Trusted

Tổng quan về dự án Olympus DAO và token OHM

7 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Olympus là một giao thức DeFi với mục tiêu xây dựng một hệ thống tiền tệ toàn cầu, được hỗ trợ bởi tiền điện tử.

Tổng quan về giao thức Olympus

1. Olympus là gì?

Về cơ bản thì Olympus là một dự án DeFi được tạo ra nhằm hình thành một loại tài sản toàn cầu, được hỗ trợ bởi tiền điện tử chứ không phải USD. Mục tiêu của dự án là xây dựng một hệ thống tiền tệ được kiểm soát bằng chính sách, trong đó hành vi của token OHM được kiểm soát ở mức cao bởi Olympus DAO. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về giao thức này, hãy cùng nhìn lại cách các đồng stablecoin như USDT, USDC… hoạt động như thế nào nhé.

Ai trong chúng ta cũng biết rằng đằng sau mỗi đồng stablecoin như USDT, USDC,… là đồng đô la Mỹ. Theo CoinGecko thì chúng ta có khoảng 174 tỷ USD vốn hóa của các đồng stablecoin tính đến thời điểm hiện tại. Vấn đề ở đây là Chính phủ Hoa Kỳ lại kiểm soát các chính sách tiền tệ liên quan đến đồng đô la Mỹ. Khi đồng bạc xanh mất giá, các loại tiền điện tử neo theo nó cũng bị ảnh hưởng. Tương tự như vậy, hàng loạt các đồng stablecoin neo theo giá của các loại tiền tệ fiat khác cũng gặp vấn đề tương tự khi nó nhất nhất tuân theo biến động của các loại tiền pháp định này.

Để giải quyết vấn đề này thì giao thức Olympus được hình thành. Nó tạo ra một kho lưu trữ để người dùng gửi, bán hoặc thế chấp tiền điện tử của họ vào để đổi lại token gốc của giao thức (OHM). Nghe qua thì bạn sẽ thấy nó có phần giống với DAI trong giao thức Compound nhưng trên thực tế thì có một lưu ý là nó sẽ không được neo theo giá 1 USD tương tự như các stablecoin mà chúng ta vẫn thường thấy. Chi tiết về vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở phần sau nhé.

2. Olympus hoạt động như thế nào?

Trong vai trò của một kho lưu trữ, Olympus cũng giống như các giao thức khác sẽ tìm cách để thu hút thanh khoản từ người dùng. Tuy nhiên, cách làm của nó có phần hơi khác biệt so với các giao thức khác. Lấy ví dụ như trường hợp của Uniswap, để tạo ra thanh khoản, giao thức sẽ kêu gọi người dùng đóng góp tiền điện tử của họ vào đây. Đổi lại, họ sẽ được chia một phần phí giao dịch khi người dùng thực hiện swap.

Olympus thu hút người dùng cung cấp thanh khoản bằng cách yêu cầu họ bán, gửi, thế chấp tiền điện tử họ đang nắm giữ để nhận lại token gốc của giao thức. Lúc này, họ sẽ trực tiếp sở hữu lượng tiền điện tử đó nên về cơ bản lượng thanh khoản sẽ ổn định hơn. Tại thời điểm viết bài, Olympus hiện nắm giữ khoảng 99.5% lượng thanh khoản trên giao thức. 

Hiện tại, 1 OHM có giá 62.58 USD được hỗ trợ bằng 56.47 USD
Hiện tại, 1 OHM có giá 62.58 USD được hỗ trợ bằng 56.47 USD

Khi giá trị của OHM lớn hơn giá trị thị trường của tài sản dự trữ, giao thức sẽ tạo thêm OHM để pha loãng nguồn cung, kéo giá của nó giảm đi. Ngược lại, nếu giá OHM xuống dưới 1 USD, giao thức sẽ tiến hành đốt OHM khỏi nguồn cung, tạo độ khan hiếm để tăng giá trị. Như đã nói ở trên, giá OHM không được neo với 1 USD như các stablecoin. Nó được thả nổi tự do để thị trường quyết định giá.

Cụ thể, Olympus bao gồm kho bạc được quản lý theo giao thức (protocol managed treasury – PMT), thanh khoản do giao thức sở hữu (protocol owned liquidity – POL), cơ chế bond (bond mechanism) và phần thưởng từ stake được thiết kế để kiểm soát việc mở rộng nguồn cung. Lợi nhuận tạo ra từ việc bán trái phiếu sẽ được chuyển đến kho bạc, sau đó sẽ phân phối OHM cho những staker. Bond thanh khoản cho phép giao thức tích lũy thanh khoản của chính nó.

3. Các công cụ chính sách tiền tệ

Ở phần này, chúng ta hãy đi sâu vào cách nó ban hành chính sách tiền tệ như thế nào nhé. Có hai cơ chế chính được giao thức sử dụng để thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ của nó: Staking and Bonding.

Staking

Staking là quá trình mà qua đó giao thức phát hành OHM mới. Hiện tại, hơn 84% nguồn cung cấp OHM được đem đi stake. Sau khi stake, người nắm giữ sẽ nhận về sOHM. Phần thưởng OHM được trả sau mỗi tám giờ.

Lượng OHM được stake. Nguồn: Dune Analytics
Lượng OHM được stake. Nguồn: Dune Analytics

Như vậy có nghĩa là phần thưởng được cộng lại ba lần một ngày. Điều này có thể giúp giải thích tại sao Olympus có APY cao như vậy. APY tại thời điểm mình viết bài này là 1,610.2%.

APY staking trên Olympus
APY staking trên Olympus

Olympus có thể duy trì những lợi suất này vì mỗi OHM chỉ cần 1 USD để hỗ trợ. Trong khi mỗi token OHM đang lưu hành hiện có nhiều hơn thế trong việc hỗ trợ. Giao thức có thể sử dụng các tài sản dư thừa này để phát hành nhiều token hơn. Điều đó cũng có nghĩa là khi giá trị của kho bạc tăng lên, thì khả năng mint OHM và tiếp tục trả lợi suất cao cho các nhà sản xuất cũng tăng theo.

Bonding

Bonding là quá trình bán một tài sản cho Olympus để đổi lấy OHM. Giao thức ban đầu chỉ cung cấp trái phiếu cho các token OHM-DAI và OHM-FRAX LP. Sau đó nó đã được mở rộng để bao gồm các đồng stablecoin thuần túy. Olympus mua tài sản kho bạc từ các nhà đầu tư với mức giá trị không có rủi ro và thanh toán lại cho họ bằng token OHM với mức chiết khấu sau một khoảng thời gian xác nhận nhất định (hiện tại là 5 ngày). 

Tỷ lệ chiết khấu của OHM còn được gọi là phí bảo hiểm của bonding. Phí bảo hiểm này càng cao, nhà đầu tư sở hữu OHM sẽ nhận được càng nhiều tài sản của họ sau thời gian vesting. Phí bảo hiểm tăng theo tỷ lệ nợ. Càng có nhiều OHM mà giao thức muốn bán thông qua bonding thì chiết khấu càng cao và ngược lại.

Bằng cách hứa hẹn tỷ lệ hoàn vốn cao (APY) trên các pool staking, Olympus khuyến khích những người nắm giữ OHM hiện tại stake OHM của họ. Điều này cũng khuyến khích các nhà đầu tư mua OHM từ thị trường hoặc thực hiện nhiều liên kết hơn với giao thức để có nhiều OHM hơn. Điều này giữ cho giá OHM luôn ở mức cao, bảo vệ giao thức không cần phải mua lại thanh khoản từ nhóm.

Token OHM của giao thức Olympus

1. Thông tin chung

  • Ký hiệu: OHM.
  • Mạng lưới: Ethereum (ERC-20).
  • Hợp đồng: 0x64aa3364f17a4d01c6f1751fd97c2bd3d7e7f1d5.
  • Tổng cung: 10,517,253 OHM.
  • Tổng cung đang lưu hành: 9,603,684 OHM.

2. Sàn giao dịch và ví lưu trữ OHM

  • Sàn giao dịch: Tính đến thời điểm hiện tại, người dùng chỉ có thể mua và sở hữu OHM thông qua các sàn DEX như Uniswap v2 hoặc SushiSwap.
  • Ví lưu trữ: OHM tuân theo chuẩn ERC-20, do đó chúng ta có thể lưu trữ nó trên các ví hỗ trợ chuẩn giao thức này như MetaMask, MyEtherWallet,…
  • Giá OHM: Theo dữ liệu từ CoinGecko, mức giá tại thời điểm viết bài là 64.11 USD. Mức giá này đã thấp hơn 95.5% giá trị so với mức cao nhất được thiết lập hồi tháng 4/2021. Với mức giá hiện tại như vậy đã đưa vốn hoá thị trường của đồng coin này xuống mức 615 triệu USD, xếp hạng thứ 130 trong bảng xếp hạng của CoinGecko.
Biến động giá của token OHM. Nguồn: CoinGecko
Biến động giá của token OHM. Nguồn: CoinGecko

3. OHM có phải là một stablecoin không?

Như mình đã nói ở trên, OHM không phải là một stablecoin. OHM hướng tới mục tiêu trở thành một loại tiền thuật toán phi tập trung được hỗ trợ bởi các tài sản phi tập trung khác. Giống như tiêu chuẩn vàng, OHM tạo ra một giá trị tự do thả nổi mà người sử dụng nó luôn có thể dựa vào, đơn giản vì giá trị nội tại của nó có được từ dự trữ kho bạc riêng.

Mỗi OHM được hỗ trợ bởi 1 DAI thay vì được gắn với nó. Vì kho bạc hỗ trợ mỗi OHM với ít nhất 1 DAI, giao thức sẽ mua lại và đốt OHM khi họ giao dịch dưới 1 DAI. Do đó, giá OHM đã trở lại 1 DAI. Giao thức không áp đặt bất kỳ giới hạn trên nào đối với giá OHM. Vì vậy, nó luôn có thể giao dịch trên 1 DAI.

Lời kết

Olympus được cho là một trong những dự án DeFi và nóng nhất trong mùa hè năm 2021. Nó nổi bật so với các dự án khác như cơ chế bonding để có thể tích lũy một kho bạc lớn và khóa thanh khoản cho các nhóm OHM của mình. Tiếp nối sự thành công của Olympus, nhiều bản fork khác đã hình thành như Klima DAO, Wonderland, Snowbank và Gyro.

Hi vọng thông qua bài viết này, BeInCrypto đã mang đến cho độc giả những kiến thức hữu ích về dự án Olympus và token OHM. Hãy tham gia nhóm Telegram của chúng tôi để nhận thêm nhiều bài viết khác về chủ đề này nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ