Trusted

3 chiến lược giao dịch và 8 mô hình giá trong Crypto thường gặp cho người mới

6 mins
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Những mô hình giá trong Crypto cổ điển trông có vẻ đơn giản nhưng đã được nhiều thế hệ trader chuyên nghiệp sử dụng để kiếm lời từ thị trường.

Sau đây là hướng dẫn từ BeInCrypto về những dạng mô hình giá thường gặp và những lưu ý khi giao dịch với 8 mô hình giá trong Crypto.

Mô hình giá trong Crypto là gì?

Mô hình giá trong Crypto nói riêng và các thị trường tài chính nói chung là những khuôn mẫu đường giá thường hay xuất hiện trong biến động giá cả.

  • Về hình thức, chúng có nhiều dạng hình học khác nhau (tam giác, cờ, nêm…) và được gọi tên theo dạng hình học đó.
  • Về nội dung, người ta tin rằng khuôn mẫu đường giá đó không hề ngẫu nhiên. Đằng sau mỗi mô hình giá trong Crypto là một mô típ tâm lý của số đông đang giao dịch trong một giai đoạn nhất định.

Như vậy, giá trị cốt lõi của mô hình giá nằm ở mô típ tâm lý ẩn sau vẻ ngoài hình học. Rất ít nghiên cứu chuyên sâu về mối liên hệ giữa tâm lý và hình học của mô hình giá, nhưng thói quen sử dụng của nhiều thế hệ trader đã kiểm chứng tính hiệu quả khiến cho mô hình giá đi vào giáo khoa của phân tích kỹ thuật.

Một số trader mới thiếu kinh nghiệm sẽ dễ sa lầy vào tình trạng “tưởng tượng” hoặc “cố gò” sao cho ra mô hình giá mình mong muốn. Nhưng những trader dày dặn kinh nghiệm sẽ cảm nhận được tâm lý thị trường hiện tại có phù hợp với mô hình thể hiện ra bên ngoài hay không.

3 chiến lược giao dịch với mô hình giá trong Crypto

Có 3 chiến lược chính khi giao dịch với mô hình giá trong Crypto. Trong mỗi chiến lược, người giao dịch sẽ tích lũy những kinh nghiệm riêng để biết khi nào nên sử dụng chiến lược nào. 3 chiến lược sau được sắp xếp theo thứ tự rủi ro tăng dần.

  1. Chiến lược Breakout: Chờ cho các mô hình giá hoàn chỉnh và được xác nhận (nhưng chưa hoàn thành phép đo giá) thì sẽ lên kế hoạch giao dịch theo xu hướng xác suất cao mà lý thuyết mô hình đó gợi ý.
  2. Chiến lược giả định sớm: Mô hình chưa hoàn thành xong, nhưng người giao dịch giả định khả năng cao mô hình sẽ hoàn thành nên lên kế hoạch giao dịch sớm để có được vị thế tốt hơn.
  3. Chiến lược ngược xu hướng: Mô hình đã hoàn thành, thậm chí đã hoàn thành luôn phép đo giá. Người giao dịch lên kế hoạch giao dịch theo xu hướng ngược lại.

Khi các mô hình giá là một phần trong hệ thống giao dịch, các trader chuyên nghiệp hơn sẽ biết những “thói quen” thông thường của đường giá. Khi đó, 3 chiến lược trên chỉ là một phần trong chiến lược chung của hệ thống đó. Ví dụ, mô hình tam giác thường xuất hiện trong các sóng điều chỉnh theo lý thuyết sóng Elliott.

Áp dụng 3 chiến lược giao dịch với mô hình giá trong Crypto

Để dễ dàng hình chung những chiến lược khi giao dịch với các mô hình giá, chúng ta sẽ thử ví dụ bằng mô hình nêm. Đây cũng là một trong những mô hình thường gặp trong thị trường Crypto.

Mô hình nêm tăng và mô hình nêm giảm.
Mô hình nêm tăng và mô hình nêm giảm.

Với mô hình nêm giảm này thuộc về dạng mô hình giá đảo chiều (reversal pattern) nên nó gợi ý biến động sau khi hoàn thành mô hình sẽ ngược lại với xu hướng của chính mô hình đó. Cụ thể, nêm tăng dự báo xu hướng giảm, và nêm giảm dự báo xu hướng tăng.

1. Áp dụng chiến lược chờ Breakout để để giao dịch

Đây là cách giao dịch được khuyến nghị với hầu hết các mô hình giá. Cộng đồng giao dịch thường nhấn mạnh rằng “mô hình chỉ hoàn thành khi giá chạy xong”. Sự xác nhận của giá đóng vừa vượt khỏi hỗ trợ/kháng cự của nêm tăng/nêm giảm sẽ giúp cho xác suất thắng cho trong giao dịch cao hơn.

Mô hình nêm tăng và mô hình nêm giảm
  • Mua/bán đuổi: Kế hoạch này thường được thực hiện bằng cách lệnh stop limit. Nghĩa là lệnh mua/bán sẽ được kích hoạt khi giá vượt qua một mốc nào đó tùy tính toán của trader.
  • Đợi Re-test: Kế hoạch này an toàn hơn một chút. Sau khi khi giá đã hoàn thành và xác nhận mô hình, người giao dịch đợi đến khi nào giá re-test lại kháng cự/hỗ trợ của mô hình thì mới vào lệnh bán/mua.

Rủi ro của chiến lược này là một false beakout. Tùy vào kế hoạch quản lý vốn mà trader cho phép số tiền có thể mất với rủi ro này.

2. Áp dụng chiến lược giả định sớm mô hình

Chiến lược này rủi ro cao hơn, nhưng bù lại nếu thành công thì lợi nhuận cũng cao hơn.

Mô hình nêm tăng và mô hình nêm giảm

Việc giả định sớm này cũng có cơ sở rõ ràng từ số lần giá chạm trendline.

  • Trendline chính là yếu tố tạo nên bộ khung của mô hình. Giá chạm trendline càng nhiều lần chứng tỏ khả năng đưa ra giả định càng chính xác. Như mô hình nêm nói trên, người giao dịch đưa ra giả định khi giá đã đi đến 80% – 90% mô hình. Nghĩa là số lần chạm trendline kháng cự/hỗ trợ từ 2 – 3 lần liên tiếp.
  • Lần chạm tiếp theo sẽ là lần mà kế hoạch giao dịch được thực hiện. Trường hợp nêm trên đây, kế hoạch sẽ là bán sớm tại kháng cự của nêm tăng và mua sớm tại hỗ trợ của nêm giảm. Và chấp nhận cắt lỗ khi giá ra khỏi trendline.

Đối với một số mô hình giá trong Crypto có đường cong (không phải trendline) như parabol hay cốc và tay cầm thì kế hoạch có khác một chút. Hãy xem thêm chi tiết trong phần sau của bài viết.

Áp dụng chiến lược ngược xu hướng

Đây không nên là chiến lược được sử dụng thường xuyên vì nó cho rủi ro cao nhất. Nó phù hợp với các trader có nhiều kinh nghiệm.

Chiến lược này có thể áp dụng trong một số trường hợp người giao dịch dự đoán xu hướng chính của thị trường đã gần đến lúc kết thúc. Từ đó, mô hình giá lúc này phát huy vai trò là để tối ưu được mức giá đảo chiều tốt nhất, hơn là chỉ kiếm lời ngắn hạn trong việc hoàn thành mô hình mà thôi.

8 mô hình giá trong Crypto thường gặp

Với ví dụ cụ thể ở trên, bạn hoàn toàn có thể áp dụng cho các mô hình giá khác. Những mô hình giá thường gặp còn lại sẽ được giải thích chi tiết ở các bài trong danh sách sau.

(Lưu ý: bấm vào xem thêm để tìm hiểu chi tiết hơn)

STT Mô hình giá Minh họa Chi tiết
1 Mô hình cốc và tay cầm Mô hình cốc và tay cầm Xem thêm
2 Mô hình cờ tăng và mô hình cờ giảm Mô hình cờ tăng và mô hình cờ giảm Xem thêm
3 Mô hình vai đầu vai Mô hình vai đầu vai Xem thêm
4 Mô hình vai đầu vai ngược Mô hình vai đầu vai ngược Xem thêm
5 Mô hình tam giác cân Mô hình tam giác cân Xem thêm
6 Mô hình tam giác tăng Mô hình tam giác tăng Xem thêm
7 Mô hình tam giác giảm Mô hình tam giác giảm Xem thêm
8 Mô hình đường cong Parabol Mô hình đường cong Parabol Xem thêm

Rất nhiều trader chuyên nghiệp kiếm lời với những mô hình giá cổ điển trên. Bạn có thể bắt đầu với giao dịch demo trong khi quan sát chúng. Những kinh nghiệm tích lũy sau nhiều lần trải qua các dạng false breakout, râu nến… sẽ giúp bạn lập kế hoạch chi tiết hơn nữa trong khi giao dịch.

Tạm kết

Khi đã biết được mô hình giá trong Crypto là gì và sử dụng ra sao, sẽ rất hữu ích nếu bạn kết hợp với các chỉ báo khác như RSI, MACD-H trong giao dịch với các mô hình giá. Ví dụ, một giao cắt vàng kết hợp với một mô hình giá dự báo tăng, hoặc một mô hình giá đảo chiều kết hợp với một tín hiệu phân kỳ sẽ khiến cho xác suất dự đoán cao hơn. Điều này đòi hỏi một quá trình thực hành lâu dài.

Hãy chia sẻ kinh nghiệm sử dụng mô hình giá của bạn trong cộng đồng của BeInCrypto Telegram | Facebook fanpage | Facebook group.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

d-4q6o_1_400x400.jpg
Viet Anh
Việt Anh là một nhà báo có kinh nghiệm biên soạn tin tức chuyên về tiền điện tử. Quan điểm của anh về đầu tư là "Bạn càng hiểu rõ bản chất và tác động của thông tin, thì rủi ro đầu tư càng giảm". Do đó, các bài viết được anh biên soạn thường khai thác về kinh nghiệm đầu tư, phân tích kỹ thuật chuyên sâu, những chuỗi bài về thuật ngữ trong phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ