Xem thêm

Near protocol là gì? Những điều cần biết về dự án Near và đồng tiền điện tử NEAR

6 mins
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Near protocol là một nền tảng phi tập trung được thiết kế để làm cho các ứng dụng có thể sử dụng tương tự như những ứng dụng trên web ngày nay. Mạng chạy trên cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS) được gọi là Nightshade, nhằm mục đích cung cấp khả năng mở rộng và ổn định phí.

Near protocol là gì?

Near protocol là một ví dụ về blockchain thế hệ 3, nhằm mục đích giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng của các thế hệ blockchain trước đó như Bitcoin hay Ethereum. Nó cho phép cả người dùng cuối và nhà phát triển phát huy được tối đa tiềm năng của hợp đồng thông minh và công nghệ blockchain.

Không giống với Polygon, Near không phát triển dựa vào công nghệ Layer 2 (L2). Nó nhìn thấy vấn đề trong việc mở rộng khi mỗi node tham gia vào mạng đều phải chạy tất cả các code trên mạng lưới. Điều này về cơ bản sẽ dẫn đến việc dồn nén dữ liệu và có thể gây tắc nghẽn khi số lượng node tăng lên. Thay vào đó, Near sử dụng công nghệ sharding để giải quyết vấn đề.

Sharding giảm tải tính toán bằng cách chia nhỏ hoặc phân vùng mạng thành các mảnh (hoặc các đoạn). Với chiến thuật này, mọi node không bắt buộc phải chạy tất cả code của mạng. Thay vào đó, node đó chỉ cần chạy các đoạn code có liên quan đến phân đoạn của nó. Điều này giúp cho các shard có thể tiến hành tính toán song song với nhau, dẫn đến việc dễ dàng mở rộng dung lượng của mạng khi số lượng node trong mạng tăng lên.

Để đạt được sự đồng thuận giữa các node trong mạng, Near protocol sử dụng thuật toán đồng thuận PoS. Với PoS, các node muốn trở thành validator phải stake đồng NEAR (đồng coin gốc của giao thức) để được xem xét tham gia. Những người nắm giữ NEAR nếu không muốn vận hành một nút có thể ủy (delegate) cho những validator trên mạng lưới thay mình làm điều này. Near protocol sử dụng hệ thống đấu giá để chọn những validator cho mỗi epoch (khoảng 12 giờ một lần). Những validator có số tiền stake lớn hơn sẽ có nhiều lợi thế hơn trong quá trình đồng thuận.

Đôi điều về đồng NEAR của Near protocol

1. Thông tin chung về đồng NEAR

Near protocol đã ra mắt mainnet của mình vào ngày 22/4/2020 với 1 tỷ NEAR. 5% nguồn cung bổ sung được phát hành mỗi năm để hỗ trợ mạng dưới dạng phần thưởng cho mỗi epoch. Trong đó 90% dành cho validator (tổng cộng 4.5%) và 10% cho kho giao thức (tổng cộng 0.5%). 30% phí giao dịch được thanh toán dưới dạng khoản hoàn trả cho các hợp đồng có tương tác với giao dịch, trong khi 70% còn lại được đốt đi.

Một số sàn giao dịch hỗ trợ đồng NEAR. Nguồn: CoinGecko.
Một số sàn giao dịch hỗ trợ đồng NEAR. Nguồn: CoinGecko.

Cách đơn giản nhất để kiếm được đồng NEAR là mua nó từ các sàn giao dịch hỗ trợ niêm yết đồng coin này. Theo CoinGecko, ở thời điểm hiện tại có nhiều sàn giao dịch hỗ trợ mua/bán đồng NEAR chẳng hạn như Binance, Huobi Global hoặc OKEx,… Về ví lưu trữ, ngoài việc người dùng có thể trực tiếp sử dụng ví nóng của các sàn giao dịch kể trên thì họ có thể cân nhắc đến các ví di động hỗ trợ đồng coin này như MetaMask, Trust Wallet hay MyEtherWallet,… Hoặc họ cũng có thể cân nhắc đến các loại ví lạnh như Ledger hay Trezor,…

2. Vai trò của đồng NEAR trong hệ sinh thái Near protocol?

Đồng NEAR của dự án Near protocol có một số vai trò chính sau đây:

  • Thứ nhất, NEAR chủ yếu được sử dụng để thanh toán phí giao dịch và làm tài sản thế chấp để lưu trữ dữ liệu trên blockchain. Near protocol cũng thưởng cho một số bên liên quan trong chuỗi khối bằng đồng NEAR. Đối với các dịch vụ của họ, những validator làm nhiệm vụ xác thực giao dịch nhận được phần thưởng bằng đồng NEAR cho mỗi epoch lên tới 4.5% tổng cung hàng năm của đồng NEAR.
  • Thứ hai, ngoài ra, các nhà phát triển tạo hợp đồng thông minh nhận được một phần phí giao dịch mà hợp đồng của họ tạo ra. Phần còn lại của mỗi khoản phí giao dịch bị đốt cháy, làm tăng sự khan hiếm của NEAR. NEAR cũng đã thành lập một kho quỹ giao thức, nhận 0.5% tổng cung NEAR hàng năm, nhằm mục đích tái đầu tư vào sự phát triển của hệ sinh thái.
  • Thứ ba, Near protocol có khả năng hỗ trợ các wrapped token từ các chuỗi khác khi thêm vào NFT. Tương tự như vậy, Near protocol cũng đã xây dựng một cầu nối (bridge) với Ethereum, cho phép người dùng chuyển các mã thông báo ERC-20 từ Ethereum sang Near.

Có nên đầu tư vào dự án Near và đồng NEAR?

1. Về Near protocol

Đầu tháng 4/2021, Near protocol đã phát hành một Ethereum bridge với tên gọi Rainbow bridge. Nó cho phép người dùng kết nối các token theo chuẩn ERC-20 với NEAR để sử dụng trong hệ sinh thái Dapp của Near protocol. Đây là một bước tiến lớn đối với kế hoạch của Near nhằm làm cho nền tảng này dễ tiếp cận nhất có thể. Theo dữ liệu thống kê từ Dune Analytics, Rainbow bridge hiện có TVL khoảng 100 triệu USD. Mặc dù nó thấp hơn rất nhiều so với các bridge khác trên Ethereum như Ronin hay Avalanche nhưng nó cũng mang đến một dòng tiền đáng kể cho hệ sinh thái này.

TVL của các giải pháp Ethereum bridge. Nguồn: Dune.
TVL của các giải pháp Ethereum bridge. Nguồn: Dune.

So với Polygon, DeFi trên Near vẫn có một hệ sinh thái rất trẻ. Tính đến thời điểm hiện tại, TVL chỉ có giá khoảng 119 triệu USD. Nhằm mục đích tạo ra một hệ sinh thái DeFi lớn hơn và lành mạnh hơn, Near protocol đã tung ra một quỹ tài trợ khổng lồ trị giá 800 triệu USD để hỗ trợ các dự án phát triển trên giao thức. Đây cũng là một trong những lợi điểm của Near so với các dự án khác cùng phân khúc.

2. Về đồng NEAR

Giá NEAR tại thời điểm viết bài đang được giao dịch ở mức 11.24 USD. Mức giá này vẫn thấp hơn mức ATH được thiết lập hồi cuối tháng 10/2021 (khoảng 16%). Tuy nhiên, nếu xét trong một khung thời gian dài hơn, giá NEAR đã có những mức tăng trưởng đột biến. Chỉ trong vòng 1 năm qua, NEAR đã tăng giá hơn 1,053%. Vốn hóa của Near protocol hiện đang ở mức xấp xỉ 7 tỷ USD, xếp hạng thứ 30 theo CoinGecko. Với sự phát triển như hiện tại của DeFi và những gì mà Near đã chuẩn bị, cộng đồng hoàn toàn có thể đặt niềm tin vào một sự bùng nổ trong thời gian tới đây.

Lời kết

Liệu Near protocol có thể truất ngôi Ethereum hay thậm chí đuổi kịp Polakdot hay không là một câu hỏi đáng nghi ngờ nhưng chắc chắn không phải là không thể. Nếu có thể, Near nên tập trung vào việc tạo ra thị trường ngách của riêng mình thay vì cố gắng tranh giành với các ông lớn. Nếu nó có thể làm được điều này với sự hỗ trợ của cộng đồng, tương lai có thể rất rất lạc quan đối với Near protocol.

Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức cần thiết về dự án này. Hãy tham gia nhóm Telegram của BeInCrypto để cập nhật những tin tức, bài viết mới nhất liên quan đến thị trường tiền điện tử nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả,...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ