Trusted

NFT âm nhạc là gì? Nhạc truyền thống thoái vị, NFT âm nhạc liệu có lên ngôi?

8 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Trước khi bắt đầu khái niệm này, hẳn bạn vẫn còn nhớ việc Binz phối hợp với Tuniver để cho ra mắt bộ sưu tập NFT âm nhạc và chào bán trên NFT marketplace của Binance mà BeInCrypto Việt Nam đã có dịp giới thiệu trước đó. Dù không phải là mới nhưng ở một khía cạnh nào đó, Binz cũng đã khởi đầu cho xu hướng “NFT hóa” tại Việt Nam. Vậy cụ thể NFT âm nhạc là gì? Trong bài viết này, BeInCrypto Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình này nhé.

NFT âm nhạc là gì?

Là một phiên bản mở rộng của NFT (các token không thể thay thế) trên mạng lưới blockchain, NFT âm nhạc, hay music NFT, là chứng chỉ số xác định quyền sở hữu của các tác phẩm âm nhạc. Nó có thể được bán cho những người hâm mộ của ca sĩ/nghệ sĩ đó. Những token này được bảo mật trên một chuỗi khối nhất định, ví dụ như trong trường hợp của Binz NFT là Binance Smart Chain. Nói cách khác, NFT âm nhạc có thể giúp các nhạc sĩ, ban nhạc và nhà soạn nhạc kết nối với người nghe của họ theo những cách mới và sáng tạo.

NFT âm nhạc hoạt động như thế nào?

Nguyên tắc đằng sau NFT âm nhạc cũng giống nhau khi chúng ta nói đến bán hàng hoặc sản xuất. Nhạc sĩ hoặc ban nhạc sẽ là những người quyết định nội dung họ muốn cung cấp cho người hâm mộ. Đây có thể là hàng hóa, vé xem hòa nhạc hay tệp âm thanh,… Sau đó, họ sẽ chọn blockchain để đúc (mint) các NFT âm nhạc này. Và tiếp đến là chọn nền tảng NFT để sử dụng. Khi họ đã xác định được nền tảng ưa thích của mình, họ sẽ thông báo cho người hâm mộ về việc ra mắt NFT. Sau đó, họ sẽ đưa ra mức giá cho từng sản phẩm NFT trong bộ sưu tập của mình.

NFT âm nhạc nói riêng và tất cả các NFT khác không thể được sao chép. Tùy vào quyết định của nhà sản xuất âm nhạc mà họ có thể phân phối loại tài sản này theo một trong hai cách. 

  • Cách một là họ có thể quyết định bán, ví dụ các bản nhạc dưới dạng tệp âm thanh, chỉ một lần. Ở đây, người trả giá cao nhất sẽ là chủ sở hữu của tệp âm thanh nhưng họ không có bản quyền. 
  • Cách hai là họ cũng có thể quyết định tạo một số lượng nhỏ NFT từ cùng một tệp âm thanh và sau đó bán chúng trên thị trường âm nhạc. Về cơ bản, đây là một hình thức phân phối âm nhạc mới trong đó các hãng thu âm trung gian bị loại bỏ.

Mỗi người hâm mộ mua NFT âm nhạc sẽ trở thành chủ sở hữu tác phẩm của nhạc sĩ yêu thích của họ. Các NFT có thể được lưu trữ trong ví tiền điện tử và được bán sang nhượng cho những người đặt giá thầu cao hơn nếu muốn. Nhạc sĩ đã tạo ra NFT có thể không bán được nữa nhưng vẫn có thể kiếm lợi nhuận từ việc bán lại NFT. Đây là một trong nhiều cách mà NFT âm nhạc có thể trao quyền cho các nhạc sĩ.

Các nghệ sĩ kiếm tiền từ music NFT như thế nào?

Nhiều năm về trước, ngành công nghiệp âm nhạc đã có nhiều biến chuyển nhất định. Xu hướng dịch chuyển từ đĩa nhạc sang nhạc trực tuyến. Tuy nhiên, doanh số bán đĩa nhạc đã giảm dần trong những năm qua. Các luồng nhạc trực tuyến cũng trả rất ít tiền cho những kênh có hàng triệu người hâm mộ. 

Trước bối cảnh lụi tàn này, NFT âm nhạc hứa hẹn như một làn sóng mới cho ngành công nghiệp này. Mặc dù các hệ thống dựa trên blockchain vẫn là một thứ gì đó mới mẻ và chưa thực sự ổn định tùy nhiên chúng mang lại rất nhiều hứa hẹn. Cách thức kiếm tiền của các nhạc sĩ đã thay đổi. Điều này là do những thay đổi trong phân phối và công nghệ. Tuy nhiên, các nhạc sĩ luôn gặp khó khăn trong việc kiểm soát công việc của họ và kiếm tiền từ nó. NFT có thể giúp họ duy trì khả năng sáng tạo và kiểm soát tài chính.

Sự sụt giảm doanh thu của ngành âm nhạc truyền thống
Sự sụt giảm doanh thu của ngành âm nhạc truyền thống

Trên thực tế, có một số lợi ích. 

  • Đầu tiên, đó là tiền bản quyền. Các nhạc sĩ tạo NFT âm nhạc để bán chúng có thể kiếm lợi nhuận. NFT âm nhạc cũng cho phép các nhạc sĩ kiếm tiền bằng cách bán hàng hóa và âm nhạc của họ trực tiếp. Điều này giúp loại bỏ sự cần thiết của các bên trung gian như hãng thu âm, nhà xuất bản, người quản lý,… Họ cũng có thể phát triển cơ sở người hâm mộ của mình. Ví dụ: airdrop NFT cho phép các nhạc sĩ tiếp cận khán giả mới.
  • Một khả năng khác là những trải nghiệm độc đáo của người hâm mộ, chẳng hạn như cơ hội gặp gỡ người hâm mộ của họ trực tiếp hoặc ảo. 

Không giống như các hình thức phân phối nhạc truyền thống, NFT âm nhạc cho phép các nhạc sĩ chỉ cần tải nhạc của họ lên bất kỳ nền tảng nào họ chọn và sau đó tiếp thị nó cho người hâm mộ của họ tại bất cứ đâu và bất cứ khi nào.

Cách đầu tư vào NFT âm nhạc

Ở đây, chúng ta sẽ không bàn đến khía cạnh tiếp cận của một người hâm mộ. Bởi lẽ, việc đầu tư của những người hâm mộ sẽ có phần thiên về cảm tính nhiều hơn. Thay vào đó, BeInCrypto sẽ cùng các bạn sẽ đứng ở góc nhìn của một nhà đầu tư để tìm kiếm cơ hội sinh lời từ phân khúc này nhé. Lưu ý rằng, bản thân lĩnh vực NFT nói chung vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro. Do đó, hi vọng rằng bạn sẽ hiểu và lường trước được những rủi ro trước khi tham gia vào lĩnh vực này nhé.

Đừng quên là bản thân bạn cũng có thể tạo NFT âm nhạc của riêng mình và bán nó cho những người hâm mộ. Ngoài chi phí sản xuất, bạn sẽ cần phải trả phí đúc (mint) và niêm yết NFT trên các nền tảng khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các mức phí này. Việc lựa chọn một marketplace phù hợp cho các NFT âm nhạc cũng là một phần quan trong. Ở cuối bài viết này, BeInCrypto sẽ gợi ý một số lựa chọn phổ biến để bạn có thể tham khảo nhé.

Nhiều dự án NFT âm nhạc tạo ra một số lượng lớn token kỹ thuật số đại diện cho quyền sở hữu các bản sao kỹ thuật số của âm nhạc và tác phẩm nghệ thuật đi kèm. Theo định nghĩa đó, đây không phải là những mặt hàng độc nhất hoặc thậm chí là hiếm. Chúng có thể được thay thế bởi nhiều người khác giống như chúng. Các dự án NFT thành công nhất tập trung vào việc cung cấp các token này chứ không chỉ nhu cầu từ người hâm mộ. Bởi lẽ, giá của mỗi token dạng này sẽ không quá cao nhưng đổi lại nó sẽ có thể bán được đại diện quyền sở hữu cho nhiều người khác nhau.

Để đơn giản nhất thì bạn có thể lựa chọn các bộ sưu tập NFT âm nhạc và sở hữu chúng. Khi bộ sưu tập đó được quảng bá rầm rộ, bạn có thể bán lại chúng với mức giá cao hơn cho các fan hâm mộ của nghệ sĩ để kiếm lời. Lấy ví dụ, bạn có thể tìm kiếm bộ sưu tập của Binz hoặc Snoop Dogg,.. sở hữu chúng trên các music NFT marketplace và bán lại với mức giá cao hơn.

3 NFT marketplace hàng đầu cho NFT âm nhạc

Các music NFT marketplace đóng vai trò như một trung gian kết nối giữa các nghệ sĩ và những nhà đầu tư. Do đó, nếu bạn đang muốn đầu tư hoặc bán nhạc của mình ngay bây giờ, thì đây là 3 NFT marketplace chuyên về âm nhạc để bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm 11 NFT marketplace khác mà BeInCrypto đã giới thiệu trước đó đã có thể đa dạng hơn lựa chọn cho mình.

  • NFT TONE: Marketplace này tập trung vào âm nhạc. Nó cho phép người dùng thu thập các bản nhạc hiếm, bao gồm cả các phiên bản đầu tiên của bản ghi âm nhạc đó. Nền tảng này đã phát hành token gốc của nó là TONE và chạy trên blockchain Binance.
  • Opulous: Opulous nhằm mục đích lôi kéo người hâm mộ tham gia vào sự thành công của các nghệ sĩ họ yêu thích. Người mua sẽ sở hữu một phần bản quyền âm nhạc thông qua token của họ. Các NFT này tạo ra doanh thu tiền bản quyền hàng tháng. Hơn nữa, NFT có thể trở nên có giá trị hơn khi sự nghiệp của một nghệ sĩ tiến triển.
  • Royal: Tương tự, Royal hứa hẹn sẽ bán bản quyền bài hát dưới dạng NFT âm nhạc và giới thiệu một bài hát gốc của rapper Nas khi ra mắt. Người dùng được khuyến khích ủng hộ các nghệ sĩ có mức độ nổi tiếng sẽ tăng lên theo thời gian.

Liệu NFT có thực sự phá vỡ ngành công nghiệp âm nhạc?

Đã có nhiều bài viết về việc phân chia doanh thu không công bằng trong ngành công nghiệp âm nhạc. Tính độc đáo là một trong những tính năng quan trọng nhất của các token không thể thay thế. Tính linh hoạt là một đặc điểm khác khiến những token này trở nên hấp dẫn đối với các nghệ sĩ hiện đại. Những đặc điểm này thu hút cả nghệ sĩ và người hâm mộ. Và xu hướng sẽ không có dấu hiệu chậm lại trong thời gian sớm.

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật và NFT có thể giúp hình dung lại cách thể hiện văn hóa và nghệ thuật. NFT âm nhạc không chỉ là một trò chơi của những con số. NFT âm nhạc có phải là một khoản đầu tư đáng giá không? Rất có thể. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải phân tích kỹ giá trị cũng như đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro của mình.

Hi vọng bài viết này đã giúp bạn có một cái nhìn tổng quan hơn về khái niệm NFT âm nhạc nói riêng. Hãy tham gia nhóm Telegram của chúng tôi để cập nhật thêm những bài viết mới nhất nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ