Xem thêm

Top kênh Podcast hay về tài chính kinh tế dành cho các nhà đầu tư

12 mins
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Ngày nay nghe podcast là một cách hiệu quả để chúng ta tiếp thu những kiến thức mới. Các nội dung podcast ngày càng đa dạng và rất may là hiện nay đã có rất nhiều các podcast hay về tài chính, podcast kinh tế. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu một số podcast hay về tài chính mà bạn nên nghe. 

Trước tiên, chúng ta sẽ thảo luận về những lợi ích của việc trang bị những kiến thức tài chính kinh tế. 

Lợi ích của đầu tư là gì?

Tất nhiên, lợi ích quan trọng nhất của đầu tư là kiếm tiền. Nhưng thực ra vẫn còn rất nhiều lợi ích lớn lao khác. 

Đầu tư sẽ giúp bạn kiếm thêm thu nhập một cách thụ động. Bạn sẽ dùng tiền để tạo ra tiền.

Điều này có nghĩa như thế nào?

a.) Tiền làm việc thay cho bạn

Khi bạn lựa chọn mua một cổ phiếu (sự lựa chọn đó có thể là sau khi bạn nghe lời khuyên từ một podcast hay về tài chính chứng khoán), thi bạn sẽ trở thành một cổ đông của công ty.

Bạn nắm giữ cổ phần và là một chủ sở hữu của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt, giá cổ phiếu tăng và khoản đầu tư của bạn sẽ sinh lời. Và ngược lại công ty làm ăn không tốt thì giá cổ phiếu sẽ đi xuống. 

Mua cổ phiếu bạn sẽ nhận được cổ tức hàng quý/ hàng năm. Mức cổ tức sẽ dựa trên kết quả kinh doanh của công ty. Nếu công ty có kết quả kinh doanh tốt, bạn sẽ tự động thấy số tiền đầu tư ban đầu đã tăng lên.

Nói chung, đầu tư chứng khoán thường sẽ có sức sinh lời cao hơn so với gửi tiền trong ngân hàng với một lãi suất tiền gửi cố định thấp.

b.) Lợi nhuận được giảm thuế

Nếu bạn mua bảo hiểm hưu trí, bạn sẽ không phải trả thuế cho khoản tiền đó kể cả khi sau này bạn rút lãi ra để sử dụng.

Đây là một khoản đầu tư tiền nhàn rỗi vừa sinh lời đảm bảo cho một cuộc sống khi nghỉ hưu mà còn được miễn thuế. Có nhiều cách nhỏ khác để được hưởng lợi.

c.) Tránh lạm phát

Đồng tiền của bạn sẽ mất giá trị theo thời gian do lạm phát. Bằng cách đầu tư bạn đang tránh lạm phát

Nếu bạn đầu tư vào cổ phiếu vào tạo ra được mức sinh lời cao hơn mức làm phát hàng năm thì bạn đã tránh được sự mất giá của đồng tiền theo thời gian rồi. Điều quan trọng là bạn lựa chọn đúng cổ phiếu đầu tư sinh lời. 

d.) Đầu tư các loại chứng khoán phái sinh

Khi nhắc tới đầu tư nhiều người chỉ nghĩ tới thị trường chứng khoán truyền thống. Thực tế còn rất nhiều sản phẩm đầu tư khác.

Bạn có thể đầu tư tiền điện tử, quỹ ETF, giao dịch hợp đồng tương lai, v.v. Các bạn có thể đa dạng hóa các khoản đầu tư của mình với nhiều sản phẩm khác nhau.

Khi nào bạn nên bắt đầu đầu tư?

Đầu tư tài chính

Đầu tư càng sớm thì càng tốt. Với một số vốn ban đầu nhỏ bạn cũng có thể tham gia đầu tư.

Dù bạn là học sinh, sinh viên hay đã đi làm, bạn có thể bỏ ra mỗi tuần 10 – 20 đô la để đầu tư. Vì hoạt động đầu tư là một hành trình dài.

Nếu bạn làm như vậy đều đặn hàng tuần thì bạn sẽ đầu tư $520 một năm! Duy trì trong bốn năm thì bạn đã đầu tư 2,080 đô la. Không kể đến việc các bạn có thể tăng số tiền bỏ ra hàng tuần lên cũng như cổ tức và lãi mà bạn nhận được hàng năm. 

Nhiều người nghĩ rằng nếu không có nhiều tiền thì không thể đầu tư. Phải nghĩ ngược lại mới đúng. Đó là đầu tư là cách mọi người kiếm được nhiều tiền.

Phải luôn ghi nhớ là không bao giờ đầu tư số tiền mà bạn không sẵn sàng mất. 

1) Invest Like the Best

Podcast hay về tài chính

(Tập mới phát hành vài ngày một lần. Thời lượng một tập dao động từ 40 phút đến một giờ)

Invest Like the Best, với người dẫn chương trình là Sean O’Shaughnessy là một podcast hay về tài chính. Bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên đầu tư hàng đầu trong các tập podcast. Nội dung có thể không hấp dẫn đối với người mới trong lĩnh vực tài chính, nhưng các nhà đầu tư đã có chút ít kinh nghiệm có thể học được nhiều điều thú vị từ những chia sẻ của các vị khách mời trong chương trình.

Chương trình của O’Shaughnessy có các khách mời là những CEO từ các công ty nổi tiếng. Ví vụ như Twitch và Eight Sleep. Anh cũng mời các chuyên gia tài chính từ các trường đại học danh tiếng như Yale.

Mỗi khách mời lại có kinh nghiệm đầu tư khác nhau. Họ sẽ hướng dẫn bạn cách phòng tránh lừa đảo trong đầu tư và những diễn biến quan trọng tiếp theo của thị trường.

Các chủ đề đa dạng từ khởi nghiệp đến tiền điện tử, cũng như các cách đầu tư.

Nghe chương trình hàng ngày sẽ giúp bạn nâng cao kiến ​​thức đầu tư hàng ngày.

2) Rule Breaker Investing

Podcast về tài chính Rule Breaker Investing

(Tập mới phát hành vào thứ Tư hàng tuần. Thời lượng một tập trung bình là 50 phút.)

Trong số tất cả các podcast kinh tế tốt nhất, Rule Breaker Investing là một podcast kinh tế hay do chúng tôi đánh giá. Với người dẫn chương trình là David Gardner. Anh là đồng sáng lập của một chương trình tài chính ăn khách The Motley Fool.

Podcast này phân tích các chiến lược đầu tư. Chia sẻ các mẹo về thị trường chứng khoán và tiết lộ các ý tưởng từ cuốn sách “Đầu tư phá vỡ quy tắc” do anh ấy viết.

Về cơ bản, Gardner tuân theo một bộ nguyên tắc nghiêm ngặt khi quyết định đầu tư.

Anh nhấn mạnh mỗi quy tắc trong các tập. Anh sẽ tư vấn cho thính giả dựa trên những bài viết hoặc thảo luận về những đột phá mới nhất của thị trường chứng khoán. Trong một vài tập, Gardner có mời các khách mời đến chia sẻ về kinh nghiệm đầu tư của họ. Và họ có những sự thảo luận so sánh về cách đầu tư của nhau. 

Chương trình cũng giới thiệu về các trò chơi Board games – đặc biệt là những trò liên quan tới lĩnh vực tài chính. Các board games yêu thích trong năm cũng được người dẫn chương trình giới thiệu. Anh mô tả chi tiết cách chơi và cũng tổ chức các trận đấu. 

3) We Study Billionaires

Podcast kinh tế We study bilionaires

(Tập mới phát hành vào thứ Bảy hàng tuần. Thời lượng một tập trung bình là 60 phút.)

Người mà chúng ta muốn xin lời khuyên trong lĩnh vực đầu tư tài chính tất nhiên là các tỷ phú. Podcast về kinh tế “We study billionaires”, do Preston Pysh và Stig Broderson chia sẻ những lời khuyên của các tỷ phú với chúng ta.

 Nội dung chính của podcast này xoay quanh những câu chuyện của các nhà đầu tư tài chính thành công. Thông qua các bài nghiên cứu và phỏng vấn những tỷ phú, họ chia sẻ cho thính giả các phương pháp đầu tư của tỷ phú.

Podcast này tập trung nhiều vào lĩnh vực đầu tư bất động sản và thị trường chứng khoán. Về cơ bản, đo là những chiến lược tốt nhất để thành công trong hai lĩnh vực này. Lãi suất, ETF và các điều khoản đầu tư khác được làm nổi bật và bàn luận một cách chi tiết. Thông qua podcast này bạn được cung cấp những kiến ​​thức tốt nhất về thị trường chứng khoán.

4) Masters in Business

Podcast về tài chính

(Tập mới phát hành vào thứ Sáu hàng tuần. Thời lượng một tập trung bình là 60 phút.)

Người phụ trách chuyên mục của Bloomberg, Barry Ritholtz đã thành lập công ty Quản lý tài sản của riêng mình và cũng tham gia đóng góp nội dung cho TheStreet và CNBC.

Anh ấy chia sẻ các kiến ​​thức một cách tốt nhất trên podcast của chính mình, Masters in Business, với danh nghĩa Bloomberg.

Ritholtz cùng với khách mời là những nhà đầu tư lâu năm, các CEO hàng đầu và các chuyên gia tài chính đã mổ xẻ từng ngóc ngách của thị trường chứng khoán.

Chương trình này cũng nói về những bức tranh lớn hơn – những ý tưởng nào tạo ra hàng tấn tiền? Làm thế nào để chúng ta nhận ra những dự án tiềm năng và đầu tư vào chúng trước khi chúng cất cánh? Nếu bạn đang muốn tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này, thì Masters in Business là podcast kinh tế hay bạn cần nghe.

5) Money for the Rest of Us

podcast kinh tế

(Tập mới phát hành vào thứ Tư hàng tuần. Thời lượng trung bình 30 phút mỗi tập.)

Money for the Rest of Us cũng là một podcast hay về tài chính.

Nhưng nó lại có một hướng tiếp cận khác. Đối tượng thính giả của podcast này là các nhà đầu tư cá nhân. Nhóm những nhà đầu tư không có hàng chục nghìn hay hàng triệu đô la  để đầu tư.

Đối tượng khán giả của podcast này có ngân sách ở mức trung bình thấp. Mục đích của chương trình là giúp các cá nhân quản lý tài chính của bản thân.

Người dẫn chương trình là J. David Stein, một cố vấn tài chính và quản lý tài sản cho các tổ chức hàng đầu.

Anh ấy đã từng quản lý hàng tỷ tỷ đô la. Anh có kỹ năng thuyết trình và kinh nghiệm đầu tư dày dặn. Và giờ đây, anh tập trung vào việc nghỉ hưu. Stein cũng muốn chia sẻ kiến ​​thức, kinh nghiêm trong cuộc đời mình với nhiều người.

Các chủ đề của podcast đa dạng từ cách làm thế nào để làm ít đi mà vẫn kiếm được tiền. Sử dụng bảo hiểm và sau đó là có thể đầu tư số tiền mình tiết kiệm được.

6) Unchained

Podcast kinh tế

(Tập mới phát hành vào thứ Ba và thứ Sáu hàng tuần. Thời lượng trung bình của một tập là 1 giờ 20 phút.)

Unchained là một podcast hay về tài chính và tiền điện tử và blockchain với người dẫn chương trình Laura Shin, một người tiên phong trong truyền thông về tiền điện tử. Shin đề cập về mọi chủ đề đang nổi trên thị trường, từ NFT đến DeFi đến các sàn giao dịch phi tập trung.

Hầu hết các tập đều có khách mời là các CEO và người sáng lập của các dự án tiền điện tử cũng như của các sàn giao dịch blockchain.

Mặc dù podcast này không chia sẻ nhiều về các kinh nghiệm đầu tư, nhưng nó là một podcast kinh tế hay giúp bạn củng cố các góc nhìn của mình về tiền điện tử. Và từ những kiến thức bạn thu thập được thông qua podcast bạn có thể quyết định xem mình có muốn đầu tư tiền điện tử hay không.

Những lý do bạn nên đầu tư 

podcast kinh tế

Tôi đã giới thiệu tới các bạn về các podcast hay về tài chính kinh tế hiện nay. Và chốt lại tôi muốn nhấn mạnh lại những lý do vì sao bạn nên đầu tư.

a) Lợi ích kinh tế trong dài hạn

Thị trường chứng khoán, ngay cả trong thời kỳ tồi tệ nhất, vẫn luôn phục hồi. Đầu tư là vì lợi ích kinh tế trong dài hạn chứ không phải ngắn hạn.

Nhìn vào dữ liệu lịch sử trong suốt một khoảng thời gian dài, thị trường chứng khoán có xu hướng tăng giá. Nếu nhìn vào một tương lai vài chục năm tới thì thị trường cũng vẫn sẽ là một xu hướng tăng giá. Có thể chắc chắn rằng lợi suất sinh lời từ đầu tư chứng khoán vẫn sẽ cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm.

b) Lãi suất cao

Thị trường chứng khoán có tỷ suất sinh lời cao so với hầu hết các cách đầu tư truyền thống. So sánh với kênh bất động sản là một ví dụ điển hình.

Đầu tư bất động sản yêu cầu vốn ban đầu lớn. Nhưng không có gì đảm bảo rằng bạn có thể thu về mức sinh lời cao như bạn mong muốn. 

Thị trường chứng khoán thì ngược lại. Bạn không cần có số vốn đầu tư ban đầu lớn và khả năng sinh lời cao trong một khoảng thời gian ngắn trên thị trường chứng khoán xảy ra với xác suất cao hơn so với thị trường bất động sản.

Cá thao tác để mua bán cổ phiếu cũng dễ dàng. Với tài khoản giao dịch chứng khoán bạn có thể đặt lệnh và khớp chỉ trong vài giây tới vài phút. Mọi thao tác để có thể thực hiện với điện thoại thông minh hoặc máy tính xách tay ở bất cứ đâu.

c) Đa dạng hóa

Đa dạng hóa không bao giờ là một điều xấu. Bạn nên phân bổ các khoản đầu tư của mình cho đa dạng tài sản như chứng khoán, tiền điện tử, kim loại quý.

Một danh mục đầu tư đa dạng, giúp bạn giảm thiểu rủi ro mà còn có cơ hội gia tăng sức sinh lời.

3 điều cần cân nhắc trước khi quyết định đầu tư

đầu tư chứng khoán

Đầu tư chứng khoán sinh lời nhưng cũng đi kèm với rủi ro vì vậy, trước khi đầu tư có những điều sau đây bạn cần phải xem xét để hạn chế rủi ro.

a) Lịch sử của Cổ phiếu Công ty

Kiểm tra lịch sử của cổ phiếu bạn lựa chọn. Đánh giá xem giá cổ phiếu trong quá khứ có đi theo một xu hướng tăng đều đặn không?

Công ty có thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình không? Công ty có scandal gì hay không? Những nhà đầu tư khác nghĩ gì về công ty này?

Xem lịch sử giá, và các phân tích cổ phiếu để xem kế hoạch dài hạn của công ty và nó có phải là một cổ phiếu có giá trị không?

Lịch sử giá qua từng năm là tốt nhất để xem xét. Một sự tăng trưởng liên tục có nghĩ là công ty làm ăn kinh doanh tốt và tiếp tục trong tương lai có thể vẫn sẽ duy trì được điều này.

Nếu công ty vẫn có tiềm năng phát triển bạn có thể tiếp tục đầu tư.

b) Đây có phải là một quyết định đầu tư thông minh không?

Hãy luôn tự hỏi mình câu này trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Bạn mua vào cổ phiếu này vì bạn thích công ty? Đây là một suy nghĩ đầu tư theo cảm xúc. Đừng vì thấy công ty có sứ mệnh tuyệt vời hay những truyền thông hào nhoáng trên mạng xã hội mà đầu tư vào một công ty.

vì sao nên đầu tư chứng khoán

Bạn thấy bạn bè mình liên tục bàn tán về đầu tư. Họ tiếp tục ném tiền vào và bạn có cảm thấy mình đang bị đi sau thời đại vì không đầu tư. Nhưng đừng vì cảm giác bị bỏ lỡ (FOMO) này mà đưa ra những quyết định đầu tư bừa bãi. Đó có thể là những quyết định khiến bạn hối hận cả cuộc đời. 

Đừng nhượng bộ FOMO. Hãy nghiên cứu thật kỹ một công ty thay vì đầu tư mà nghe theo lời rủ rê của bạn bè. 

c) Tôi có khả năng chịu đựng khoản lỗ này không?

Và cuối cùng là hãy tự đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro của bản thân.

Hãy luôn tưởng tượng ra viễn cảnh là bạn sẽ mất hết số tiền đầu tư này và xem mình có chịu được áp lực như vậy không?

Bạn có ổn định về tài chính không? Nếu không, có lẽ bạn nên xem xét lại quyết định đầu tư của mình. Nếu bạn vẫn có thể sống ổn mà không có những khoản tiền đó, thì việc chấp nhận rủi ro có thể là một ý kiến ​​ổn.

Kết luận

Trong bài viết này tôi đã giới thiệu những podcast hay về tài chính và podcast kinh tế mà bạn nên lắng nghe. Thông qua những podcast kinh tế này bạn sẽ học hỏi thêm được nhiều thứ và sẽ tự tin hơn khi ra các quyết định đầu tư. 

Hãy nhớ rằng, sinh lời đi kèm với rủi ro. Bạn luôn phải chuẩn bị một tâm lý là có thể mất tiền khi đầu tư.

Hãy đầu tư một cách thận trọng, tìm hiểu kỹ về công ty bạn sẽ đầu tư trước khi xuống tiền. Một nhà đầu tư thận trọng, nhưng thông minh sẽ luôn thành công.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

80a1a6e43326e65546ed696cc0ab6d66?s=120&d=mm&r=g
Max Moeller
Max là một nhà báo trong lĩnh vực tiền điện tử. Anh có niềm đam mê với trò chơi và công nghệ mới. Sau khi tốt nghiệp, Mã đã bắt đầu sự nghiệp viết lách và có những bài báo đầu tiên về blockchain. Kể từ năm 2017, Max đã làm việc với nhiều công ty khởi nghiệp blockchain và tiền điện tử. Mong muốn của anh là được phổ cập về công nghệ đến toàn thế giới.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ