Trusted

Tổng quan về Ethereum bridge và sự bùng nổ của các blockchain bridge

11 mins
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Ethereum bridge mang đến khả năng kết nối và trao đổi giữa mạng Ethereum và các mạng blockchain khác hiện nay. Thông qua các giải pháp bridge, nó cho phép thực hiện các tác vụ như trao đổi token hoặc dữ liệu qua lại với nhau. Trong bài viết này, BeInCrypto sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Ethereum bridge nói riêng và blockchain bridge nói chung nhé.

Tổng quan về Ethereum bridge

1. Cơ duyên dẫn đến sự xuất hiện của các giải pháp bridge

Phần lớn chúng ta trước giờ đều khá quen thuộc với các giải pháp blockchain như Bitcoin, Ethereum hay mới đây là Solana,… Mỗi blockchain khác nhau thông thường sẽ nhắm đến việc giải quyết một khía cạnh nào đó của cuộc sống. Lấy ví dụ, Bitcoin giúp tạo ra một mạng lưới trao đổi ngang hàng (P2P) mà không cần qua lớp trung gian. Hay Ethereum tạo ra một nền tảng cho kỷ nguyên của Internet, nơi thế giới Internet thực tại được tái hiện trên một môi trường ngang hàng, phi tập trung và bảo mật.

Mặc dù chưa hoàn thiện nhưng về bản chất mỗi blockchain này lại đang hoàn thành rất tốt vai trò của mình. Tuy nhiên, tử huyệt lớn nhất tồn tại giữa các blockchain này chính là khả năng giao tiếp. Nếu ví mỗi blockchain như một quốc gia thì dường như các quốc gia nay không hề có các hoạt động giao thương hay trao đổi mua bán gì với nhau. Điều này về cơ bản đã tạo ra những rào cản vô hình cho sự phát triển của blockchain nói chung.

Bạn có thể hình dung thế này. Có một quán cafe bạn yêu thích và một ngày nọ họ chuyển sang chỉ chấp nhận thanh toán bằng ETH. Sẽ ra sao nếu như lúc đến đấy trong ví của bạn chỉ đang lưu trữ BTC? Vì cửa hàng không chấp nhận BTC nên bạn sẽ phải bán BTC mình đang có đi và mua về ETH. Điều này quá mất thời gian và đầy rắc rối chưa kể đến việc có thể tốn thêm phí giao dịch nữa.

Chúng ta cần những giải pháp kết nối các nền tảng blockchain này lại với nhau. Để hiện thực hóa điều này, công nghệ cross-chain được hình thành. Dựa trên công nghệ cross-chain, hàng loạt các giải pháp bridge ra đời. Và trong các phần tiếp theo của bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về nó nhé.

2. Ethereum bridge là gì?

Ethereum bridge nói riêng hay blockchain bridge nói chung ám chỉ các giải pháp lớp 2, giúp kết nối các blockchain lại với nhau. Nó sử dụng công nghệ cross-chain, tạo ra các mối liên kết, giúp các blockchain có thể trao đổi token hay dữ liệu qua lại với nhau. Quay lại ví dụ mà mình đã đưa ra ở bên trên, bạn sẽ thấy sự khác biệt ở đây. Nếu sử dụng Ethereum bridge, bạn có thể mua cafe bằng cách sử dụng BTC mà không gặp quá nhiều khó khăn.

Công nghệ cross-chain giúp tạo nên các blockchain bridge.
Công nghệ cross-chain giúp tạo nên các blockchain bridge.

Không chỉ dừng lại ở việc tạo mối liên kết giữa các blockchain khác nhau, các giải pháp bridge còn cho phép khả năng tương tác giữa chuỗi chính và các sidechain của nó. Như vậy, về mặt tổng thể, người dùng và các nhà phát triển sẽ là tác nhân chính được hưởng lợi. Cụ thể:

Chuyển các token được lưu trữ trên một chuỗi khối tới các Dapp trên một chuỗi khối khác.

  • Thực hiện các giao dịch nhanh chóng với chi phí thấp.
  • Triển khai Dapp trên nhiều nền tảng blockchain khác nhau.
  • Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu một số bridge phố biến trên mạng lưới của Ethereum nhé.

3. Tại sao lại là giải pháp lớp 2?

Như chúng ta đã biết, bản thân mạng lưới Ethereum hiện tại đang gặp vấn đề về mở rộng. Hệ lụy kéo theo là tốc độ giao dịch chậm nhưng phí giao dịch lại cao. Thực tế, đội ngũ của Ethereum cũng đã và đang triển khai các phương án để giải quyết vấn đề này. On-chain sharding hoặc chia mạng Ethereum thành nhiều “shards” được xem như là giải pháp khả thi.

Tuy nhiên, đây lại là chiến lược trong dài hạn. Điều đó có nghĩa là phải mất rất lâu nữa vấn đề mở rộng và phí giao dịch mới có thể được giải quyết. Để giảm bớt áp lực cho mạng lưới ở thời điểm hiện tại, các giải pháp ngoài chuỗi được ưu tiên áp dụng. Theo đó, chúng được xây dựng dựa trên mạng chính Ethereum nhưng việc xử lý giao dịch lại diễn ra ngoài chuỗi.

Chúng ta có thể hiểu đơn giản thế này. Trong một giải pháp lớp 2 bất kỳ, các giao dịch cần được xử lý trên chuỗi chính sẽ được chuyển sang lớp 2. Sau khi xử lý xong, kết quả được chuyển trả về chuỗi chính để xác nhận. Về lý thuyết, TPS tại các giải pháp lớp 2 có thể đạt đến 4,000 TPS. Con số này cao hơn rất nhiều so với khả năng hiện tại của mạng Ethereum.

Dựa vào sự khác biệt về công nghệ, các giải pháp lớp 2 cũng được chia thành nhiều dạng khác nhau. Dưới đây là 5 dạng giải pháp lớp 2 hiện có. Cụ thể:

  • Optimistic Rollups: Bao gồm dữ liệu trên chuỗi và các bằng chứng gian lận. Arbitrum bridge mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần tiếp theo sẽ thuộc dạng này.
  • ZK Rollups: Gồm dữ liệu trên chuỗi và các bằng chứng không kiến thức ví dụ như Loopring, Starkware,…
  • Validium: Lưu trữ dữ liệu ngoài chuỗi và bằng chứng không có kiến ​​thức như Matter Labs zkPorter,…
  • Plasma: Lưu trữ dữ liệu ngoài chuỗi và bằng chứng gian lận. Ví dụ như Polygon bridge.
  • State Channels: Ví dụ như Connext, Raiden,…

Một số Ethereum bridge phổ biến

Với sự phổ biến của mạng lưới Ethereum, không khó hiểu khi nó được chọn là điểm đến của các bridge từ nhiều blockchain khác. Hiện tại, các giải pháp Ethereum bridge vẫn đang giữ top đầu về tỷ lệ TVL trên thị trường hiện nay.

1. Tổng giá trị TVL trên các Ethereum bridge

Theo thống kê từ @eliasimos trên Dune, TVL của các giải pháp Ethereum bridge đã chạm ngưỡng 6.73 tỷ USD. Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nó chứng kiến mức tăng trưởng tới 46.2% chỉ trong 30 ngày trở lại đây. Chính sự phát triển nóng của DeFi là tác nhân của sự bùng nổ này.

TVL của cac giải pháp Etherum bridge đạt 6.73 tỷ USD. Nguồn: @eliasimos.
TVL của cac giải pháp Etherum bridge đạt 6.73 tỷ USD. Nguồn: @eliasimos.

Hiện tại, có khá nhiều giải pháp Ethereum bridge thu hút được một dòng tiền lớn thời gian gần đây. Điển hình trong số đó, Arbitrum bridge đã vượt qua Polygon ERC-20 bridge để trở thành nền tảng thu hút dòng vốn lớn nhất hiện nay. Trong phần tiếp theo, hãy cùng BeInCrypto điểm nhanh qua các giải pháp blockchain bridge này nhé.

2. TOP 3 Ethereum bridge phổ biến nhất hiện nay

Theo thống kê từ @eliasimons, Arbitrum bridge hiện có TVL lớn nhất trong số các Ethereum bridge hiện nay. Ước tính nó đạt mức 2.539 tỷ USD tính đến thời điểm mình viết bài này. Vị trí thứ hai dành cho Polygon ERC-20 bridge với 2.079 tỷ USD. Avalanche bridge nằm ở vị trí thứ ba với 1.666 tỷ USD.

Arbitrum bridge có mức TVL lớn nhất hiện tại.
Arbitrum bridge có mức TVL lớn nhất hiện tại.

a. Arbitrum bridge

Arbitrum bridge là một bộ giải pháp mở rộng quy mô trên Ethereum. Nó cho phép các thực thi các hợp đồng thông minh với chi phí thấp trong khi vẫn bảo mật một cách đáng tin cậy. Arbitrum có ba chế độ AnyTrust Channels, AnyTrust Sidechains và Arbitrum Rollup.

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là hiện tại Arbitrum chỉ hỗ trợ kết nối giữa L1 và L2 của mạng Ethereum. Điều đó có nghĩa là tài sản hoặc dữ liệu có thể di chuyển từ Ethereum sang chuỗi Arbitrum và ngược lại. Về nguyên tắc, bất kỳ loại tài sản nào tuân theo chuẩn của Ethereum đều có thể di chuyển được bao gồm ETH hoặc các token ERC-20, ERC-721,…

Biến động TVL trên Arbitrum bridge. Nguồn: Etherscan.io.
Biến động TVL trên Arbitrum bridge. Nguồn: Etherscan.io.

Trên thực tế, Arbitrum bridge vừa mới chứng kiến một đợt bùng nổ trong thời gian gần đây. Vào thời điểm ngày 29/5/2021, tổng giá trị trên Arbitrium (TVL) mới chỉ bắt đầu ở hơn 6,000 USD. Tuy nhiên, thời kỳ đỉnh cao, vào ngày 16/9 vừa qua, TVL đã tăng lên mức 2,657,132,014 tỷ USD. Sau lần đột phá này, chỉ riêng Arbitrum bridge đã chiếm 36% thị phần của các giải pháp Ethereum bridge hiện tại.

b. Polygon bridge

Polygon bridge về cơ bản là một tập hợp các hợp đồng giúp di chuyển tài sản từ chuỗi gốc (root chain) sang chuỗi con (child chain). Trên thực tế, Polygon đưa ra hai dạng bridge tương thích với mạng lưới Ethereum. Đầu tiên là Polygon Plasma bridge và hai là là Polygon PoS Bridge. Về cơ bản thì hai dạng này có một số điểm khác biệt sau đây:

Sự khác nhau giữa Polygon Plasma và PoS bridge. Nguồn: Matic.
Sự khác nhau giữa Polygon Plasma và PoS bridge. Nguồn: Matic.
  • Polygon Plasma bridge: Plasma là một dạng chuỗi thứ cấp (child chain). Nó bị giới hạn trong việc tương tác với chuỗi chính. Đây là một giải pháp lớp 2 (L2), mở rộng quy mô cho Ethereum. Hiểu đơn giản là nó cung cấp một môi trường để xây dựng các Dapp ngoài chuỗi an toàn và có khả năng mở rộng tốt. Nhược điểm của dạng bridge này là sẽ có một vài giới hạn với các token trên child chain. Đồng thời với đó, thời gian rút tiền từ Polygon sang Ethereum qua Plasma bridge lên đến 7 ngày.
  • Polygon PoS bridge: Đây cũng là một giải pháp lớp 2 tương thích với Ethereum (commit chain). Ngược lại ở Plasma bridge, PoS bridge mang đến lợi thế về bảo mật cũng như tốc độ trong quá trình sử dụng. Đó là lý do tại sao Polygon PoS bridge thường được ưu tiên sử dụng nhiều hơn.
Polygon bridge hiện chiếm 28.8% thị phần Ethereum bridge hiện tại.
Polygon bridge hiện chiếm 28.8% thị phần Ethereum bridge hiện tại.

Tại thời điểm mình viết bài này, Polygon bridge hiện đang nắm giữ 28.8% thị phần của Ethereum bridge. Theo giá trị ETH hiện tại, 2,125,919,606 USD. Polygon đã từng có thời điểm giữ vị trí đầu trong phân khúc. Tuy nhiên, ngày sau đó nó đã bị soán ngôi bởi Arbitrum bridge và nắm giữ vị trí thứ hai.

c. Avalanche bridge

Avalanche bridge là giải pháp nắm giữ thị phần lớn thứ ba hiện tại. Avalanche bridge (AB) có thể được sử dụng để chuyển các token theo chuẩn ERC-20 từ Ethereum sang C-Chain của Avalanche và ngược lại. Và đương nhiên, tốc độ nhanh hơn với mức phí thấp hơn là những gì mà Avalanche bridge hứa hẹn mang lại cho người dùng DeFi.

Avalanche bridge trao quyền cho người dùng khóa các tài sản ETH dưới dạng WETH, ERC-20 hoặc ERC-721 trong hợp đồng ChainBridge trên Ethereum. Sau đó, một token có giá trị tương đương sẽ được tạo ra (mint) trên Avalanche và gửi đến địa chỉ mong muốn. Sau đó, token đó có thể được sử dụng trên bất kỳ ứng dụng DeFi nào trên Avalanche. Và điều đương nhiên, người dùng có thể chuyển qua lại bất kỳ lúc nào họ muốn.

Avalanche bridge chiếm 23.4% market share.
Avalanche bridge chiếm 23.4% market share.

AB hiện đang nắm giữ 23.4% thị phần trong số các giải pháp về Ethereum bridge. Lượng market share này tương đương với giá trị 1,731,381,815 USD ở thời điểm hiện tại. Mặc dù ở vị trí thứ ba nhưng nó có sự cách biệt khá xa so với các giải pháp khác. Hiện TVL của các giải pháp này đang dao động dưới 470 triệu USD.

Top 3 giải pháp Ethereum bridge.
Top 3 giải pháp Ethereum bridge.

Sự phân bổ tài sản trên các Ethereum bridge

Chúng ta có thể thấy Ethereum bridge thì có nhiều giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, chỉ top 3 giải pháp bridge đã chiếm 88.2% tổng thị phần Ethereum bridge hiện tại. Trong phần tiếp theo này, hãy cùng BeInCrypto xem sự phân bổ tài sản trong các giải pháp này như thế nào nhé.

Top 3 giải pháp Ethereum bridge chiếm 88.2% thị phần.
Top 3 giải pháp Ethereum bridge chiếm 88.2% thị phần.

Hình trên đây cho chúng ta thấy bức tranh toàn cảnh về vấn đề này. Theo thống kê từ @eliasimons, tại thời điểm mình viết bài này, chúng ta có:

  • 38.8% tương đương với 2,862,759,240 USD là lượng WETH hoặc ETH.
  • 18.4% tương đương với 1,358,183,330 USD là USDC. Trong khi đó, một đồng stablecoin khác là USDT cũng chiếm 10.8% tương đương 795,925,563 USD.
  • 14.2% tương đương với 1,046,366,443 USD là WBTC.
Lượng phân bổ tài sản trên các Ethereum bridge.
Lượng phân bổ tài sản trên các Ethereum bridge.

Có thể thấy, bằng công nghệ cross-chain, các giải pháp Wrapped token đã mang đến một lượng thanh khoản lớn. Đặc biệt là nhờ có Wrapped token, một lượng lớn BTC đã trở nên hữu dụng với thị trường DeFi. Điều này phần nào cho thấy tiềm năng của việc tận dụng và sử dụng các nguồn tiền khác chuỗi hiện nay. Đây được xem như là câu trả lời cho việc bùng nổ của các giải pháp bridge trong thời gian vừa qua.

Lý giải sự bùng nổ của Ethereum bridge

Không khó để chúng ta có thể hiểu được sự bùng nổ của các giải pháp Ethereum bridge này. Chỉ trong một thời gian ngắn, thị trường đã huy động được một lượng lớn tài sản tham gia. Tuy nhiên, tựu chung lại, chúng ta sẽ thấy một số nguyên nhân sau đây.

  • Thứ nhất, sự bùng nổ của DeFi: Tại thời điểm này cách đây một năm, thị trường DeFi với chỉ thu hút được 8.3 tỷ USD. Theo DefiLlama, con số này hiện đang là 160 tỷ USD (gấp 20 lần). So với các thị trường tài chính truyền thống như vàng, bạc,… con số này còn quá nhỏ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được tiềm năng phát triển của nó.
TVL thị trường DeFi một năm trước chỉ dừng lại ở 8.3 tỷ USD. Nguồn: DefiLlama.
TVL thị trường DeFi một năm trước chỉ dừng lại ở 8.3 tỷ USD. Nguồn: DefiLlama.
  • Thứ hai, tính cô lập của các mạng lưới blockchain: Thị trường tiền điện tử có lẽ đã tôn thờ một chủ nghĩa “không có blockchain nào làm được tất cả”. Bản thân các blockchain cũng đang từng bước khiến mình cởi mở hơn so với bên ngoài. Tuy nhiên, thay vì chờ đợi theo chiến lược dài hạn, thị trường cần có những giải pháp ngắn hạn để tận dụng cơ hội này.

Lời kết

Có thế nói, các giải pháp tương tự như Ethereum bridge mang đến sự kết nối giữa các blockchain khác với mạng lưới Ethereum. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ có một mạng lưới rộng mở hơn, mang lại thuận tiện cho người dùng và nhà phát triển. Thông qua các giải pháp bridge hay công nghệ cross-chain, mạng lưới blockchain sẽ ngày càng hoàn thiện. Nó có thể được xem như là tiền đề cho việc ứng dụng rộng rãi vào cuộc sống hiện nay.

Hi vọng bài viết này đã mang đến cho độc giả những kiến thức bổ ích và giá trị. Đừng quên chia sẻ bài viết này nếu như bạn thấy hay. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo tại BeInCrypto nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ