Trusted

Tìm hiểu về Hệ sinh thái Solana (SOL)

14 mins
Bởi Vivian
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

In Brief

  • Quá trình hình thành và phát triển
  • Tổng quan về hệ sinh thái Solana
  • Top những dự án lớn trong hệ sinh thái Solana
  • Điều gì khiến giá Solana tăng vọt?
  • Điều gì tiếp theo cho Solana?

Được ra mắt vào khoảng tháng 4 năm 2020, Solana (SOL) là một trong những cái tên bùng nổ nhất trên thị trường tiền mã hoá trong năm 2021. Chỉ trong vỏn vẹn chưa đầy một năm, giá của đồng coin này đã tăng từ khoảng 1.5 USD lên hơn 250 USD, tại thời điểm viết bài. Điều này đã khiến nó trở thành đồng tiền điện tử lớn thứ 6 trên thế giới, với vốn hóa thị trường lên tới 61 tỷ USD.

Sự tăng trưởng thần tốc trên được “chống lưng” bởi hệ sinh thái Solana – vốn đang được đánh giá là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Ethereum. Vậy hệ sinh thái của Solana có đặc điểm gì nổi trội? Và tiềm năng giá của SOL sẽ đạt đến đâu trong tương lai? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Quá trình hình thành và phát triển 

Đội ngũ phát triển và backers

Solana (SOL) là một nền tảng blockchain mã nguồn mở hiệu suất cao, với mục tiêu tìm cách cung cấp giải pháp cho các vấn đề mà blockchain BitcoinEthereum không thể giải quyết được. Theo đó, Anatoly Yakovenko, một cựu kỹ sư của Dropbox, hợp tác với Greg Fitzgerald và Eric Williams đã giới thiệu Solana vào năm 2017. Theo các nhà phát triển của dự án, Solana là blockchain thế hệ thứ tư nhằm cung cấp “cơ sở hạ tầng mở cần thiết cho việc áp dụng toàn cầu”.

Cụ thể, Yakovenko muốn tạo ra một nền tảng blockchain có khả năng mở rộng cao. Theo đó, hệ sinh thái Solana sẽ sử dụng cơ sở hạ tầng mở để cung cấp khả năng mở rộng hơn đáng kể so với các giao thức blockchain hiện tại.

Đáng chú ý là mạng Solana sử dụng bằng chứng về sự đồng thuận lịch sử. Công nghệ này giúp tăng cường mạng lưới phát triển các bản ghi. Những bản ghi này có thể được sử dụng để theo dõi và chứng minh các sự kiện lịch sử.

Đội ngũ phát triển của Solana bao gồm các chuyên gia giàu kinh nghiệm, đến từ các tổ chức hàng đầu như Apple, Qualcomm, Intel, Google, Microsoft, Twitter, Dropbox, v.v. Chỉ riêng điều này, chúng ta có thể nói rằng Solana thực sự có khả năng cạnh tranh trong việc phát triển các công nghệ đột phá.

Sau khi ra mắt, Solana đã thu hút được sự ủng hộ từ các công ty nổi tiếng trong không gian blockchain và DeFi, bao gồm Multicoin Capital, CMCC, Tether, Chainlink, Serum, v.v.

Sự đa dạng của hệ sinh thái Solana

Hiện tại, trong hệ sinh thái của Solana đã có khoảng hơn 200 đối tác và dự án tiền điện tử khác nhau. Tiêu biểu bao gồm các AMM (Nền tảng tạo thị trường tự động – Serum), các Oracles (Chainlink, Gravity, Switchboard, Band Protocol và Nozomi), các dự án stablecoin, ví và sàn giao dịch….

Nếu phân loại cụ thể, trong hệ sinh thái của Solana đang có những dạng dự án như sau:

  • Ví (Wallet): Phantom, Sollet và Solflare là những ví được sử dụng phổ biến nhất trên hệ sinh thái Solana. Trong đó, Phantom được coi là một trong những sản phẩm tốt nhất từ ​​góc độ UX. 
  • DeFi: Serum và Raydium là hai dự án DeFi nổi tiếng nhất trên Solana. Trong đó, Serum là một DEX, Raydium là một AMM. 
  • Tooling + Explorer, Solscan: nơi bạn có thể xem thông tin các giao dịch của mình cũng như lịch sử của các giao dịch khác trên mạng lưới.
  • Stablecoin: Tether (USDT) và USD Coin (USDC) là hai trong số những stablecoin phổ biến nhất, được sử dụng để đại diện cho USD.
  • Thị trường NFT: Để bắt kịp với sự bùng nổ của NFT, mới đây Solana cũng đã cho ra mắt nền tảng NFT riêng của mình gồm solanart.io, magic eden và solsea.io. Tại đây, mọi người có thể niêm yết các NFT của họ trên các nền tảng này để bán lại hay làm những việc khác.
  • GameFi: Solana có hai dự án game được chú ý gần đây là Star Atlas và Aurory.

Tổng quan về hệ sinh thái Solana

Hệ sinh thái Solana (SOL) được biết đến là một nền tảng blockchain hiệu suất cao, cung cấp khả năng mở rộng các khối một cách linh hoạt. Trong đó, SOL là token chính thức của mạng lưới này. Blockchain Solana sử dụng ngôn ngữ lập trình cơ sở kỹ thuật được gọi là Rust. Hay nói cách khác, các nhà phát triển trên Solana sẽ sử dụng Rust để xây dựng các ứng dụng dApps.

Với các ưu điểm nổi bật như, tốc độ xử lý nhanh, an toàn và chống kiểm duyệt, cung cấp một cơ sở hạ tầng mở để áp dụng trên toàn cầu, Solana là một trong những nền tảng được nhiều dự án lựa chọn để phát triển các sản phẩm của mình, như tài chính phi tập trung (DeFi), Web3 và các trò chơi blockchain. Hiện tại, hệ sinh thái Solana đã có hơn 400 dự án lớn nhỏ đa dạng khác nhau. Và chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong các phần sau của bài.

hệ sinh thái solana

Một trong những tính năng nổi bật của Solana là khả năng mở rộng với tốc độ xử lý hơn 50,000 giao dịch mỗi giây (TPS). Trong khi con số này là 30 TPS ở Ethereum. Nguyên nhân chính khiến Solana có thể đạt được tốc độ như vậy là do sự kết hợp của các thuật toán đồng thuận – Bằng chứng cổ phần (Proof of Stake) và Bằng chứng lịch sử (Proof of History).

SOL, token gốc của Solana, được sử dụng để thanh toán phí giao dịch cũng như staking hỗ trợ mạng lưới. SOL, có tổng nguồn cung là 506 triệu với khoảng 60% đã được lưu hành. Tại thời điểm viết bài, đồng coin này hiện đang đứng thứ 10 trong bảng xếp hạng các loại tiền điện tử hàng đầu, với giá vào khoảng hơn 250 USD, tương đương  45 tỷ USD vốn hóa thị trường.

Vào tháng trước, TVL của các dự án DeFi trên Solana đã vượt mốc 4 tỷ USD. Trong khi đó, đối thủ Ethereum vẫn dẫn đầu trong lĩnh vực này với hơn 130 tỷ USD giá trị tài sản trong DeFi.

Hệ sinh thái Solana mang lại lợi ích gì so với các nền tảng Blockchain khác?

Đầu tiên , Solana loại bỏ các vấn đề về khả năng mở rộng mà hầu hết các nền tảng blockchain hiện tại mắc phải. Ví dụ: nền tảng Ethereum bị tắc nghẽn và chậm chạp do có rất nhiều dự án DeFi đang xây dựng trong hệ sinh thái của nó. Tuy nhiên, blockchain Solana có khả năng mở rộng khá linh hoạt. Điều này giúp lưu lượng giao dịch của mạng tỷ lệ thuận với băng thông của nó.

Theo các thử nghiệm được thực hiện vào tháng 3 năm 2020, Solana được chứng minh có khả năng đạt 56,000 TPS. Điều này mang lại cho Solana một lợi thế vững chắc so với các nền tảng blockchain phổ biến khác, như Bitcoin hay Ethereum.

Bảng so sánh công nghệ của Solana với các blockchain khác
Bảng so sánh công nghệ của Solana với các blockchain khác

Hơn nữa, hệ sinh thái Solana đã đạt được những tiến bộ vượt bậc nhằm đạt được khả năng tương tác. Nó đã được kết nối với hệ sinh thái Ethereum thông qua cầu Wormhole. Theo đó, Wormhole cho phép người dùng giao dịch giữa Ethereum và Solana, đồng thời chuyển đổi token ERC-20 thành tiêu chuẩn SPL của riêng Solana. Các nhà phát triển dApp (ứng dụng phi tập trung) cũng có thể tải xuống mã phần mềm Solana từ Solana Lab’s Github, giúp việc bắt đầu xây dựng trong hệ sinh thái Solana trở nên đơn giản hơn.

Hệ sinh thái Solana hoạt động như thế nào?

So với các hệ sinh thái lâu đời như Bitcoin hay Ethereum, hệ sinh thái Solana sử một số công nghệ mới tiên tiến hơn. Cụ thể, những công nghệ này đã tạo điều kiện cho blockchain Solana tăng tốc độ xử lý giao dịch cũng như cải thiện mức độ bảo mật. 

Proof-of-Stake

Đầu tiên là nền tảng này sử dụng cơ chế đồng thuận được ủy quyền Proof-of-Stake (DPoS). Các blockchain chạy trên DPoS thường nhanh hơn nhiều so với các blockchain PoS truyền thống. Theo đó, chuỗi khối Solana mất trung bình khoảng 2.34 giây để tạo ra một khối mới. Con số này nhanh hơn nhiều lần so với hầu hết các blockchain khác.

Xét trên hầu hết các phương diện, blockchain DPoS khá tương tự với blockchain PoS. Trong một mạng lưới, khi staking SOL, bạn có thể chọn đảm nhận một trong hai vị trí – người xác thực (validator) hoặc người ủy quyền (delegator). Người xác thực là người hỗ trợ quá trình xử lý các giao dịch trên chuỗi. Những người nắm giữ càng nhiều token gốc của mạng lưới thì càng có nhiều khả năng trở thành người xác thực. Do đó, vị trí này thường dành cho những người thực sự đầu tư vào nền tảng đó. Người xác thực sẽ nhận được phần thưởng là token gốc khi họ xác thực giao dịch và tạo thêm nhiều khối hơn trên chuỗi.

Tuy nhiên, trở thành người xác thực yêu cầu bạn phải staking một số lượng lớn tiền điện tử Solana. Điều mà không phải ai cũng đủ điều kiện tài chính để làm được. Do đó, bạn có thể  lựa chọn để trở thành người ủy quyền, bằng cách ủy quyền lượng token SOL mà bạn nắm giữ cho người xác nhận mà bạn lựa chọn. Lợi ích của việc trở thành người ủy quyền là bạn có thể quyết định những người tham gia nào trên mạng phù hợp nhất để trở thành người xác nhận và nhờ họ hỗ trợ.

Tower BFT

Tiếp theo là hệ thống Tower BFT (Byzantine Fault Tolerance) được sử dụng bởi hệ sinh thái Solana. Về cơ bản, đây là phiên bản nâng cấp của hệ thống PBFT (Practical Byzantine Fault Tolerance) được sử dụng bởi các blockchain DPoS khác. Hệ thống Tower BFT giúp cải thiện khả năng phản hồi của mạng bằng cách cho phép người xác thực trên Solana bỏ phiếu về trạng thái của sổ cái. Thêm vào đó, nó cũng lưu giữ hồ sơ của các phiếu bầu trước đó. Vì vậy người xác thực chỉ có thể tham khảo các phiếu bầu trước đó của họ, thay vì chạy toàn bộ chuỗi giao dịch, điều này giúp tăng tốc quá trình xác nhận.

Proof of History (POH)

Hệ sinh thái Solana cũng sử dụng cơ chế Proof of History (POH). Những gì hệ thống này làm là áp dụng dấu thời gian cho mọi phê duyệt giao dịch. Đến lượt mình, các dấu thời gian này cho phép các nút trên mạng tìm ra chuỗi sự kiện phù hợp. Vì vậy, giao thức POH về cơ bản đóng vai trò của một đồng hồ mật mã trên blockchain Solana.

Gulf Stream

Cơ chế Gulf Stream giúp tăng thêm tốc độ của chuỗi khối Solana bằng cách loại bỏ mempool. Theo đó, trên một blockchain thông thường, mempool là nơi các giao dịch được tập hợp trước khi một nút chọn chúng để được xác thực và đưa vào một khối mới. Nhưng Gulf Stream cho phép mạng gửi các giao dịch mới tới trình xác thực ngay cả trước khi tất cả các giao dịch trên khối hiện tại được chấp thuận.

Sealevel

Hệ thống Sealevel được blockchain Solana sử dụng để phát triển các hợp đồng thông minh có thể chạy song song và có khả năng sử dụng các giao thức giống nhau. Bằng cách này, hàng nghìn hợp đồng thông minh có thể chạy cùng lúc mà không làm giảm tốc độ của chuỗi khối Solana.

Các công nghệ tiên tiến khác

Ngoài các hệ thống nói trên, còn có Pipelining. Đây là một đơn vị xử lý giao dịch hoạt động để giảm thiểu thời gian xác thực khối. Turbine, một giao thức phát sóng blockchain chia dữ liệu thành các bit nhỏ hơn có thể được gửi đến các nút dễ dàng hơn và sử dụng ít băng thông hơn. Archivers – cơ chế lưu trữ cho phép người xác thực truy cập nhanh vào lịch sử giao dịch trên mạng và các thông tin khác. Và Cloudbreak, cơ sở dữ liệu tài khoản của hệ sinh thái Solana cho phép hệ thống đọc và ghi thông tin đồng thời.

Vậy Solana có nhược điểm gì không?

Về mặt kỹ thuật, Solana vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Điều này không phải là hiếm đối với các dự án blockchain. Trên thực tế, gần như tất cả các mạng hiện nay đều đang được thử nghiệm về mặt nào đó. Tuy nhiên, nếu bạn đang có ý định đầu tư hoặc xây dựng một ứng dụng trên nền tảng này, thì đây là điều bạn cần lưu ý.

Để có được tốc độ xử lý nhanh như hiện nay, Solana phải trả giá khá nhiều. Cụ thể, các yêu cầu về trình xác thực (những trình xác thực là máy tính giúp chạy mạng Solana) rất cao. Mặc dù về mặt lý thuyết, bất kỳ ai cũng có thể chạy một nút xác thực trên Solana. Nhưng chi phí xây dựng, chạy và bảo trì một máy tính như vậy sẽ khiến nhiều người dùng e ngại. Ngoài ra, điều này cũng làm cho mạng ít phi tập trung hơn. Vì nhiều quyền lực được tập trung vào tay của ít người dùng hơn.

Theo đó, điều này có thể gây ra các rắc rối khác nhau. Ví dụ: các nút trình xác thực không đủ mạnh để xử lý hoạt động mạng. Và điều này có thể khiến mạng bị chậm hoặc không ổn định. Thực tế, điều đó vẫn thỉnh thoảng xảy ra trên Solana.

Cuối cùng, Solana không có quá trình thử nghiệm “thực chiến” đủ dài như Ethereum, vốn đã tồn tại từ năm 2015. Do đó, mạng vẫn có thể tồn tại các lỗi hoặc vấn đề chưa được phát hiện. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất hoặc tính bảo mật của mạng lưới.

Top những dự án lớn trong hệ sinh thái Solana

Nhiều dự án lớn trong ngành công nghiệp tiền điện tử hiện đang bắt tay với hệ sinh thái Solana. Phần lớn là vì các giải pháp về khả năng mở rộng và tương tác của nó. Hãy cùng xem xét một số dự án lớn nhất trên chuỗi khối Solana hiện nay

1. Serum

Serum là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) tốc độ cao, không cần giám sát và được xây dựng trên blockchain Solana bởi FTX và Alameda Research. Tuy nhiên, không giống như một DEX thông thường, Serum là một công cụ đối sánh phi tập trung có thể mở rộng hoàn toàn. Nó có khả năng cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ sinh thái của các sàn giao dịch được kết nối với nhau. Token gốc của nền tảng là SRM.

Serum được tạo ra nhằm mục đích “phân cấp toàn bộ ngăn xếp DeFi”. Nói cách khác, dự án này hướng đến việc tối đa hoá tính phi tập trung trong không gian tiền điện tử. Để tối đa hóa quyền truy cập vào nền tảng, Serum được thiết kế để hỗ trợ hoán đổi tài sản chuỗi chéo, stablecoin, oracles phi tập trung và BTC, BCH, BSV, LTC, ZEC, ETH và ERC-20. 

2. Raydium

Raydium là một AMM (nhà tạo lập thị trường tự động) và nhà cung cấp thanh khoản được xây dựng trong hệ sinh thái Solana cho Serum. Raydium cung cấp tính thanh khoản trên chuỗi cho sổ lệnh trung tâm (central limit order book). Các nhà cung cấp thanh khoản trên Raydium có quyền truy cập vào toàn bộ quy trình đặt lệnh và thanh khoản của Serum.

Raydium đóng vai trò cầu nối cho các dự án mong muốn hợp tác với hệ sinh thái Solana và Serum DEX. Raydium và token gốc là RAY của nó sẽ rất cần thiết trong việc giúp các đối tác hệ sinh thái Solana phát triển hơn nữa.

3. Audius

Ra mắt năm 2021, Audius là một trong những dự án mới nhất trên hệ sinh thái Solana. Tuy nhiên, Audius đã nhanh chóng phát triển và trở thành một trong những ứng dụng nổi tiếng nhất trong cộng đồng tiền điện tử. Theo đó, Audius là một giao thức chia sẻ và phát trực tuyến âm nhạc phi tập trung. Audius cho phép giao dịch trực tiếp giữa người nghe và nhạc sĩ. Vì vậy, theo một cách nào đó, nó cho phép mọi người chia sẻ, phát trực tuyến và kiếm tiền từ nội dung âm thanh. Token gốc của Audius là AUDIO.

Vào ngày 29 tháng 10 năm 2020, Audius đã công bố quyết định tích hợp với hệ sinh thái Solana. Khi số lượng người dùng trên nền tảng tăng lên, phí gas và thời gian tải cũng tăng theo. Audius cho rằng chuỗi khối Solana có thể cung cấp tốc độ, phí thấp và khả năng chống kiểm duyệt mà Audius yêu cầu.

4. The Graph

The Graph là một giao thức lập chỉ mục và truy vấn cho web phi tập trung. The Graph cho phép các nhà phát triển tạo các API mở hoặc Giao diện lập trình ứng dụng, được gọi là subgraph. The Graph hiện đang hỗ trợ lập chỉ mục dữ liệu từ một số mạng, bao gồm Ethereum, IPFS và bây giờ là Solana.

Việc lập chỉ mục của The Graph đối với các blockchains ở Layer-1 cho phép các nhà phát triển có quyền truy cập vào thông tin đa chuỗi mà không cần duy trì các chỉ mục của riêng họ. Với các subgraph, dApps trên Solana có thể hoạt động trên các sự kiện xuyên chuỗi và tìm kiếm dữ liệu chuỗi lịch sử chính xác.

Điều gì khiến giá Solana tăng vọt?

Sự tăng giá của Solana thật đáng kinh ngạc. Tại thời điểm ICO, Solana được bán với giá 0.22 USD. Hiện tại, giá mỗi token SOL vào khoảng hơn 250 USD, tương đương mức tăng 95,000%.

Công bằng mà nói, các đối thủ tiềm năng của Ethereum như Cardano, Polkadot, Dfinity, Terra, Polygon và Avalanche cũng đã tăng giá rất nhiều trong năm qua. Nhưng sự nổi lên của Solana là một điều gì đó rất đặc biệt.

giá sol

Một lý do cho sự tăng trưởng của token SOL là nền tảng này có sự hỗ trợ của sàn giao dịch tiền điện tử lớn FTX, Theo đó, FTX cũng đã khởi chạy một số dự án dựa trên hệ sinh thái Solana. Alameda Research, công ty đứng đằng sau FTX, là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào Solana, cùng với Andreessen Horowitz và Polychain.

Một lý do rõ ràng khác là phí giao dịch của Solana thấp hơn so với hầu hết các đối thủ cạnh tranh.

Cuối cùng, giá trị TVL (tổng giá trị bị khóa) đã được khóa vào các dự án DeFi trên hệ sinh thái Solana cũng đạt mức cao. Theo DefiLlama, một trang web chuyên theo dõi các dự án tài chính phi tập trung, Solana hiện đang là blockchain lớn thứ ba về TVL, với tổng cộng 7.9 tỷ USD thu được từ các dự án trên mạng của nó.

Điều gì tiếp theo cho Solana?

Là một ngôi sao mới nổi lên trong thế giới các nền tảng ứng dụng phi tập trung, Solana vẫn có những điểm mạnh và điểm yếu riêng cần khắc phục. Nhưng nếu xét về tổng quan, Solana thực sự cho thấy nhiều hứa hẹn. Không chỉ vì nó là một hệ sinh thái với nhiều ứng dụng và đang trong quá trình phát triển. Mà Solana còn đang nhận được sự hỗ trợ liên tục từ các backers “khủng” như sàn giao dịch FTX và một số nhà đầu tư mạo hiểm lớn trong không gian tiền điện tử. Có thể vẫn còn một chặng đường dài để Solana bắt kịp được Ethereum, nhưng hiện tại nó đang có vị thế cạnh tranh khá tốt. Điều này sẽ giúp Solana giành được thị phần đáng kể trong thị trường ứng dụng phi tập trung. 

Bạn đang đầu tư vào dự án nào trong hệ sinh thái Solana? Chia sẻ ngay ý kiến trong nhóm Telegram của chúng tôi nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

photo_Vivian_circle.jpg
Tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực content marketing cho các công ty công nghệ. Trong đó gần 3 năm là ở mảng blockchain và cryptocurrency cho các sàn giao dịch tiền điện tử lớn tại thị trường Việt Nam. Là một người sáng tạo nội dung chuyên nghiệp, tôi luôn mong muốn được cung cấp những tin tức chân thực và hữu ích nhất đến với người đọc.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ