Lens Protocol là một giao thức về social media cho kỷ nguyên Web 3.0, được phát triển dựa trên nền tảng blockchain. Tuy nhiên, không giống như các nền tảng truyền thông xã hội khác, đây là một nhánh của dự án Aave hướng đến sự phi tập trung, trao quyền cho người dùng cơ hội được toàn quyền sở hữu và kiếm tiền từ nội dung của mình.
Vậy điều gì thúc đẩy Lens Protocol để bắt đầu một cuộc cách mạng truyền thông xã hội cho Web3? Công nghệ blockchain có nhất thiết phải là một phần tương lai của social media không? Trong bài viết này, BeInCrypto sẽ cùng độc giả giải đáp những câu hỏi trên, tìm hiểu Lens Protocol là gì và cách thức hoạt động của nó.
Lens Protocol là gì?
Lens Protocol là một dự án đang tìm cách phát minh lại các khái niệm và khả năng của social media trong lĩnh vực Web3. Trong Web2, các công ty truyền thông xã hội tạo các social graph (mối quan hệ trên mạng xã hội) của họ theo cách tập trung. Một social graph sẽ bao gồm các node đại diện cho các cá nhân, tổ chức và mối quan hệ giữa các node này. Các nền tảng truyền thông xã hội điển hình sử dụng social graph có tất cả thông tin được ghi lại một cách tập trung. Nói cách khác, người dùng không thực sự sở hữu thông tin được đăng trên nền tảng. Để khắc phục điều này, ý tưởng sử dụng công nghệ blockchain ra đời nhằm cung cấp cho người dùng thông thường một số quyền kiểm soát trong Web3.
Quay trở lại với Lens Protocol, nền tảng này tự định vị như một social graph phi tập trung và có khả năng tương thích hoạt động trên blockchain. Giao thức Lens tìm cách cung cấp những giải pháp dễ dàng cho các bên quan tâm để tạo nền tảng truyền thông xã hội Web3 của họ. Quyền sở hữu của người dùng nằm ở trung tâm của social graph và khả năng tùy chỉnh của các tính năng là một phần thiết yếu của dự án.
Dự án đã nhận được rất nhiều sự chú ý kể từ khi được công bố vào đầu năm 2022. Phần lớn điều này là do những nỗ lực từ đội ngũ phát triển. Bởi vì, dự án này là một nhánh của Aave, một trong những nền tảng cho vay hàng đầu trên Ethereum và là sản phẩm tốn nhiều chất xám của người sáng lập công ty Stani Kulechov.
Giao thức Lens hoạt động như thế nào?
Giao thức Lens đặt trọng tâm phát triển vào mảng decentralized social graph. Giải pháp mà giao thức hướng tới là sử dụng cơ sở dữ liệu đồ thị (Graph Database – GDB). GDB sử dụng các cấu trúc biểu đồ bao gồm các cá nhân (node), mối quan hệ của các cá nhân (edges) và các thuộc tính khác nhau (various properties) để lưu trữ dữ liệu. Nói cách khác, những biểu đồ này hiển thị những người tham gia trong mạng và mối quan hệ giữa họ.
Để hiểu cách Lens Protocol thực sự hoạt động, tốt nhất độc giả nên so sánh Lens Protocol khác với các đối thủ cạnh tranh hiện tại đang hoạt động như thế nào. Có nhiều cách để thiết lập một social graph. Hầu hết các nền tảng truyền thông xã hội nổi tiếng, chẳng hạn như Facebook hoặc LinkedIn, đều sử dụng dịch vụ tập trung.
Mặc khác, các dữ liệu silo (data silos) cũng được sử dụng để tạo các social graph. Trong trường hợp này, các ứng dụng khác có thể tích hợp với nền tảng không có quyền truy cập vào dữ liệu. Điều này có nghĩa là cấu trúc của nền tảng không thể tùy chỉnh. Hoặc nền tảng có thể gặp phải một điểm lỗi duy nhất, tại đó nền tảng có thể không sử dụng được nếu máy chủ không khả dụng.
Lens Protocol sử dụng social graph mã nguồn mở và có khả năng tương thích trên blockchain. Điều này có thể được sử dụng tự do bởi những người sáng tạo muốn thiết lập nền tảng truyền thông xã hội của riêng họ trên Web3. Hồ sơ người dùng được thể hiện dưới dạng một NFT. Các dữ liệu này cũng như tất cả các cấu hình của giao thức được lưu trữ trên giải pháp Layer 2 Polygon. Hơn nữa, nền tảng này tương thích với các ví tiền điện tử như MetaMask, Gnosis Safe và Argent. Điều này khuyến khích khả năng tương tác trên các nền tảng.
Điều gì làm cho Lens Protocol trở nên độc đáo?
Lens Protocol hứa hẹn cung cấp các công cụ để tạo ra một mạng lưới xã hội phi tập trung và một sân chơi bình đẳng cho những người quan tâm đến việc tạo ra thế giới của riêng họ. Bất kỳ nội dung nào được đăng bởi người dùng, cho dù đó là thay đổi hình đại diện hay một đoạn văn bản, đều có sẵn trên chuỗi.
Việc sử dụng module (mô-đun) có nghĩa là người dùng có óc sáng tạo có thể tạo ra các tính năng mới. Sau đó, cộng đồng sẽ biểu quyết có nên ủng hộ đề xuất của họ. Nói cách khác, những công cụ này có thể làm cho thông tin và loại thông tin được phân phối miễn phí và được thông qua bởi các thành viên của cộng đồng.
Cuối cùng, Lens Protocol gợi ý về một kỷ nguyên kết nối mới trong Web3. Một mạng lưới xã hội phi tập trung và có khả năng tương thích sẽ có sẵn cho tất cả những người dùng. Yếu tố con người và phân quyền giúp các nền tảng truyền thông xã hội mới có cơ hội xuất hiện. Điều này là sự đảm bảo cho sự tồn tại của tự do ngôn luận. Đồng thời, đây cũng là một cách để đảm bảo rằng thông tin bạn chia sẻ trên hồ sơ mạng xã hội vẫn là của bạn.
Lợi ích của Lens Protocol
Các công cụ của Lens Protocol tồn tại để phục vụ cộng đồng Web3. Về mặt kỹ thuật, giao thức này có thể sử dụng được bởi bất kỳ ai muốn tạo một nền tảng truyền thông xã hội mới. Hơn nữa, các tính năng này dễ dàng tùy chỉnh. Cộng đồng là người quyết định tính năng nào trong số những tính năng này thường được tích hợp nhất.
Các lợi ích của Lens Protocol bao gồm quyền sở hữu dữ liệu, tương tác tốt hơn, truy cập nhiều thông tin hơn, mạng không cần cấp phép (hoặc mạng mở) có dịch vụ ít bị bị gián đoạn và không có tác nhân từ bên tập trung kiểm soát thông tin.
Cách sử dụng Lens Protocol
Giao diện của Lens Protocol giúp người sáng tạo dễ dàng bắt đầu thiết kế hồ sơ trên mạng xã hội của họ hoặc giúp những người ủng hộ Web3 kết nối với những người dùng khác. Có một vài khái niệm chính mà giao thức sử dụng để đạt được những mục đích này.
Đầu tiên cần kể đến là việc tạo hồ sơ NFT là bước khởi đầu hành trình của người dùng trên Lens Protocol và mỗi hồ sơ được đại diện bởi một cá nhân hoặc một tổ chức. Có một dạng hồ sơ cho phép người dùng thêm nội dung hoặc kết nối với những người khác. Khi mạng lưới xã hội như vậy được thiết lập, tài sản kỹ thuật số NFT-721 sẽ được tạo và sẽ hiển thị tương đương với một NFT về lượt theo dõi (follow NFT).
Khái niệm quan trọng của nền tảng xoay quanh ý tưởng về hồ sơ NFT. Mỗi người dùng có thể tạo một tài khoản và điều này sẽ cho phép họ duy trì quyền sở hữu hoàn toàn đối với những nội dung mà họ muốn công khai. Các hồ sơ này tích hợp tất cả các bài đăng, nhận xét, trích dẫn bài đăng khác (ở đây được gọi là mirror). Trong hệ sinh thái Lens Protocol, tất cả những thứ này được gọi là các ấn phẩm. Điều đáng nói là các địa chỉ riêng lẻ sở hữu các sồ hơ NFT này và một địa chỉ có thể sở hữu nhiều NFT loại này.
Module là một khái niệm quan trọng khác của Lens Protocol. Các module cho phép người dùng giới thiệu các chức năng tùy chỉnh cho hệ thống. Mỗi module này đại diện cho một hợp đồng thông minh có trong whitelist (danh sách trắng được hiểu là danh sách có các địa chỉ ví hay hồ sơ được được sàng lọc và được xác nhận) với code chạy trong các điều kiện cụ thể. Hệ thống bao gồm ba loại module.
- Các follow module hay module theo dõi thể hiện hành động của người dùng theo dõi một hồ sơ khác. Người dùng thiết lập các follow module khi tạo hồ sơ duy nhất của họ. Chúng tuân theo mô hình đăng ký và có khả năng tùy biến cao.
- Các collect module là module được sử dụng để tạo các bài đăng trực tuyến.
- Các Reference module tồn tại để tương tác với những người dùng khác và nhận xét về bài đăng của họ.
Các tính năng chính của Lens Protocol
Về cơ bản, thiết kế của Lens Protocol sao chép các chức năng truyền thông xã hội và khởi chạy trên công nghệ blockchain. Việc thực thi từng khái niệm này xảy ra thông qua việc sử dụng các hợp đồng thông minh.
- Các ấn phẩm (Publication) chứa tất cả nội dung do người sáng tạo, người quản lý và người dùng thông thường tạo ra. Các ấn phẩm bao gồm các bài đăng, bình luận và mirror.
- Nhận xét (Comment) cho phép người dùng thêm bình luận bổ sung vào bài đăng của hồ sơ khác. Tất cả các nhận xét của một người được lưu trữ trên một chuỗi trong hồ sơ NFT của người dùng đó.
- Mirror mô tả hành động đăng lại và cho phép nội dung được lan truyền xa hơn thông qua mạng. Nội dung được nhân đôi tuân theo các điều kiện được quy định bởi hồ sơ ban đầu đã đăng nội dung ban đầu.
- Thu thập (Collect) là một phương pháp để người sáng tạo kiếm tiền từ nội dung của họ. Thông qua đó, những người dùng khác có thể mint (đúc) NFT cho nội dung do hồ sơ gốc xuất bản theo các điều kiện do nhà xuất bản gốc quy định.
- Theo dõi (Follow) cho phép người dùng theo dõi các hồ sơ khác. Quá trình tạo follow NFT khi thiết lập kết nối như vậy. Mỗi hồ sơ có thể xác định các điều kiện cho cách thức kết nối này. Ví dụ, một hồ sơ có thể xác định rằng một khoản phí với số lượng MATIC bất kỳ phải được thanh toán trong một tình huống như vậy. Follow NFT cũng có chức năng quản trị được tích hợp sẵn.
Lens Protocol có token không?
Hiện tại, Lens Protocol không có mã thông báo gốc. Tuy nhiên, khả năng một mã thông báo của Lens Protocol sẽ được giới thiệu trong tương lai là rất cao. Vào ngày 08/2, cộng đồng sử dụng twitter lan truyền hình ảnh biểu đồ giá của token Lens Protocol trên sàn Coinbase. Tuy nhiên, Lens Protocol chưa xác nhận về điều này.
Lens Protocol có thể cách mạng lĩnh vực social media không?
Việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội là ngày càng phổ biến, nhưng nội dung mà người dùng thường xuyên tạo cho các trang web này không hoàn toàn là nội dung mà người dùng kiểm soát. Hơn nữa, các trang web này có quyền kiểm duyệt thông tin không tuân thủ chính sách của họ.
Web3 cung cấp một cải tiến và các dự án như Lens Protocol đang dẫn đầu quá trình chuyển đổi này. Người dùng có thể khai thác tiềm năng của công nghệ blockchain để cải thiện trải nghiệm sử dụng mạng xã hội và thậm chí tùy chỉnh nền tảng truyền thông xã hội theo sở thích các nhân. Cho dù là Lens Protocol hay một số dự án khác, lợi ích của Web3 đối với phương tiện truyền thông xã hội là rõ ràng và có thể có tác động đáng kể.
Câu hỏi thường gặp
Lens Protocol là gì?
Bạn sử dụng Lens Protocol như thế nào?
Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ với chúng tôi quan điểm của bạn trong nhóm Telegram của BeInCrypto nhé.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.