Radiant Capial là một giao thức thị trường tiền tệ đa chuỗi phi tập trung (decentralized omnichain money market protocol). Người dùng có thể đặt tài sản thế chấp của họ vào một trong các chuỗi chính và vay từ một chuỗi khác.
Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.
Lại thêm một dự án Crypto nữa được niêm yết trên Innovation zone của Binance. Lần này là một đại diện đến từ hệ sinh thái mới nổi Arbitrum (ARB), Radiant Capital. Có vẻ như sau đợt airdrop của Arbitrum, cộng đồng bắt đầu chú ý hơn đến các dự án trong hệ sinh thái của nó.
Tương tự như các hệ sinh thái khác, Arbitrum cũng đang xây dựng như tiện ích trong hệ sinh thái của mình. Với TVL vào khoảng 2.23 tỷ USD theo dữ liệu được BeInCrypto ghi nhận từ DefiLlama, nó là sự góp mặt đến từ nhiều giao thức khác nhau. Về phân khúc Derivatives chúng ta có GMX, Gains Network hay Vela Exchange. Về DEX chúng ta có Camelot… Trong khuôn khổ bài viết này, hãy cùng BeInCrypto tìm hiểu chi tiết hơn về Radiant Capital và đồng tiền điện tử RDNT để xem nó có gì đặc biệt nhé.
Tổng quan về giao thức Radiant Capital
Mua RDNT
#1. Giao thức Radiant Capital là gì?
Về cơ bản, chúng ta có thể hiểu Radiant Capital là một nền tảng cho vay đa chuỗi (cross-chain) cho phép người dùng kiếm lời từ việc vay và cho vay tài sản trên nhiều chuỗi khác nhau. Mô hình của giao thức Radiant Capital có thể hiểu một cách đơn giản là người dùng có thể ký gửi tài sản trên một chuỗi bất kỳ nhưng vẫn có thể vay các tài sản được hỗ trợ trên nhiều chuỗi khác nhau mà không cần phải sử dụng đến quá nhiều giao dịch.
Như vậy, với Radiant Capital, người dùng có thể:
- Người cho vay: Gửi tài sản và nhận được tiền lãi từ việc khóa, trao quyền và cho vay thông qua nền tảng.
- Người vay: Sử dụng một loại tài sản khác làm thế chấp để vay các tài sản mình cần mà không cần phải chọn cùng một chuỗi với người cho vay.
Trên website của giao thức Radiant Capital, chúng ta sẽ thấy quá trình vận hành của nó được phát triển dựa trên LayerZero. Nhờ có LayerZero đã giúp cho việc tương tác giữa các chuỗi dễ dàng hơn. Qua đó, người dùng có thể vay USDC hoặc USDT trên bất kỳ chuỗi chính nào, tận dụng tài sản thế chấp của mình trên Arbitrum.
Giao thức Radiant Capital được ra mắt vào tháng 7/2022. Tính đến thời điểm hiện tại, dự án đã trải qua 2 phiên bản khác nhau. Trong đó:
- Radiant v1: Là một bản fork từ giao thức Aave (AAVE) và hỗ trợ nhiều chain khác nhau (Ominichain platform). Tuy nhiên, phiên bản Radiant v1 này thời điểm đó gặp phải một số vấn đề về cơ chế farming khiến những người tham gia chủ yếu tập trung “săn” các cơ hội có APY cao mà thiếu đi tính gắn bó với nền tảng.
- Radiant v2: Được ra mắt vào ngày 16/2/2023 phiên bản này sẽ bổ sung thêm hỗ trợ cho nhiều khoản vay xuyên chuỗi hơn. Nó di chuyển từ định dạng ERC-20 sang định dạng LayerZero OFT-20 (Omnichain Fungible Token). Việc di chuyển này sẽ giúp việc chia sẻ phí xuyên chuỗi trở nên liền mạch hơn nhiều, cho phép khởi chạy nhanh hơn trên các chuỗi bổ sung. Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu thêm về sự khác biệt giữa 2 phiên bản này tại đây.
- Radiant v3: Trong tương lai, giao thức có kế hoạch phát triển phiên bản cao cấp nhất, cho phép ký gửi tài sản thế chấp trên các chuỗi L1 chính bổ sung.
Đứng sau vận hành cho hoạt động của giao thức là Radiant DAO. Nó có hơn một chục thành viên cốt lõi và sẽ tiếp tục xác định các lĩnh vực cần cải thiện. Bảo mật là ưu tiên hàng đầu và Radiant Capital đã hoàn thành kiểm toán thành công với cả Solidity Finance và PeckShield.
#2. Cơ chế phí của giao thức Radiant Capital v2
Một trong những điểm khác biệt giữa phiên bản Radiant v1 và v2 nằm ở cơ chế phí. Trong thiết kế ban đầu của Radiant, phí giao thức được tạo ra từ những người đi vay được chia đều giữa người cho vay và người cho vay khóa RDNT (50% cho người khóa RDNT và 50% cho người cho vay).
Radiant v2 đã đưa đến một cách cải thiện tỷ lệ phân chia phí khác. Các bên liên quan của Radiant DAO đã bỏ phiếu về sự phân chia sau đây cho v2.
- 60% phí giao thức sẽ được phân bổ cho các dynamic liquidity provider (dLP).
- 25% sẽ được phân bổ cho người cho vay (lender).
- 15% được trả về DAO và được kiểm soát bởi Operating Expenses Wallet.
Dựa theo dữ liệu BeInCrypto ghi nhận từ token terminal, phần phí của giao thức Radiant Capital có dấu hiệu giảm mạnh gần đây. Thời điểm trước đó, đã có thời kỳ phí hàng ngày gần mức 100,000 USD.
#3. Radiant Capital hoạt động như thế nào?
Hoạt động xuyên chuỗi của Radiant Capital sử dụng giao diện bộ định tuyến ổn định của Stargate. Nền tảng được xây dựng trên LayerZero. Về cơ bản nó hoạt động như sau:
Quá trình cung cấp thanh khoản:
- Người dùng cung cấp thanh khoản cho thị trường dựa trên tài sản họ có hoặc tỷ lệ APY tại từng thời điểm mà họ thấy phù hợp. Lúc này người dùng đóng vai trò là liquidity provider.
- Sau khi ký gửi một tài sản, người dùng có thể xác định xem có nên sử dụng nó làm tài sản thế chấp hay không? Nếu có, Radiant Capital cung cấp chức năng 1-Click Loop & Lock, cho phép người dùng tăng giá trị tài sản thế chấp của họ bằng cách tự động hóa chu kỳ gửi và vay nhiều lần.
- Phần tài sản người dùng ký gửi vào giao thức sẽ nhận về rTokens (liquidity provider token – LP token) theo tỷ lệ 1:1. Khi người dùng rút tiền, rTokens sẽ được trả lại và đốt đi.
Quá trình vay:
- Trước khi vay, người dùng cần ký gửi tài sản để được sử dụng làm tài sản thế chấp. Sau đó, nhấp vào tài sản bạn muốn vay. Radiant Capital sẽ có các thông số được tính toán để giúp tối ưu quá trình vay vốn, hạn chế việc bị thanh lý.
- Sau khi vay xong, người dùng có thể hoàn lại khoản vay bất cứ lúc nào kèm một khoản phí.
#4. Điểm nổi bật chính của Radiant Capital Protocol
Ngoài những điểm ưu việt về cơ chế phí cũng như hỗ trợ vay, cho vay xuyên chuỗi, Radiant Capital Protocol có một số điểm nổi bật chính sau đây:
- Hợp nhất thanh khoản bị phân mảnh: Mục tiêu chính của Radiant DAO là hợp nhất hàng tỷ đô la thanh khoản bị phân mảnh trên nhiều giao thức và chuỗi cho vay dưới một giao thức chuỗi chéo an toàn, thân thiện với người dùng và hiệu quả về vốn. Việc hợp nhất thanh khoản bị phân mảnh này nhằm nâng cao hệ sinh thái DeFi tổng thể và tạo ra trải nghiệm liền mạch hơn cho người dùng.
- Phí phát thải và phí nền tảng có kiểm soát: Tính bền vững là chỉ số hiệu suất chính quan trọng đối với Radiant DAO. Do đó, giao thức đã triển khai cơ chế thanh khoản động (dLP), chỉ cho phép phát thải RDNT được khuyến khích cho các nhà cung cấp dLP. Các nhà cung cấp thanh khoản động cũng chia sẻ tiện ích của phí nền tảng được đối với các tài sản blue-chip như Bitcoin, Ethereum, BNB và stablecoin thông qua lãi vay, flash loan và thanh lý.
- Mở rộng việc hỗ trợ tài sản thế chấp: Khi Radiant DAO mở rộng chức năng chuỗi chéo của nó sang các chuỗi bổ sung, các tùy chọn tài sản thế chấp mới sẽ xuất hiện với các tham số cho vay theo giá trị được DAO bình chọn và cách sử dụng oracle.
Tổng quan về Radiant Capital token
Mua RDNT
#1. Radiant Capital tokenomics
RDNT (OFT-20) là mã thông báo tiện ích gốc của Radiant. RDNT có tổng nguồn cung là 1,000,000,000 mã thông báo. Lượng token này được phân bổ theo kế hoạch sau đây:
- 54% được phát hành dưới dạng ưu đãi cho các nhà cung cấp và người vay, được phát hành trong khoảng thời gian 5 năm.
- 20% cho nhóm, được phát hành trong 5 năm, với thời hạn 3 tháng (10% phân bổ của nhóm bị khóa khi hình thành giao thức và mở khóa ở thời điểm 3 tháng)
- 14% được phân bổ cho Radiant DAO Reserve.
- 7% được phân bổ cho những người đóng góp và cố vấn cốt lõi, được phát hành trong hơn một năm rưỡi.
- 3% dành riêng cho Kho bạc & LP.
- 2% được phát cho các nhà cung cấp thanh khoản Pool 2 trong khoảng thời gian từ ngày 03/8/2022 đến ngày 17/3/2023.
#2. Sàn giao dịch, ví lưu trữ RDNT coin
- Sàn giao dịch: Người dùng có thể mua RDNT coin trên một số sàn CEX như Binance, Gate, OKX hay Houbi… Ngoài ra một số sàn DEX cũng hỗ trợ như Pancakeswap, Uniswap…
- Ví lưu trữ: Ngoài ví nóng trên các sàn CEX kể trên, người dùng có thể lưu trữ RDNT token trên một số ví chuyên dụng như MetaMask hoặc Trust Wallet.
RDNT token được sử dụng trong những trường hợp nào?
RDNT được sử dụng trong các chức năng sau:
- Quản trị: Chủ sở hữu RDNT token có khả năng tạo đề xuất và thảo luận về các cải tiến giao thức trong nền tảng thảo luận Radiant cũng như tạo và bỏ phiếu trong các đề xuất trên chuỗi.
- Kích hoạt phí giao thức và phát thải: Nhà cung cấp thanh khoản động (dLP) của Radiant có thể (1) chia sẻ phí nền tảng được ghi trong các tài sản blue-chip như Bitcoin, Ethereum, BNB và stablecoin thông qua lãi vay, khoản vay nhanh và thanh lý. (2) Nhận lượng phát thải bằng RDNT được khuyến khích cho hoạt động cho vay và cho vay trên giao thức Radiant.
Radiant Capital (RNDT) có phải là một khoản đầu tư tốt?
Trước hết, mã thông báo RDNT của Radiant Capital đã tăng 40% trong hai ngày để đạt 0.43 USD vào ngày 30/3 trước khi giảm xuống còn 0.38 USD tại thời điểm BeInCrypto viết bài này. Nếu đà tăng này được duy trì, mục tiêu tăng giá cho RDNT sẽ đứng ở mức hỗ trợ trước đó là 0.46 USD.
Đáng chú ý, sự gia tăng diễn ra sau khi nền tảng này ra mắt trên Binance Smart Chain (BSC) vào ngày 27/3, mang lại hơn 33 triệu USD TVL. Dự án cũng khẳng định rằng BSC sẽ cung cấp cho nó những tiện ích về phân cấp, giao dịch nhanh hơn, phát triển sidechain… Hơn nữa, như chúng ta đã nhắc đến ở đầu bài viết, động thái Binance thông báo niêm yết RDNT trong Innovation Zone cũng mang đến một kích cầu lớn cho dự án này thời gian đầu. Vậy câu hỏi đặt ra là liệu điều này có thể mang lại sự thành công cho dự án hay không?
Hãy cùng BeInCrypto xem qua một số dự án tương tự trong quá khứ để đánh giá tiềm năng tương lai của giao thức Radiant Capital nhé.
- Đồng tiền lớn nhất trong danh sách với tỷ suất lợi nhuận lớn là Shiba Inu (SHIB), được đưa vào vào ngày 10/5/2021. Đáng chú ý, bản thân việc niêm yết đã không thúc đẩy giá của đồng tiền này. Giá SHIB đã tăng hơn 1,000% trong Q4/2021, trùng với đợt tăng giá của Bitcoin.
- Dự án lớn thứ hai tính theo vốn hóa thị trường, Rocket Pool, cũng đồng loạt tăng giá với tiền điện tử hàng đầu. Việc niêm yết trên Binance vào ngày 18/1/2023 cũng lại trùng khớp với đợt tăng giá lần này.
- Trường hợp của GMX cũng tuân theo hành động giá của Bitcoin thay vì tăng sau khi niêm yết trong Innovation Zone vào tháng 10/2022.
Trong các trường hợp đã nói ở trên, các đồng tiền được đề cập không được hưởng lợi về giá từ việc niêm yết trên Binance. Điều này khiến người ta tin rằng Radiant có thể cũng không có gì khác biệt. Có chăng động thái tăng giá đột biến sau thông báo từ Binance chỉ là một phần từ hiệu ứng FOMO của cộng đồng mà thôi.
Tham gia nhóm cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để cập nhật những tin tức mới nhất cũng như các bài phân tích và dự đoán giá RDNT trong tương lai nhé.
Câu hỏi thường gặp – FAQ
Radiant Capital là gì?
Dự đoán giá RDNT Crypto trong tương lai?
Mua RDNT
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.