Trusted

Trần nợ công Hoa Kỳ và mối liên quan với tiền điện tử

8 mins
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Điều gì sẽ xảy ra với Bitcoin nói riêng và tiền điện tử nói chung nếu như trần nợ công của Hoa Kỳ bị phá vỡ?

Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.

Trần nợ công Hoa Kỳ là gì?

Nợ công (debt) là khoản tiền mà Chính phủ phải vay mượn để chi tiêu cho các hoạt động của mình. Trần nợ công hay Debt ceiling hay Debt limit hay National debt hiểu một cách đơn giản là cận trên đối với số nợ của Hoa Kỳ mà Bộ Tài chính của nước này có thể gánh chịu. Thời gian đầu, Quốc hội đã tự do kiểm soát tài chính của Hoa Kỳ. Đến năm 1917, trần nợ được tạo ra trong Thế chiến thứ nhất, đẩy quả bóng trách nhiệm về tài chính vào tay Chính phủ liên bang.

Để làm rõ hơn khái niệm trần nợ Hoa Kỳ, chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau. Thông thường, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ thu thuế và các khoản thu khác của người dân, doanh nghiệp để chi cho các mục đích được Quốc hội thông qua. Trong trường hợp các khoản chi nhiều hơn khoản thu, để có thể tiếp tục chi trả và duy trì các hoạt động đó, Chính phủ buộc phải vay thêm tiền. Để ngăn việc Chính phủ vay quá nhiều cho hoạt động chi tiêu, trần nợ được đặt ra. Khi các khoản vay của đạt đến trần, Chính phủ sẽ không thể vay thêm được nữa. Nếu như không có các biện pháp nới lỏng trần nợ công, điều này trên lý thuyết có nghĩa là Hoa Kỳ có khả năng vỡ nợ.

Kể từ năm 2001 đến nay, mỗi năm Chính phủ Hoa Kỳ đã thâm hụt trung bình gần 1,000 tỷ USD mỗi năm.  Hạn mức nợ tăng dần và tính đến thời điểm BeInCrypto thực hiện bài viết này, nợ công ở Hoa Kỳ đã lên đến con số 34.2 nghìn tỷ USD. Theo dự báo, mức này có thể đạt đến 42.8 nghìn tỷ USD vào năm 2027.

Tỷ lệ nợ công của Mỹ qua các năm. Nguồn: Tradingeconomics.com
Tỷ lệ nợ công của Mỹ qua các năm. Nguồn: Tradingeconomics.com

Tại sao trần nợ công tại Hoa Kỳ lại quan trọng?

Tất cả các quốc gia đều vay nợ để chi trả cho hoạt động chi tiêu của mình và đương nhiên Hoa Kỳ cũng không phải là quốc gia duy nhất có giới hạn nợ công. Tuy nhiên, trong vị thế của một nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới, sức khỏe tài chính của quốc gia này chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu.

Do đó, trần nợ mang tầm quan trọng đáng kể vì nhiều lý do. Cụ thể:

  • Thứ nhất, nó phục vụ như một cơ chế để kiểm soát chi tiêu của Chính phủ bằng cách áp đặt một giới hạn pháp lý đối với việc vay mượn, ngăn chặn tình trạng tích lũy nợ quá mức. 
  • Thứ hai, việc không tăng hoặc đình chỉ trần nợ khi đạt đến giới hạn vay có thể dẫn đến việc Chính phủ đóng cửa hoặc không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính hiện có. Kho bạc sẽ không còn có thể phát hành trái phiếu, thuế có thể sẽ tăng cũng như việc lãi suất cho vay sẽ tăng trong tương lai… Điều này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế quốc gia và hệ thống tài chính toàn cầu.

Khi nợ công đạt trần, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Như chúng ta đã thảo luận ở phần trên, trần nợ công là giới hạn cận trên cho các khoản nợ của Chính phủ Hoa Kỳ. Nếu đặt Hoa Kỳ như một doanh nghiệp kinh doanh thông thường thì nó cũng được vận hành tương tự. Khi nợ chạm trần, một số giả thuyết có thể xảy ra như sau:

  • Một là Hoa Kỳ vỡ nợ. Chính phủ vừa không có thêm tiền để chi tiêu, vừa không thể trả nợ cho các chủ nợ. Mặc dù Hoa Kỳ chưa bao giờ vỡ nợ một cách đúng nghĩa nhưng nếu chúng ta xét về định nghĩa cơ bản nhất về vỡ nợ thì Hoa Kỳ thực sự đã vỡ nợ, thậm chí là nhiều lần.
Đây không phải là lần đầu tiên Hoa Kỳ vượt trần nợ. Nhưng mọi thứ sau đó đều được giải quyết
Đây không phải là lần đầu tiên Hoa Kỳ vượt trần nợ. Nhưng mọi thứ sau đó đều được giải quyết
  • Hai là gia hạn nợ. Đối với các khoản nợ đến hạn, Hoa Kỳ hoàn toàn có thể thống nhất với các chủ nợ để đưa ra một thoả thuận đình chỉ giới hạn nợ công. Gần đây nhất Hoa Kỳ đã áp dụng theo cách này khi chính quyền tổng thống Biden đã đạt được thỏa thuận với Đảng Cộng hòa của Quốc hội. Giới hạn nợ được đình chỉ cho đến tận tháng 1/2025, đủ thời gian để Chính phủ có thể xoay xở hoặc đơn giản là chuyển sang nhiệm kỳ tổng thống mới.
  • Ba là phát hành nợ bằng trái phiếu Chính phủ. Giống như doanh nghiệp, Chính phủ cũng có thể thực hiện cách này để có thể vay thêm tiền. Trên thực tế cách làm này là một hình thức khác của việc vay thêm tiền mà thôi. Nó cho phép Chính phủ không cần tăng thuế đồng thời kích thích nền kinh tế thông qua chi tiêu công.
  • Bốn là duy trì lãi suất ở mức thấp. Lãi suất không trực tiếp giúp Chính phủ giảm nợ nhưng nó là cách để kích cầu chi tiêu trong dân, kích thích nền kinh tế, tạo nguồn thu từ thuế và cuối cùng là giảm nợ quốc gia. Lãi suất thấp hơn giúp các cá nhân và doanh nghiệp vay tiền dễ dàng hơn. Đổi lại, những người đi vay đó chi tiêu số tiền đó vào hàng hóa và dịch vụ, tạo ra việc làm và doanh thu thuế.
  • Năm là tăng thuế. Đây là cách trực tiếp để gia tăng nguồn thu cho Chính phủ. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế chung rơi vào suy thoái, việc tăng thuế không phải lúc nào cũng là một lựa chọn hợp lý.
  • Sáu là in thêm tiền. In tiền là cách nhanh nhất để có tiền trả nợ. Đương nhiên, in tiền cũng không phải là một sự lựa chọn hoàn hảo trong một số trường hợp. Nó là một mối liên hệ ràng buộc với nhau. Đơn giản vì khi in quá nhiều tiền, lạm phát sẽ tăng lên. Sự gia tăng lạm phát này sẽ làm giảm giá trị của trái phiếu. Nếu lạm phát tăng, mọi người sẽ không muốn nắm giữ trái phiếu vì giá trị của chúng đang giảm. Do đó, Chính phủ sẽ khó bán trái phiếu để tài trợ cho nợ quốc gia. Họ sẽ phải trả lãi suất cao hơn để thu hút các nhà đầu tư.

Tiền điện tử được sử dụng như con át chủ bài cho thỏa thuận nợ công Mỹ?

Như chúng ta đã trao đổi, khi nợ công Mỹ vượt trần, tăng thuế là một trong những cách để Chính phủ có thêm tiền. Điều đáng chú ý thuế tiêu thụ đặc biệt đối với năng lượng khai thác tài sản kỹ thuật số (DAME) cũng được Chính quyền Biden đề xuất trong ngân sách cho năm tài chính 2024. Theo đó, các công ty tham gia khai thác tiền điện tử sẽ phải chịu mức thuế bằng 30% phí điện được sử dụng. Mức thuế này sẽ được thực hiện vào năm tới và được thực hiện dần dần trong khoảng thời gian 3 năm với tỷ lệ 10% một năm để sau đó đạt tỷ lệ mục tiêu 30% vào cuối năm 2026.

Rõ ràng, với phần lớn những công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài sản kỹ thuật số thì việc tăng thuế là điều không mấy dễ chịu. May mắn là nó đã bị loại bỏ ra khỏi dự luật vào năm tới. Đương nhiên, đây dường như là một sự đánh đổi, thỏa thuận ngầm giữa Quốc hội và Chính phủ. Việc thúc đẩy tăng thuế dường như là một cái cớ để chính quyền Biden có vị thế thương thảo tốt hơn cho việc tăng trần nợ công mà thôi.

Mối liên quan giữa khủng hoảng trần nợ và thị trường tiền điện tử 

Gần như không có khả năng Hoa Kỳ sẽ vỡ nợ, ít nhất ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, những thông tin về cuộc khủng hoảng nợ sắp xảy ra cũng có thể có tác động nghiêm trọng đến tiền điện tử. Ban đầu, việc không tăng trần nợ sẽ tác động tiêu cực đến các thị trường rủi ro, bao gồm chứng khoán, Bitcoin và hàng hóa, có khả năng dẫn đến sự sụp đổ về giá do bán tháo hoảng loạn. 

Ngay cả stablecoin, phần lớn được hỗ trợ bởi trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, cũng sẽ gặp rủi ro. Chẳng hạn, các stablecoin được hỗ trợ bằng đô la Mỹ có thể giảm giá trong trường hợp vỡ nợ. Để tránh kịch bản như vậy, Circle, công ty phát hành USDC, đã cân đối lại dự trữ của mình.

Tuy nhiên, trong một cuộc thăm dò gần đây cho thấy rằng Bitcoin sẽ nằm trong số 3 tài sản hàng đầu mà các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ mua để bảo vệ tài sản của họ nếu Hoa Kỳ vỡ nợ. Do đó, bất kể kịch bản vỡ nợ là gì, Bitcoin ngày càng được coi là nơi trú ẩn an toàn trước sự sụp đổ nghiêm trọng của hệ thống tài chính.

Không có gì đáng ngạc nhiên, vì sự suy giảm của đồng đô la với tư cách là đồng tiền dự trữ toàn cầu đã xảy ra. Tình huống này nhấn mạnh sự cần thiết của các giải pháp thay thế cho hệ thống tài chính truyền thống, chịu ảnh hưởng nặng nề của chính trị Hoa Kỳ. Các nhà đầu tư có thể chuyển sang các tài sản thay thế, bao gồm vàng và tiền điện tử, đặc biệt là Bitcoin, có thể mang lại lợi ích đáng kể. Tóm lại, một tài sản như Bitcoin, miễn nhiễm với sự kiểm soát của Chính phủ và với nguồn cung hạn chế, trở nên rất hấp dẫn trong những trường hợp như vậy.

Tham gia nhóm cộng đồng của BeInCrypto trên Telegram để cập nhật những tin tức mới nhất về thị trường tiền điện tử nhé.

🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ