Được xác minh

TrueFi (TRU) là gì? Blockwater vỡ nợ có gây khủng hoảng thanh khoản cho TrueFi?

8 phút
Bởi Subin Van
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Sau thông báo vỡ nợ đối với Blockwater Technologies, TrueFi là dự án tiếp theo trong làn sóng khủng hoảng thanh khoản. Vậy TrueFi là gì? Liệu sự cố của nền tảng cho vay này có giống như Voyager Digital, CelsiusThree Arrows Capital trong năm nay.

TrueFi thông báo vỡ nợ đối với Blockwater Technologies

Vào ngày 06/10, nền tảng cho vay phi tập trung TrueFi đã công bố Blockwater Technologies có trụ sở tại Hàn Quốc đã vỡ nợ. Theo báo cáo, Blockwater đã đến hạn đáo hạn khoản vay 3,419,190 BUSD cho TrueFi, tương đương khoảng 2% tổng giá trị cho vay của TrueFi.

Trước tình huống Blockwater mất khả năng đáo hạn khoản nợ, đại điện từ đôi bên đã quyết định đàm phán tại tòa án để “sửa đổi khoản vay, tăng tỷ lệ vay và kéo dài thời gian đáo hạn”. Theo TrueFi đánh giá rằng: “một thủ tục hành chính có sự giám sát của tòa án sẽ dẫn đến kết quả tốt hơn cho các bên liên quan do sự phức tạp xung quanh việc mất khả năng thanh toán một cách mất kiểm soát”.

Trong bối cảnh nhiều công ty như Voyager Digital, Celsius và Three Arrows Capital bị khủng hoảng thanh khoản trong năm nay, TrueFi khẳng định phía công ty và Blockwater vẫn có dấu hiệu tích cực. Trên thực tế, Blockwater đã hoàn thành 8 khoản thanh toán với tổng trị giá 645,405 USD trên khoản vay của họ.

Đồng thời, TrueFi cũng chứng minh khả năng thanh khoản ổn định vì đã thu hồi thành công khoảng 1.5 tỷ USD tiền trả nợ cho 136 khoản vay, tạo ra 34.34 triệu USD tiền lãi. Từ sự kiện trên, TrueFi tuyên bố sự cố chỉ xuất hiện lần đầu và không ảnh hưởng đến những người cho vay trong các nhóm cho vay stablecoin USDC, TUSD, USDT của TrueFi, cũng như bất kỳ danh mục đầu tư thị trường vốn nào của họ.

TrueFi là gì?

TrueFi là một giao thức cho vay phi tập trung có lãi suất tốt đối với người cho vay. Nó cho phép người đi vay không cần thế chấp. Tất cả các yêu cầu vay trên nền tảng được thẩm định mức độ tín nhiệm từ cộng đồng stake token TRU. Khi hội đồng đồng ý thì yêu cầu vay được phê duyệt. Các khoản vay trên TrueFi thường là stablecoin như USDT, USDC, TUSD.

Tại thời điểm viết bài, tổng giá trị bị khóa (TVL) của nền tảng là 176.5 triệu USD và tổng số tiền lãi tạo ra là 34.3 triệu USD. Đối với TrueFi, cộng đồng quản trị, những TrueFi token holder, có vai trò phê duyệt cho người vay và ảnh hưởng đến các quyết định quan trọng của kho bạc và quan hệ đối tác.

TrueFi hoạt động như thế nào?

Hoạt động của TrueFi là gì?
Hoạt động của TrueFi là gì?

Về cách TrueFi tạo ra các khoản cho vay, quy trình này có sự tham gia của ba nhóm đối tượng, đó là: người cho vay (lender); người đi vay (borrower) và hội đồng quản trị. Ngoài nhóm quản trị, hãy cùng BeInCrypto tìm hiểu vai trò của hai nhóm đối tượng chính trong nội dung sau đây.

Người cho vay – Lender

Nhóm người cho vay trong mô hình của TrueFi
Nhóm người cho vay trong mô hình của TrueFi

Trên nền tảng TrueFi, người dùng sử dụng tài sản có sẵn để khai thác lợi nhuận được gọi là người cho vay (Lender). Trong đó, lender sẽ kiếm lợi nhuận từ việc stake TrueUSD (TUSD) vào TrueFi pool hoặc farm từ các stablecoin có sẵn. Tài sản cho vay của lender được đảm bảo bởi quỹ SAFU của TrueFi. Thông qua các công cụ quản lý tài sản, lender dễ dàng giám sát việc rút tiền, gửi tiền và phân bổ các danh mục đầu tư. Tuy nhiên, lender sẽ phải chi trả một phần nhỏ cho cơ cấu phí trên nền tảng.

Người đi vay – Borrower

Người đi vay – Borrower

Người đi vay (borrower) là các bên yêu cầu khoản vay không thế chấp và chấp nhận lãi suất vay. Để thực hiện vay, borrower gửi đề xuất vay vốn đến pool. Đề xuất này nêu rõ số vốn họ muốn vay, lãi suất năm (% APY) mà họ có khả năng trả, thời hạn và địa chỉ ví sẽ nhận vốn vay.

Sau khi hội đồng nhận yêu cầu vay, một cuộc biểu quyết theo hình thức Yes/No được diễn ra cho đề xuất này. Tuy nhiên, giai đoạn này đòi hỏi người bỏ phiếu phải cẩn trọng vì họ cần xem xét khả năng tài chính của borrower. Trong trường hợp biểu quyết thành công, borrower được nhận khoản vay vốn và thời gian phê duyệt từ lúc đề xuất thường trong 7 ngày.

Khi yêu cầu vay vốn được phê duyệt, đồng nghĩa borrower chấp nhận trả lại lãi trước mỗi kỳ hoặc trả gốc lẫn lãi trước khi đến hạn. Những người vay quá hạn sẽ phải đối mặt với hành động pháp lý theo hợp đồng cho vay.

Các tiêu chí phát triển dự án

Trong không gian DeFi, phân khúc cho vay phi tập trung được ưa chuộng với lợi nhuận hấp dẫn mà hạn mức vay lớn. Do đó, mục tiêu của TrueFi là mang đến cho người dùng DeFi tiếp cận các khoản vay không thế chấp với hạn mức đa dạng. Ngược lại, người cho vay được kiếm thêm lợi nhuận không chỉ từ khoản cho vay mà còn từ stake token TRU.

Bên cạnh đó, TrueFi định hướng tất cả hoạt động cho vay và đi vay trên nền tảng hoàn toàn minh bạch. Trong đó, nền tảng sẽ công khai các địa chỉ đi vay, APR đã cam kết, thời hạn vay cũng như tình trạng khả dụng của hợp đồng vay. Điều này giúp cho người cho vay dễ dàng giám sát những khoản vay và quản lý dòng tiền trên TrueFi.

Một mục tiêu quan trọng khác là việc phát triển cộng đồng quản trị bao gồm nhóm Truefi token holder. Như BeinCrypto đã đề cập phía trên, cộng đồng quản trị có vai trò quan trọng trong hoạt động của TrueFi. Họ có nhiệm vụ phê duyệt yêu cầu vay vốn và ảnh hưởng đến các quyết định quan trọng của dự án.

Đội ngũ phát triển dự án

Đội ngũ của TrueFi
Đội ngũ của TrueFi

TrueFi được xây dựng bởi công ty TrustToken với ban điều hành chính bao gồm:

  • Rafael Cosman (Co-Founder, CEO): Rafael tốt nghiệp Stanford với chuyên ngành trí tuệ nhân tạo (AI) và mật mã. Rafael có thời gian làm việc tại Google Brain và Palantir trước khi thành lập TrustToken.
  • Marek Kirejczyk (CTO): Marek từng theo học đại học VU Amsterdam tại Warsaw. Ngoài công việc tại TrustToken, Marek còn là Founder kiêm CEO của Ethworks và EL Passion.
  • Tom Shields (CSO & Chairman of the Board): Tom là cựu sinh viên của đại học Harvard với chuyên ngành khoa học máy tính. Ngoài công việc tại TrustToken, Tom còn là Founder kiêm CEO của Yieldex và là đối tác của quỹ Woodside và AgFunder.
  • Bill Wolf (CIO): Bill là thạc sĩ quản trị Kinh doanh của đại học Harvard. Bill có kinh nghiệm trong mảng tài chính, quản trị kinh doanh, thương mại và thị trường cho vay, tín dụng. Ngoài TrustToken, Bill còn nắm giữ vị trí lãnh đạo trong Goldman Sachs và ngân hàng HSBC.

Hiện tại, dự án được đầu tư bởi các quỹ như là a16z; Founders Fund; Morgan Creek; ZhenFund; GGV Capital; Foundation Capital;…

TRU coin là gì?

TRU là mã thông báo tiên ích (unility token) của TrueFi và hoạt động theo tiểu chuẩn ERC-20 của Ethereum. Ngoài các tiện ích như trên, các TrueFi token holder có thể tham gia vào các quyết định quản trị giao thức để định hướng hướng phát triển trong tương lai của TrueFi.

Thông tin về TRU coin

  • Tên mã thông báo: TrueFi.
  • Ký hiệu: TRU.
  • Blockchain: Ethereum.
  • Token tiêu chuẩn: ERC-20.
  • Loại token: Utility, Governance.
  • Hợp đồng thông minh: 0x4c19596f5aaff459fa38b0f7ed92f11ae6543784.
  • Tổng cung ban đầu: 1,445,821,477 TRU.
  • Nguồn cung lưu hành hiện tại: 548,956,194 TRUcập nhật ngày 11/10/2022).
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

ava-subin.png
Subin Van đã có 10 năm làm công việc viết lách. Trong hơn 5 năm gần đây, Subin Van tích lũy kinh nghiệm về đầu tư tiền điện tử. Cô cũng là cố vấn truyền thông cho các công ty khởi nghiệp Blockchain. Những bài viết của cô chuyên về cập nhật tin tức, phân tích kỹ thuật, tổng hợp thông tin nền tảng cho nhà đầu tư mới. Nhờ vào chuyên môn báo chí, Subin Van đã xuất bản các bài viết chất lượng, bổ ích cho các độc giả.
ĐỌC BIO ĐẦY ĐỦ
Được tài trợ
Được tài trợ