Trusted

Những điều cần biết về nền tảng phân tích dữ liệu on-chain Nansen

8 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Nansen là nền tảng phân tích dữ liệu on-chain trên blockchain. Thông quan thuật toán và phương pháp luận riêng, nền tảng này không ngừng phát triển việc gắn hàng triệu nhãn ví. Vậy nền tảng phân tích Nansen hoạt động như thế nào? Hãy cùng BeInCrypto tìm hiểu nhé.

Nansen là gì?

Nansen là nền tảng phân tích dữ liệu on-chain trên blockchain được ra mắt vào năm 2019, bàn đầu tổ chức chỉ 25 thành viên từ năm 2021. Nhưng tính đến tháng 6/2022, Nansen đã phát triển đội ngũ gần 150 thành viên. Nhờ vào lực lượng nhân sự hùng hậu mà những sản phẩm, báo cáo của Nansen được xuất bản tương đối thường xuyên và đều đặn. Kho dự liệu của nền tảng được tổng hợp trên khoảng 45 Blockchain phổ biến. Các nhóm dự liệu phong phú từ thông tin ví, NFT, DeFi, Smart Money, DAO,… Nhưng Nansen nổi tiếng về việc gắn nhãn ví, giúp người xem định vị nhanh được các thuộc tính của ví.

Giao diện chính của Nansen

Nansen là gì? giao diện trang chủ của Nansen
Giao diện trang chủ của Nansen

Như hình phía trên, giao diện trang chủ của Nansen sẽ có các tính năng chính, đó là:

  1. Pricing: Nơi đăng ký các gói dịch vụ Nansen.
  2. Resources: Nơi chứa các tài nguyên của Nansen, ví dụ như blog, Nansen 101, báo cáo, hướng dẫn sử dụng.
  3. Research Portal: Cổng thông tin nghiên cứu của Nansen, giao diện của tính năng này như một trang truyền thông cơ bản với các tin tức về Blockchain, giao thức layer 1/layer 2, DeFi, NFT,…
  4. Nansen Alpha: Những tính năng cao cấp dành cho tổ chức.
  5. Institutions: Giới thiệu về Nansen.
  6. About Us: Giới thiệu chung về công ty và cách thức liên hệ.
  7. Sign in: Nơi đăng nhập khi đã đăng ký plan.

Ngoài ra, hai ngôn ngữ chính mà nền tảng sử dụng là tiếng Anh và tiếng Trung. Về các gọi dịch vụ của Nansen hiện có 4 gói chính, đó là:

  • Standard cho người nghiên cứu với giá 100 USD/tháng
  • VIP cho nhà đầu tư chuyên nghiệp giá 1,000 USD/tháng
  • Alpha cho nhà đầu tư chuyên nghiệp và quỹ giá 2,000 USD/tháng
  • Enterprise cho các dự án tiền điện tử.

Dán nhãn trên ví của Nansen là gì?

Gắn nhãn ví là cách Nansen gắn thẻ và xác định địa chỉ ví và phân loại các nhóm ví bằng biểu tượng khác nhau như Quỹ, sàn DEX, nhà sưu tầm NFT,… Hiện tại, Nansen không chỉ dán nhãn ví trên chuỗi Ethereum, mà còn ở blockchain khác như BNB Smart Chain, Solana, Polygon…

Nhãn ví trên Nansen. Nguồn: Nansen
Nhãn ví trên Nansen. Nguồn: Nansen

Các nhãn giúp định dạng một ví điện tử để người dùng định vị nhanh được các thuộc tính của ví. Thông thường, độc giả có thể biết được nguồn gốc hoặc ví của các nền tảng, giao thức lớn và các nhãn cũng phân cấp đa dạng. Cấu trúc của nhãn là có các nhóm nhãn lớn, trong đó chia ra những nhãn cụ thể có thể lên tới gần 10 nhóm khác nhau. Nhóm nhãn điển hình bao gồm:

  • Smart Money Wallet Labels: Những ví có lợi nhuận lớn có các hoạt động đặc biệt như cung cấp thanh khoản, giao dịch NFT, nhận airdrop…
  • Fund Storage Wallet Labels: Chỉ các contract chứa token của dự án.
  • NFT Collector Wallet Labels: Chỉ các ví chứa những dạng NFT.
  • Administrative Wallet Labels: Các ví có liên quan đến các dự án.
  • High Value Wallet Labels: Chỉ những ví có giá trị lớn, chưa nhiều ETH, hoặc nhóm này thường bao gồm các triệu phú, tỷ phí tiền điện tử.

Ngoài ra, một vài chủng loại nhãn ví cũng được quan tâm như: Trader Type Wallet Labels; Unique Identifiers Labels; Token Sale Labels; Misc. Wallet Labels.

Tuy nhiên, các dữ liệu từ nhãn ví chỉ hỗ trợ cho việc nghiên cứu on chain và công khai thông tin thuộc phạm vi công cộng. Phía Nansen cũng khẳng định họ không tập trung vào các cá nhân trong nhãn ví của mình. Trong trường hợp ví được gán tên bằng ENS thì việc giám sát giao dịch của ví trên chuỗi có thể khiến người xem dễ phân tích hành vi giao dịch của chủ ví. Do đó, việc bảo mật và cẩn thận khi sử dụng ví trên Blockchain là điều cần thiết với người sử dụng ví.

Biểu tượng gán trên nhãn ví giúp phân loại địa chỉ ví. Nguồn: Nansen
Biểu tượng gán trên nhãn ví giúp phân loại địa chỉ ví. Nguồn: Nansen

Ưu điểm của Nansen

Nhiều công cụ theo dõi chỉ số on-chain

Đầu tiên, Nansen là một trang web nổi tiếng với rất nhiều công cụ theo dõi chỉ số on-chain với kho dữ liệu đa dạng từ phân tích dữ liệu về NFT, ví tiền điện tử, dự án DeFi, mã thông báo,…Số liệu được nền tảng cập nhật từ nhiều sàn giao dịch, giao thức trên 10 Blockchain phổ biến như Ethereum, BNB chain, Solana,… Theo giới thiệu, nền tảng này đang hỗ trợ 538 giao thức trên 45 chuỗi. Thâm chí, Nansen còn tổng hợp dữ liệu từ các dự án cụ thể như Axie Infinity, Lido, LooksRare,…

Ngoài ra, Nansen có tính năng tổng hợp các thông tin mà người dùng thường quan tâm thành một danh sách. Tính năng smart alerts giúp đẩy các thông báo quan trọng những người dùng phải nâng cấp gói mới sử dụng được tính năng này. Một vài dữ liệu trên Nansen khó thể xuất hiện ở các công cụ nghiên cứu khác vì tài liệu được suy ra từ phương pháp luận riêng biệt của Nansen.

Nội dung nghiên cứu, phân tích xuất bản thường xuyên

Bên cạnh các công cụ theo dõi trên chuỗi, Nansen thường xuyên cập nhật các bài phân tích, tổng hợp trên Research Portal. Không chỉ thường xuyên xuất bản các bài phân tích, mà mỗi bài viết còn được phân thành nhóm tin tức rõ ràng cũng như nội dung có tính chuyên môn, nắm bắt xu hướng tin tức tốt.

Tính năng Research Portal. Nguồn: Nansen
Tính năng Research Portal. Nguồn: Nansen

Khi muốn đọc một bài viết nhưng chưa có thời gian đọc, người dùng có thể đánh dấu lại để xem sau và bài viết được thêm vào mục bookmark. Bên cạnh các nội dung phân tích bằng văn bản, đội ngũ chuyên viên của Nansen cũng có chuyên môn trong việc tổ chức phiên thảo luận, AMA, lớp học dưới dạng radio.

Trải nghiệm sử dụng dễ hiểu

Nansen hướng đến đa dạng nhóm đối tượng là người nghiên cứu, nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhà đầu tư tổ chức đến quỹ, dự án nên nền tảng phân ra hai phiên bản là Nansen cho người mới và Nansen alpha cho tổ chức, quỹ đầu tư. Người dùng dễ dàng làm quen cách sử dụng các công cụ thông qua hướng dẫn tại Nansen 101 hoặc trong các bài Blog trên nền tảng. Ngoài ra, cách thiết kế giao diện trang web dễ nhìn, rõ ràng cũng giúp cho trải nghiệm sử dụng mượt mà hơn.

Nhược điểm của Nansen

Tính phí

Một giới hạn lớn nhất là phần lớn các công cụ, tiện ích trên Nansen sẽ tính phí và người dùng cần đăng ký gói dịch vụ để tận hưởng các dịch vụ này. Người dùng cá nhân cũng có thể đăng ký giá dùng thử 7 ngày với chi phí là 9 USD. Dĩ nhiên, nền tảng có giảm giá nếu người dùng đăng ký gói theo quý hoặc theo năm. Chi phí sử dụng cho gói tiêu chuẩn là 100 USD/tháng – 150 USD/tháng và các gói tổ chức dao động từ 1,000 USD/tháng.

Nansen và DeFiLlama 

Defillama là gì?

DeFiLlama là một website tổng hợp dữ liệu cho các ứng dụng trên DeFi và là trang web tổng hợp về TVL của các Blockchain hàng đầu được nhiều nhà đầu tư sử dụng. Kho lưu trữ các dữ liệu của DeFiLlama theo dõi hơn 1955 giao thức DeFi từ hơn 145 chuỗi khối khác nhau. Thêm vào đó, DeFiLlama hiện theo dõi và phân tích cho khoảng 10 lĩnh vực trong DeFi và phân chia dữ liệu nghiên cứu (research) cho khoảng 20 mục khác nhau.

Các nguồn dữ liệu mà DeFiLlama cung cấp hoàn toàn là nguồn mở và được tổng hợp bởi nhóm các cá nhân và cộng tác viên nghiên cứu có chuyên môn. Nền tảng khẳng định rằng các thông tin không có quảng cáo hoặc nội dung được tài trợ và cam kết nguồn dữ liệu chính xác, minh bạch.

Nansen so với DeFiLlama 

Đầu tiên, DeFiLlama dễ dàng trở thành công cụ tổng hợp dữ liệu phổ biến hơn Nansen vì DeFiLlama cho phép truy cập các nguồn dữ liệu miễn phí. DeFiLlama cũng không nhận quảng cáo từ các dự án và nguồn tài chính đến từ các khoản quyên góp tự nguyện từ người dùng. So với việc sử dụng Nansen với chi phí tối thiểu 100 USD/tháng thì người dùng thường ưu tiên sử dụng DeFiLlama.

Nansen so với DeFiLlama. Nguồn: DeFiLlama 
Nguồn: DeFiLlama 

Mặc dù DeFiLlama cung cấp các nguồn dữ liệu miễn phí, nhưng không phải ‘đồ miễn phí’ lại kém chất lượng. Như đã đề cập phía trên, DeFiLlama theo dõi hơn 1955 giao thức DeFi từ hơn 145 chuỗi khối khác nhau và phạm vi theo dõi rộng hơn đáng kể so với Nansen. Phạm vị theo dõi của nền tảng này cũng có nhiều mục nổi bật như theo dõi các vụ hack, dự án gọi vốn, giao dịch sàn CEX,… Đối với năm 2022, một năm có quá nhiều vụ hack nhưng cũng chứng kiến nguồn vốn đầu tư dồi dào vào DeFi, người dùng sẽ cần đến các nguồn tài liệu trên.

Tuy nhiên, Nansen vẫn sẽ phù hợp các người dùng mong muốn tìm kiếm nguồn tài liệu chuyên sâu hơn. Bởi vì DeFiLlama tổng hợp dữ liệu hoàn toàn là nguồn mở và sẽ có một vài giới hạn về dữ liệu. Trong khi đó, Nansen khai thác nhiều dữ liệu quan trọng và khó tìm kiếm. Một phần dữ liệu này đến từ các phương pháp luận riêng giúp Nansen mở rộng mối liên hệ giữa các dữ liệu hoặc liên hệ giữa các ví được gán nhãn.

Nhìn chung, nếu người dùng muốn nghiên cứu các nguồn dữ liệu mở, công khai thì DeFiLlama là nền tảng vừa đủ cho nhu cầu của người dùng. Nhưng với những chuyên viên nghiên cứu, tổ chức, quỹ đầu tư cần các nguồn dữ liệu chuyên sâu hơn thì Nansen là một sự lựa chọn đáng xem xét.

Kết luận

Nansen là nền tảng phân tích dữ liệu on-chain trên blockchain phù hợp với cả nhóm nhà đầu tư mới lẫn nhóm đầu tư chuyên nghiệp, dự án và quỹ đầu tư. Khi sử dụng nền tảng này, người dùng sẽ phải chi trả tổi thiểu 100 USD/tháng nhưng đổi lại sẽ được truy cập vào nhiều nguồn dữ liệu chuyên sâu. Khác với nhiều đối thủ khác, Nansen nổi bật với dịch vụ gắn nhãn ví giúp người dùng định vị nhanh được các thuộc tính của ví. Từ đó, công việc theo dõi, phân tích, tổng hợp các đối tượng trong Blockchain trở nên thuận tiện hơn.

Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để cập nhật các bài phân tích, tin tức mới nhất về thị trường tài chính nói chung và tiền tiền đử nói riêng nhé.

🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ