Trusted

Move to Earn là gì? Xu hướng này khác gì Play to Earn?

4 mins
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Move to Earn là một mô hình nổi lên từ cuối 2021, lấy ý tưởng kiếm tiền thông qua các hoạt động thường ngày. Trong giai đoạn thị trường nhiều thăng trầm, một vài dự án chạy theo mô hình này lại được đón nhận tích cực.

Move to Earn là gì?

Move to Earn (M2E), tạm dịch là dịch chuyển để kiếm tiền, là hình thức đút ra token thông qua các vận động thể chất. Mô hình này lấy cảm hứng từ xu hướng Play to Earn (chơi để kiếm tiền). Một vài dự án M2E đã khuyến khích ngươi dùng chạy bộ, đi bộ, đánh bóng, sex,…

Tương tự như xu hướng Play to Earn hoặc Create to Earn, Move to Earn cho phép người đùng đút ra token mới. Một vài dự án cho phép đút token gốc của dự án, một số khác có thêm một token phụ. Không chỉ là token, người dùng có thể đút ra các loại NFT sử dụng trong game.

Sự xuất hiện của M2E được đón nhận vào năm 2022, khi các nhà tạo lập muốn tìm một làn sóng mới trong thị trường GameFi. Một vài dự án chạy theo mô hình này có thể kể đến như Genopets, STEPN, Calo,…

Sự khác biệt giữa Move to Earn và Play to Earn?

Sự khác biệt giữa Move to Earn và Play to Earn?
Ảnh minh họa

Mặc dù, M2E chịu nhiều ảnh hưởng của đàn anh P2E. Một điểm chung của hai mô hình này là tạo ra không gian giải trí và tạo ra tiền từ thời gian nhàn rỗi. Tuy nhiên, M2E vẫn có những điểm khác biệt so với P2E để tạo nên làn sóng GameFi từ đầu năm 2022. 

Điểm khác biệt đầu tiên, M2E hướng đến những hành động thể chất lành mạnh. Có thể thấy, các ý tưởng phát triển game M2E được đánh giá cao hơn vì hướng đến cải thiện sức khỏe người dùng. Điển hình như chạy để kiếm tiền hay chơi bóng để kiếm tiền. Người dùng có thể tận dụng thời gian rèn luyện thể thao để tạo ra giá trị được quy đổi thành tiền. Thậm chí, ý tưởng gây tranh luận là Sex to Earn đã nhận nhiều quan tâm. Ở khía cạnh khoa học, hành vi này không chỉ đốt calo mà còn kèm theo nhiều lợi ích.

Thứ hai, M2E thu hẹp nhóm khách hàng hơn P2E. Mặc dù cả hai mô hình này đều dựa trên nhu cầu giải trí của con người, nhưng nhiều người sẽ lựa chọn chơi game thay vì vận động. Bởi vì xu hướng chung, mọi người thường thích thực hiện các tác vụ đơn giản, bắt mắt, hấp dẫn thay vì tác vụ khó. Do đó, việc chơi game phù hợp với nhiều nhóm đối tượng hơn. Các game hay, đồ họa đẹp giúp giữ chân người dùng hơn. Mặc khác, viện vận động thường gây khó khăn với người mới, khiến họ mệt mỏi và dễ nản hơn.

Thứ ba, các nhà phát triển dự án M2E muốn mở rộng tương tác thực tế với người dùng. Nếu như các tựa game P2E giúp người chơi tương tác thông qua game. Thì các dự án M2E có thể mở rộng tương tác thực tế với người dùng. Ví dụ, dự án Calo Metaverse đã tổ chức giải chạy dành cho cộng đồng Hold CALO.

Một vài dự án Move to Earn

StepN 

StepN
Ảnh minh họa

STEPN là một dự án Web3 trên nền tảng di động về phân khúc lifestyle. Dự án được xây dựng dựa trên chuỗi khối Solana, với mã thông báo gốc là GMT. Trước đây, STEPN từng lọt Top 4 dự án trong số hơn 500 dự án tại Solana Ignition Hackathon 2021.

Để trải nghiệm nền tảng STEPN, quý độc giả cần tạo ví, chuyển đồng SOL vào ví trong ứng dụng để mua các đôi giày chạy dưới dạng NFT. Trong quá trình chạy để kiếm tiền, người dùng sẽ cần phải chạy hoặc thực hiện nâng cấp các đôi giày mới và đem bán trên marketplace để kiếm lời.

Calo metaverse

Calo metaverse
Ảnh minh họa

Gần giống STEPN, Calo metaverse cũng khai thác xu hướng chạy để kiếm tiền. Hiện tại, dự án chạy trên chuỗi Binance Smart Chain, mã thông báo gốc là CALO và FIT. Điểm khác biệt ở Calo được thiết kế với sự kết hợp của công nghệ VR và AR giúp tăng trải nghiệm sử dụng.

Vào đầu tháng 7/2022, Calo đã tổ chức giải chạy Run to Metaverse với tổng giá trị lên tới 3,200 USD. Có thể thấy, các nhà phát triển Calo muốn tăng nhận diện và tương tác thực tế với cộng đồng.

Sweatcoin 

Sweatcoin
Ảnh minh họa

Sweatcoin là một nền tảng hướng đến chăm sóc sức khỏe. Trong năm 2022, Sweatcoin ra mắt token gốc SWEAT hoạt động theo mô hình Proof to Work. Tương tự các dự án khai thác bộ môn chạy, người dùng sẽ nhận được 1 Sweatcoin khi di chuyển đủ 1,000 bước. Số lượng Sweatcoin tối đa có thể kiếm được mỗi ngày lên đến 10 Sweatcoin

Ứng dụng cơ bản Sweatcoin cung cấp hoàn toàn miễn phí. Nhưng với phiên bản cao cấp hơn, quý độc giả sẽ mua với giá 4.99 USD/tháng. 

Thông tin trên có hữu ích với bạn? Hãy cùng thảo luận trên kênh Telegram của BeInCrypto.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

ava-subin.png
Subin Van
Subin Van đã có 10 năm làm công việc viết lách. Trong hơn 5 năm gần đây, Subin Van tích lũy kinh nghiệm về đầu tư tiền điện tử. Cô cũng là cố vấn truyền thông cho các công ty khởi nghiệp Blockchain. Những bài viết của cô chuyên về cập nhật tin tức, phân tích kỹ thuật, tổng hợp thông tin nền tảng cho nhà đầu tư mới. Nhờ vào chuyên môn báo chí, Subin Van đã xuất bản các bài viết chất lượng, bổ ích cho các độc giả.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ