Trusted

[Cập nhật 2024] Solana là gì? Những điều cần biết về dự án Solana và tiền điện tử SOL

12 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Chỉ trong 9 tháng, dự án Solana (SOL) chứng kiến mức tăng trưởng kỷ lục. Ghi nhận tại thời điểm giá cao nhất, Solana đã tăng tưởng 11.867%. Mức giá cao nhất (ATH) đồng SOL đã đạt được là 215,86 USD. Dự án này có gì đặc biệt mà thu hút các nhà đầu tư (NĐT) đến vậy? Hãy cùng BeInCrypto tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé.

Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.

Bài viết này sẽ bao gồm một số nội dung chính sau đây:

  • Thứ nhất, điểm nhanh về một số thành tựu cũng như sự tích liên quan đến Solana. Nếu như giả thuyết đầu tư 1.000 USD vào dự án này từ đầu thì đến nay các NĐT có được lợi nhuận ra sao?
  • Thứ hai, tìm hiểu chi tiết về dự án Solana để xem nó có gì đặc biệt. NĐT tham gia vào đây theo phong trào “bơm thổi” hay họ nhận ra giá trị của nó?
  • Thứ ba, đồng SOL đã tăng giá nhiều từ thời điểm ra mắt. Vậy nếu tham gia đầu tư bây giờ, các NĐT mới liệu còn cơ hội gia tăng tài sản hay không?

Hành trình lọt Top 10 đồng coin có vốn hóa lớn

Tại thời điểm mình viết bài này, đồng SOL hiện đang giữ vị trí thứ 7. Với khoảng 297 triệu coin đang lưu hành, vốn hóa của nó vào khoảng 48,3 tỷ USD. Giá một SOL hiện đang được giao dịch quanh vùng 160 USD, cao hơn khoảng 320 lần so với giá tại thời điểm 11/5/2020. Như vậy, nếu NĐT bỏ vào đây 1.000 USD thì hiện tại khoản đầu tư của họ có giá trị khoản 320.000 USD. Quá hấp dẫn!

Đồng SOL hiện đang nằm ở Top 7 về vốn hóa. Nguồn: CoinGecko.
Đồng SOL hiện đang nằm ở Top 7 về vốn hóa. Nguồn: CoinGecko.

Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà khoản đầu tư này có biên lợi nhuận tốt đến như vậy. Nếu chúng ta tạm coi đây là thành công bước đầu thì sự thành công này được lý giải bởi một số yếu tố sau đây:

  • Thứ nhất, đúng thời điểm: Dự án Solana ra đời vào khoảng tháng 5/2020. Đây là trùng với thời điểm thị trường DeFi đang dần nóng lên từng ngày. Tại thời điểm đó, TVL của toàn thị trường DeFi đạt chưa tới 1 tỷ USD. Nhưng ngay sau đó, thị trường nóng lên, vốn đổ vào các giao thức DeFi ngày một nhiều. Và đến nay, gần 190 tỷ USD đã bị khóa trong các giao thức DeFi.
TVL của toàn thị trường DeFi đạt gần 190 tỷ USD. Nguồn: DeFi Llima.
TVL của toàn thị trường DeFi đạt gần 190 tỷ USD. Nguồn: DeFi Llima.
  • Thứ hai, đúng chiến lược: Solana không phải là blockchain đầu tiên tham gia vào thị trường DeFi. Trước đó, Ethereum là cái tên không thể không được nhắc đến. Tuy nhiên, cái khôn khéo của dự án này là nó biết cách giải quyết các vấn đề của mạng Ethereum và dùng nó để thu hút người dùng. Cụ thể, tử huyệt lớn nhất của mạng Ethereum là khả năng mở rộng và phí giao dịch cao. Nó không ảnh hưởng quá nhiều đến các giao dịch lớn nhưng lại là gánh nặng cho các giao dịch nhỏ. Để giải quyết điều đó, nó tạo ra một mạng lưới nhanh hơn với phí rẻ hơn. Do đó, không chỉ người dùng mà ngay cả các nhà phát triển cũng thấy mặn mà với nó.
Phí giao dịch của Solana rẻ hơn Ethereum rất nhiều. Nguồn: Etherscan.io.
Phí giao dịch của Solana rẻ hơn Ethereum rất nhiều. Nguồn: Etherscan.io.
  • Thứ ba, đúng người đồng hành: Ít ai biết được rằng đứng sau hỗ trợ Solana đều là những “tay to” trong thị trường này. Điểm nhanh một vài cái tên có thể kể đến như Alameda Research, CoinShares, OKEx hay MXC,… Theo dữ liệu từ Crunchbase, Solana đã kêu gọi được 335,8 triệu USD qua 6 vòng. Không nhiều nhưng cũng thuộc dạng top trong thị trường này.
Solana được hỗ trợ bởi các nhà đầu tư lớn như Alameda Research hay Multicoin Capital.
Solana được hỗ trợ bởi các nhà đầu tư lớn như Alameda Research hay Multicoin Capital.

Tạm dừng nói về thành công, trong phần tiếp theo của bài viết này, mình sẽ chia sẻ kỹ hơn về các yếu tố nội tại, điều chủ yếu tạo nên lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác để bạn đọc có thể hiểu hơn nhé.

Tổng quan về dự án Solana

Như đã nói ở trên, phần này mình sẽ đi sâu vào các yếu tố nội tại của dự án. Tuy nhiên, mình sẽ không đi quá chi tiết vào các nội dung về kỹ thuật vì nó sẽ gây khó hiểu cho phần lớn độc giả. Thay vào đó, mình sẽ đi từ ý tưởng và cách họ hiện thực hóa nó. Các nội dung về kỹ thuật, độc giả có thể tham khảo thêm tại whitepaper của dự án để hiểu một cách tường minh nhất nhé.

1. Ý tưởng xây dựng một mạng lưới nhanh hơn, rẻ hơn

Solana được mệnh danh là “Ethereum killer”. Trong thế giới multi-chain, khái niệm này không hoàn toàn chính xác theo nghĩa đen. Tuy nhiên, nó cũng phần nào phản ảnh một phần mục đích của đội ngũ phát triển dự án. Đó là đi giải quyết các vấn đề gặp phải trên mạng lưới Ethereum nói riêng.

Thật vậy. Với vị thế của một blockchain lớn thứ 2 tính đến thời điểm hiện tại Ethereum hiện thu hút được nhiều dự án và người dùng. Nhưng khả năng mở rộng của dự án lại đi ngược lại với tốc độ tăng trưởng. Điều này dẫn đến việc mạng lưới thường xuyên tắc nghẽn và phí gas luôn ở mức cao. Câu chuyện về CryptoKitties năm 2017 là một trong những ví dụ điển hình về vấn đề này.

Bên cạnh đó thì thị trường tiền điện tử không ngừng phát triển. Không chỉ là sự tham gia của các cá nhân, ngày nay, các công ty, tổ chức, thậm chí là Chính phủ cũng gia nhập cuộc chơi này. Điều này phần nào gây áp lực lớn đến vấn đề mở rộng của mạng lưới. Và Solana được hình thành để giải quyết vấn đề này. Số lượng giao dịch trên một giây tăng lên đáng kể và phí giao dịch rẻ đi là những điểm mà chúng ta thấy được. Cụ thể:

Nếu như mạng lưới Bitcoin mỗi giây xử lý được từ 1-3 giao dịch (TPS), Ethereum là 15-20 TPS thì Solana đã vượt xa con số đó. Như hình trên chúng ta thấy, một block bình thường nó đã xử lý được hơn 2.000 TPS. Thậm chí, gần đây, khi mạng lưới Solana gặp vấn đề, TPS đã tăng vọt lên 400.000.

TPS của mạng lưới Solana trung bình khoảng hơn 2.000 TPS.
TPS của mạng lưới Solana trung bình khoảng hơn 2.000 TPS.

Phí Solana là 0,00025 USD cho mỗi giao dịch. Con số này thấp hơn rất nhiều so với mạng Ethereum hay Bitcoin. Thời điểm cao tráo, mức phí trên mạng Ethereum ~ 70 USD cho 1 giao dịch.

2. Công nghệ giúp Solana tạo ra một mạng lưới hiệu quả

Có thể nói, để kiến tạo nên một mạng lưới như vậy, chúng ta không thể không nhắc đến các công nghệ hiện có của dự án. Phần công nghệ này, mình sẽ nói một cách tổng quan để các bạn dễ hình dung nhé.

8 yếu tố công nghệ đặc trưng làm nên thành công của Solana.
8 yếu tố công nghệ đặc trưng làm nên thành công của Solana.
  • Proof of History (PoH): Không dùng các cơ chế đồng thuận truyền thống như PoS hay PoW, Solana sử dụng PoH. Nó cho phép các node trên mạng tìm ra chuỗi sự kiện phù hợp.
  • Tower BFT: Hệ thống Tower BFT giúp cải thiện khả năng phản hồi của mạng. Qua đó nó giúp tăng tốc quá trình xác nhận.
  • Turbine: Là một giao thức giúp dữ liệu có thể được gửi đến các node dễ dàng và sử dụng ít băng thông hơn.
  • Gulf Stream: Giúp tăng thêm tốc độ của chuỗi khối Solana.
  • Sealevel: Hệ thống Sealevel được sử dụng để phát triển các hợp đồng thông minh có thể chạy song song và có khả năng sử dụng các giao thức giống nhau. Bằng cách này, hàng nghìn hợp đồng thông minh có thể chạy cùng lúc mà không làm giảm tốc độ của chuỗi khối Solana.
  • Pipeline: Là một đơn vị xử lý giao dịch để giảm thiểu thời gian xác thực khối.
  • Cloudbreak: Là cơ sở dữ liệu tài khoản của hệ sinh thái Solana cho phép hệ thống đọc và ghi thông tin đồng thời.
  • Archivers: Là cơ chế lưu trữ cung cấp cho validator quyền truy cập nhanh vào lịch sử giao dịch trên mạng và các thông tin khác.

Đồng coin SOL của dự án Solana

Đồng SOL là đồng coin gốc của dự án Solana. Dưới đây là các thông tin lên quan đến đồng coin này.

1. Thông tin chung

  • Ký hiệu: SOL.
  • Chuẩn token: SPL.
  • Tổng cung ban đầu: 500.000.000 SOL.
  • Tổng cung hiện tại: 488.630.611 SOL.
  • Tổng cung đang lưu hành: 296.693.735 SOL.
  • Vốn hóa thị trường: 46.355.627.155 USD.

(Dữ liệu được tổng hợp tại CoinGecko ngày 16/9/2021).

Hiện tại có khoảng 296 triệu SOL đang được lưu hành.
Hiện tại có khoảng 296 triệu SOL đang được lưu hành.

2. Tỷ lệ phân bổ đồng coin SOL

Tổng cung ban đầu của dự án là 500.000.000 SOL đã được khởi tạo trong khối genesis. Kể từ đó, tổng nguồn cung hiện tại đã có sự thay đổi. Nguyên nhân đến từ việc đốt phí giao dịch và sự kiện giảm mã thông báo theo kế hoạch. Với tổng cung này sẽ được phân bổ theo kế hoạch sau đây.

  • Seed Sale: Chiếm 16,23% tổng cung.
  • Founding Sale: Chiếm 12,92% tổng cung.
  • Validator Sale: Chiếm 5,18% tổng cung.
  • Strategic Sale: Chiếm 1,88% tổng cung.
  • CoinList Auction Sale: Chiếm 1,64% tổng cung.
  • Team: Chiếm 12,79% tổng cung.
  • Foundation: Chiếm 10,46% tổng cung.
  • Community: Chiếm 38,89% tổng cung.
Kế hoạch phần bổ SOL.
Kế hoạch phần bổ SOL.

3. Lịch trình phát hành SOL coin

Biểu đồ sau thể hiện số lượng SOL coin của team được unlock theo giai đoạn.

Lượng coin được phân bổ cho đội ngũ phát triển sẽ được unlock theo thời gian.
Lượng coin được phân bổ cho đội ngũ phát triển sẽ được unlock theo thời gian.

4. Vai trò của SOL coin trong mạng lưới Solana

  • Thanh toán phí: SOL sẽ được sử dụng để thanh toán các phí phát sinh trong mạng lưới của Solana. Điều này cũng tương tự với các đồng coin của các mạng lưới khác.
  • Trao thưởng: Solana là một mạng lưới có tỷ lệ stake khá lớn, lên đến hơn 70%. Do đó, đồng SOL còn được dùng làm phần thưởng cho các Stakers/Nodes.
  • Quản trị mạng lưới: Đồng SOL sẽ được dùng để tham gia vào việc quản trị mạng lưới trong tương lai. Người nắm giữ SOL coin có thể đưa ra các đề xuất để cải thiện hoặc nâng cấp hệ thống.

5. Ví lưu trữ đồng SOL

Đồng SOL của Solana tuân theo chuẩn token SPL. Do đó, người dùng có thể lưu trữ tại các ví hỗ trợ chuẩn này. Trong đó có thể kể đến như:

  • Ví lạnh: Bao gồm một số ví từ các nhà cung cấp như Ledger hay Trezor. Ví lạnh luôn được đánh giá cao nhờ vào tính an toàn do không thường xuyên kết nối trực tiếp với Internet.
  • Ví nóng: Có thể bao gồm các ví sàn giao dịch như Binance hay Huobit,… Hoặc các ví di động như Trust Wallet hoặc Coin98,…

6. Sàn giao dịch đồng SOL

Hiện tại, đồng SOL đã được list lên rất nhiều sàn giao dịch lớn trên thế giới. Trong đó, Binance và Coinbase đóng góp phần lớn khối lượng giao dịch hàng ngày.

Danh sách các sàn giao dịch mua bán đồng SOL.
Danh sách các sàn giao dịch mua bán đồng SOL.

7. Làm thế nào để có thể sở hữu được đồng SOL?

Với người dùng mới tham gia ở thời điểm hiện tại, để sở hữu đồng SOL sẽ có một số cách sau đây:

  • Một là mua tại các sàn giao dịch kể trên. Người dùng có thể mua thông qua các cặp giao dịch phổ biến như SOL/USDT hoặc SOL/BTC,…
Solana có tỷ lệ staking lớn nhất hiện nay. Nguồn: Staking Rewards.
Solana có tỷ lệ staking lớn nhất hiện nay. Nguồn: Staking Rewards.
  • Hai là stake số lượng đồng SOL hiện có để nhận thưởng. Với hình thức này, người dùng sẽ có hai lựa chọn. Hoặc là Delegate SOL để nhận về phần thưởng. Hoặc là người dùng có thể Run a validator. Tỷ lệ phần thưởng khi Run a validator thông thường sẽ cao hơn. Tuy nhiên, hiện tại có khoảng 99,72% người dùng lựa chọn hình thức Delegate SOL. Bởi lẽ nó dễ dàng để bắt đầu hơn so với hình thức còn lại.

8. SOL có phải là một khoản đầu tư tốt?

Xét về khía cạnh đầu tư, Solana được đánh giá là một dự án tiềm năng. Ngoài yếu tố công nghệ, cộng đồng cũng là thứ mang lại giá trị cho dự án này. Theo thống kê từ Staking Rewards, Solana hiện đang giữ Top 1 dự án có tỷ lệ staking nhiều nhất. Nó vượt mặt cả Cardano và Binance Smart Chain. Thời gian qua, giá SOL liên tục biến động mạnh. Tuy nhiên, tỷ lệ staking này vẫn luôn giữ ở mức cao. Điều này cho thấy lòng tin của các NĐT đối với dự án này.

Các NĐT tổ chức đã chú ý đến Solana. Nguồn: CoinShares.
Các NĐT tổ chức đã chú ý đến Solana. Nguồn: CoinShares.

Không dừng lại ở đó, các NĐT tổ chức đã bắt đầu chú ý đến dự án này. Bằng chứng là lượng tiền đổ vào dự án đang ngày càng gia tăng. Theo thống kê từ CoinShares, lượng tiền đổ vào Solana tăng từ 13,2 triệu USD lên 49,4 triệu USD tuần qua.

Có nên tham gia đầu tư vào đồng SOL thời điểm này?

Thực tế, tính đến thời điểm hiện tại, đồng SOL đã tăng giá khá nhiều so với thời điểm ban đầu. Nhưng nếu xét trong cùng phân khúc như ETH hay BNB, giá SOL vẫn còn một biên độ tăng đủ lớn. Thời gian gần đây, Solana đang gặp vấn đề liên quan đến mạng lưới đột ngột dừng hoạt động. Điều này phần nào đã ảnh hưởng tích cực đến giá cả đồng SOL. Tuy nhiên, đây có thể là cơ hội thu mua SOL với giá rẻ cho các NĐT dài hạn trên thị trường.

Ngoài ra, về lâu dài thì Solana đang chịu một sức ép từ nhiều phía. Lợi thế về công nghệ có lẽ sẽ giúp Solana duy trì và thu hút được người dùng trong thời gian ngắn. Bởi lẽ, cạnh Solana, các dự án như Binance Smart Chain hay mới đây là Cardano cho ra mắt smart contract cũng sẽ là các đối thủ nặng ký. Chưa kể, Ethereum vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và ra mắt Ethereum 2.0. Nếu bản nâng cấp này thành công, lợi thế cạnh tranh của Solana sẽ bị sụt giảm.

Do đó, để có thể giữ được người dùng và các nhà phát triển, Solana cần có chiến lược nhanh chóng phát triển hệ sinh thái rộng lớn hơn. Mặc dù tốc độ tăng trường các Dapps có dấu hiệu tích cực nhưng so với Ethereum thì con số này vẫn còn cách biệt khá lớn. Hi vọng rằng trend về NFT và DeFi sẽ là những tác nhân giúp gia tăng lợi điểm này cho Solana.

Lời kết

Mặc dù ra đời muộn nhưng dường như Solana đang có cho mình một hướng đi đúng đắn. Việc tạo ra một mạng lưới nhanh và rẻ vừa là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm của nó. Mạng lưới sẽ trở nên tập trung hơn và qua đó gia tăng nguy cơ của các đợt tấn công mạng. Tuy nhiên, ở thời điểm thị trường đang phát triển nóng như hiện tại, việc ưu tiên xây dựng hệ sinh thái có lẽ cũng là một sự lựa chọn phù hợp.

Hi vọng bài viết này đã mang đến cho độc giả những kiến thức hữu ích. Đừng quên chia sẻ bài viết này nếu như bạn thấy hay. Và hẹn gặp lại bạn tại các bài viết tiếp theo trên BeInCrypto nhé.

Câu hỏi thường gặp

Có nên đầu tư vào Solana trong năm 2024?

🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ