance, OKExHuobi Global. Các cặp giao dịch thanh khoản nhất cho KSM hiện là KSM/USDT, KSM/BTC and KSM/ETH.

Rủi ro của mạng Kusama

Bất kỳ một dự án tham vọng nào cũng luôn tồn tại những rủi ro nhất định. Đối với Kusama, sự tồn tại của nó chủ yếu là để giảm thiểu rủi ro từ Polkadot. Tuy nhiên, để làm được điều đó, Kusama phải có đủ khả năng chấp nhận rủi ro lớn hơn thế. Ngoài ra, ngay cả các dự án riêng lẻ trong mạng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một vấn đề lớn do thử nghiệm của chuỗi khác hoặc thậm chí là thử nghiệm từ chính Kusama. .

Nhìn chung, chúng ta không thể đảm bảo bất cứ điều gì trong một lĩnh vực phát triển siêu nhanh như blockchain. Các trục trặc kỹ thuật, biến động thị trường hay thậm chí là quy định của chính phủ cũng có thể góp phần tạo ra các vấn đề tiềm ẩn đối với hoạt động của parachain trên Kusama. 

Một số dự án nổi bật trên Kusama

Hiện tại đang có khá nhiều dự án cạnh tranh để tham gia vào các parachain của Kusama. Chúng ta có thể chia chúng thành 3 nhóm chính như sau.

Nhóm đầu tiên bao gồm hai dự án cơ sở hạ tầng rất quan trọng đối với hệ sinh thái Kusama. Chúng đóng vai trò như những cây cầu, kết nối Kusama với Bitcoin và Ethereum. Đó là PolkaBTC and Snowfork. Đây là những parachain Kusama đầu tiên cho phép người dùng chuyển thanh khoản từ mạng Bitcoin và Ethereum sang hệ sinh thái Kusama.

Nhóm thứ hai bao gồm các dự án đã có trong cộng đồng Kusama trong một thời gian dài. Và do đó đã tuyên bố rõ ràng ý định tham gia Kusama với tư cách là parachain thay vì Polkadot. Họ có nền tảng kỹ thuật vững chắc, có lịch sử tham gia testnet Rococo và nhìn chung được đánh giá là những dự án có tiềm năng lớn. Tiêu biểu là Acala (hay còn được gọi là Karura) và Plasm. Ngoài ra, còn có một số dự án được đánh giá cao và nhận nhiều lời khen từ cộng đồng như Robonomics, Bifrost, Phala, Crust, Darwinia, KILT and Moonbeam.

Nhóm thứ ba bao gồm các dự án vẫn đang trong quá trình phát triển hoặc chưa có kế hoạch phát triển cụ thể, cũng như có quá ít thông tin về nhóm phát triển và sản phẩm của họ. Những dự án này cũng có thể trở thành parachain trong tương lai. Một số cái tên có thể kể đến trong nhóm này như ChainX, Zenlink, HydraDX, Equilibrum, Subsocial,…

Tokenomics của KSM là gì?

Kusama là một blockchain bằng chứng cổ phần, có nghĩa là những người nắm giữ đồng tiền gốc của mạng, KSM được khuyến khích staking nó để lấy phần thưởng. Do đó, staking vào Kusama đã trở thành một phương pháp phổ biến để tạo thu nhập thụ động. Hiện tại, việc staking này mang lại lợi nhuận hàng năm xấp xỉ 14%. Tuy nhiên, điều này có thể dao động dựa trên nhiều yếu tố thị trường.

Trong những ngày đầu khi token KSM được phát hành, những người nắm DOT có thể đổi KSM theo tỷ lệ 1: 1. Điều đầu tiên làm cho đồng KSM trở nên khác biệt là chúng có nguồn cung không giới hạn. Theo đó, số lượng KSM sẽ tăng 10% mỗi năm. Đến tháng 5 năm 2020, đã có hơn 8,470,000 KSM được lưu hành. Kusama Network sử dụng một phương pháp duy nhất để quyết định có bao nhiêu KSM mới được đúc sẽ đến tay người xác thực. Theo đó, nếu tỷ lệ KSM được staking vượt quá 50% nguồn cung trên thị trường, người xác nhận sẽ nhận được tất cả các KSM mới được đúc. Nhưng nếu con số này ít hơn 50%, một lượng KSM nhất định sẽ đi vào quỹ của Kusama.

Tương lai của Kusama và Kusama Coin

Cùng với sự phát triển bùng nổ của tài chính phi tập trung (DeFi), các mạng blockchain mới và ứng dụng dApps sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Khi đó, nhu cầu về các nền tảng thử nghiệm như Kusama sẽ trở nên lớn hơn bao giờ hết. Được xây dựng để hỗ trợ hệ sinh thái Web 3.0 đang phát triển, Kusama có các đặc điểm gần như giống với Polkadot. Tiềm năng của Kusama nằm ở việc nó vừa có thể hoạt động độc lập, vừa có thể bổ sung cho hệ thống của Polkadot.

Nền tảng này sở hữu một hệ thống vận hành dân chủ, cho phép tạo ra những đổi mới triệt để. Nó cũng cho phép các nhà phát triển khởi tạo các blockchain cụ thể của họ từ nhiều nguồn và kết nối chúng với mạng chính. Kusama bao gồm các công cụ công nghệ mới nhất và hiệu quả nhất được giới thiệu bởi Web3 Foundation và Parity Technologies. Nó cho phép các nhà phát triển sử dụng các cơ sở blockchain được dưới dạng testnet. Điều này giúp họ đồng thời khởi chạy blockchain của mình và khắc phục các điểm yếu trước khi triển khai lên Polkadot. Và do đó, khiến Kusama trở thành một phần không thể thiếu trong thành công của các dự án DeFi.

Theo bạn, KSM sẽ kết thúc năm 2021 tại mức giá nào? Chia sẻ ngay ý kiến trong nhóm Telegram của chúng tôi nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

photo_Vivian_circle.jpg
Tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực content marketing cho các công ty công nghệ. Trong đó gần 3 năm là ở mảng blockchain và cryptocurrency cho các sàn giao dịch tiền điện tử lớn tại thị trường Việt Nam. Là một người sáng tạo nội dung chuyên nghiệp, tôi luôn mong muốn được cung cấp những tin tức chân thực và hữu ích nhất đến với người đọc.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ