Trusted

Dữ liệu on-chain tuần 37: Tâm lý thị trường sau đợt sell off ngày 7/9

5 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tuần 37 được xem như là một tuần đầy biến động trong thị trường tiền điện tử. Chỉ trong một ngày, vốn hóa toàn thị trường giảm 24,9%. Mức giảm từ 2,44 tỷ USD xuống còn 1,83 tỷ USD trước khi hồi phục lại vùng 2,2 tỷ USD như hiện tại. Tâm lý trái ngược diễn ra giữa các nhà đầu tư (NĐT) khác nhau. Hãy cùng xem và phân tích kỹ hơn tuần vừa rồi các NĐT phản ứng như thế nào về thị trường thông qua các chỉ số on-chain nhé.

Bài viết sẽ bao gồm một số nội dung chính sau đây:

  • Thứ nhất, điểm nhanh các chỉ số on-chain nổi bật tuần vừa rồi. Lý do gì dẫn đến đợt sell off ngày 7/9 khiến thị trường mất 24,9% giá trị?
  • Thứ hai, liệu rằng đây có phải là một đợt điều chỉnh giá thông thường hay không? Giá của một số đồng coin top giảm mạnh, có lẽ nào mùa đông crypto đã đến gần?

Tâm lý các NĐT trên thị trường qua các chỉ số on-chain

Trong suốt tuần qua, có lẽ đợt sell off ngày 7/9 là điểm đáng chú ý nhất. Như đã chia sẻ ở trên, giá của một số đồng coin top đầu đột ngột giảm mạnh. Cụ thể, Bitcoin (BTC) mất 19% giá trị, giá dao động quanh vùng 42.000 USD. Ethereum (ETH) cũng mất 23,89% giá trị và lui về vùng 3.000 USD. Vậy đâu là nguồn cơn của đợt bán tháo này?

1. Số lượng lớn các lệnh futures được mở khiến cho nhiều lệnh bị thanh lý

Không giống như đợt flash crash ngày 19/5/2021, lần này sức bán không đến từ các NĐT ngắn hạn. Dựa theo chỉ số Short Term Holder SOPR (STH-SOPR) tư CryptoQuant, có một lượng các nhà đầu tư lưu trữ ngắn hạn (dưới 155 ngày) đã bán ra tài sản của mình. Chỉ số này tại thời điểm này 7/9 ở mức nhỏ hơn 1. Do đó, việc bán ra của họ đã chịu lỗ một phần so với thời điểm mua vào.

Chỉ số on-chain STH-SOPR ngày 7/9 ở mức nhỏ hơn 1. Nguồn: CryptoQuant.
Chỉ số on-chain STH-SOPR ngày 7/9 ở mức nhỏ hơn 1. Nguồn: CryptoQuant.

Bản thân các miner cũng không phải là đối tượng chính gây ra đợt bán tháo lần này. Xét theo chỉ số MPI từ CryptoQuant, từ ngày 6/9 – 12/9, chỉ số MPI luôn duy trì ở mức âm. Điều này cho thấy không những miner không bán mà còn có dấu hiệu tích lũy.

Chỉ số MPI ở mức âm, miner có dấu hiệu tích lũy thêm.
Chỉ số MPI ở mức âm, miner có dấu hiệu tích lũy thêm.

Theo các dữ liệu từ bybt.com, nguyên nhân của đợt sell off có thể đến từ các lệnh long bị thanh lý trên các sàn giao dịch tiền điện tử. Chỉ tính riêng ngày 7/9/2021, một lượng lớn các lệnh long trị giá khoảng 3,2 tỷ USD bị thanh lý. Trong đó, riêng sàn Bybit là 1,19 tỷ USD, Binance khoảng 640 triệu USD.

Hơn 3 tỷ USD các lệnh long bị thanh lý ngày 7/9. Nguồn: bybt.com
Hơn 3 tỷ USD các lệnh long bị thanh lý ngày 7/9. Nguồn: bybt.com.

Và như thường lệ, khi đợt sell off bắt đầu diễn ra, hàng loạt các NĐT không thể truy cập vào các sàn giao dịch như Binance hay Coinbase để đóng các vị thể của mình. Hệ thống liên tục bị quá tải. Và chính điều này cũng phần nào kéo dài thời gian, khiến cho hàng loạt các lệnh bị thanh lý trong điều kiện mất kiểm soát.

2. Giá cả hồi phục lại ngay sau đó

Điểm đáng chú ý trong đợt sell off lần này là tốc độ hồi phục của giá các đồng tiền điện tử. Hãy lấy Bitcoin làm ví dụ. Nếu xét trong khung thời gian nhỏ hơn (5 phút), chúng ta sẽ thấy giá đẩy xuống vùng 42.000 USD trong tích tắc. Ngay sau đó, có một lực mua lớn đã kéo giá trở lại. Thậm chí, có thời điểm giá bật trở về mức 49.000 USD. Dường như có một lượng lớn các NĐT luôn trực chờ để có thể sẵn sàng “bắt đáy” bất cứ lúc nào.

Giá BTC trên khung thời gian 5 phút. Nguồn: TradingView.
Giá BTC trên khung thời gian 5 phút. Nguồn: TradingView.

Thật vậy. Nếu đem ra so sánh lực mua/bán giữa hai sàn Coinbase và Binance chúng ta sẽ thấy có sự khác biệt. Trong điều kiện thông thường, giá cả giữa hai sàn có sự chênh lệch nhau không quá lớn. Tuy nhiên, tại thời điểm ngày 7/9 dựa theo chỉ số Coinbase Premium Gap, mức chênh lệch này là 30,77 USD. Trong một số thời điểm, chỉ số này đã chạm ngưỡng 150 USD. Điều này có nghĩa là có một sức mua lớn từ sàn Coinbase.

Chỉ số on-chain Coinbase Premium Gap.
Chỉ số on-chain Coinbase Premium Gap.

Chỉ số này giúp chúng ta suy đoán lực mua này đến từ các nhà đầu tư tổ chức. Bởi lẽ, từ lâu Coinbase vốn vẫn được xem như là sân chơi quen thuộc cho những “cá voi” trên thị trường. Dựa theo tình hình FOMO đến từ các NĐT tổ chức thời gian gần đây, suy luận này cũng không phải là không có căn cứ.

Liệu rằng đây có phải là một đợt điều chỉnh giá thông thường của ngài thị trường?

Trên thực tế, sẽ khó có thể có một câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa vào một số sự kiện tương tự trong quá khứ để dự phóng cho tương lai. May mắn là trong các mùa tăng trưởng trước đó, chúng ta cũng có một số trường hợp tương tự như vậy. Và nếu dựa theo dữ kiện lịch sử và các chỉ số on-chain thì đây đơn thuần chỉ là một đợt điều chỉnh của thị trường mà thôi. Bởi lẽ.

  • Thứ nhất, với mùa tăng trường năm 2017 – 2018, trước khi BTC đạt mức đỉnh ~ 20.000 USD và mất đến 80% giá trị, không dưới 6 lần giá của nó đã điều chỉnh giảm với biên độ từ 29% – 38%. Nếu xét theo khía cạnh này, lần sell off vừa qua có thể cùng nằm trong kịch bản kể trên.
  • Thứ hai, giá có sự hồi phục khá nhanh chóng. Không giống với mùa tăng trưởng trước, luôn có một lực mua trực chờ để đẩy giá lên trở lại. Chưa hết, một số mô hình đều dự báo giá BTC hay ETH sẽ đạt được đỉnh mới vào cuối 2021. Điều này phần nào củng cố thêm niềm tin rằng đây là một đợt điều chỉnh thông thường mà thôi.

Lời kết

Dựa theo on-chain, tuần vừa rồi là thời điểm tốt để các NĐT tích lũy thêm ở mức giá thấp. Mặc dù thị trường đi xuống nhưng sức mua vẫn gia tăng. Tâm lý bán tháo vẫn chủ yếu diễn ra ở các NĐT ngắn hạn. Họ lo sợ trước những biến động lớn của thị trường. Tuy nhiên, chính sự lo sợ đó đôi khi lại khiến họ bị thua lỗ.

Hi vọng thông qua một số chỉ số on-chain này phần nào mang đến cho độc giả các cung bậc tâm lý của các nhóm NĐT tuần qua. Mong rằng bài viết này đã mang đến những giá trị hữu ích. Đừng quên chia sẻ nó nếu như bạn thấy hay. Và hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo tại BeInCrypto nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

Bui-Linh-BIC.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ