Trusted

Trượt giá (slippage) là gì? Làm thế nào để tránh sự trượt giá khi giao dịch Crypto?

13 mins
Bởi Joel Frank
Đã dịch Vivian
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Sự trượt giá là khi một nhà giao dịch tiền điện tử nhận được nhiều hơn hoặc ít hơn tiền điện tử/fiat so với dự kiến ​​tại thời điểm họ đặt lệnh giao dịch.

Tiền điện tử có thể là một trong những cơ hội đầu tư tốt nhất của thế kỷ này. Tuy nhiên, việc đầu tư vào tiền điện tử lại ẩn chứa đầy rẫy những cạm bẫy tiềm ẩn. Giá của các đồng coin luôn nổi tiếng là biến động mạnh. Những kẻ lừa đảo liên tục rình mò, tìm kiếm bất kỳ điểm yếu bảo mật nào có thể cho phép chúng ăn cắp tiền. Và mùa đông tiền điện tử năm 2022 đã cho thấy rằng nhiều điểm yếu vẫn còn đang tồn tại trong hệ sinh thái tài chính tiền điện tử.

Sự trượt giá của tiền điện tử là một nguồn tổn thất tiềm ẩn khác cần lưu ý. Nếu các trader/nhà đầu tư không cẩn thận, họ có thể bị thiệt hại đáng kể do sự trượt giá của tiền điện tử theo thời gian. Vậy, trượt giá trong tiền điện tử là gì và làm thế nào để tránh được nó, hãy cùng BeInCrypto tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Sự trượt giá trong Crypto là gì?

Khái niệm trượt giá trong tiền điện tử

Sự trượt giá xảy ra khi một nhà giao dịch kết thúc việc mua hoặc bán một tài sản ở một mức giá khác với những gì họ đã dự định ban đầu. Thị trường đang chuyển động nhanh chóng. Các điều kiện có thể thay đổi giữa thời điểm một lệnh tham gia thị trường và khi lệnh thực sự được thực hiện. Hệ quả của việc này dẫn đến nhà giao dịch nhận được một mức giá khác.

Sự trượt giá có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Nói cách khác, trong từng trường hợp, các nhà giao dịch có thể nhận được một mức giá thấp hơn mong đợi, hoặc cao hơn.

Việc trượt giá có xảy ra hay không phụ thuộc vào loại lệnh được đặt trên thị trường. Nếu một nhà giao dịch đặt lệnh giới hạn (limit order), tức là họ đồng ý mua hoặc bán một số lượng đã định ở một mức giá đã định tùy thuộc vào khả năng thanh khoản thì sự trượt giá sẽ không xuất hiện.

Ưu điểm của lệnh giới hạn là chúng đảm bảo không có sự trượt giá. Nhược điểm là có thể mất nhiều thời gian hơn để thực hiện một lệnh giới hạn hoặc lệnh có thể không được hoàn thành 100%. Trượt giá xảy ra khi các nhà giao dịch cố gắng mua và bán tài sản ở mức giá thị trường có sẵn. Nói cách khác, là bằng cách đặt lệnh thị trường (market order).

Biến động giá và thanh khoản thấp: 2 nguyên nhân dẫn đến sự trượt giá

Sự trượt giá có thể xảy ra trong giao dịch của tất cả các loại tài sản, nhưng nổi tiếng nhất là trong tiền điện tử và phần lớn mang ý nghĩa tiêu cực. Điều này là do tiền điện tử có tính biến động cao và điều kiện thanh khoản thường không như các thị trường tài chính truyền thống. Thật vậy, sự biến động và thiếu thanh khoản là 2 nguyên nhân chính gây ra trượt giá. Chúng ta hãy xem xét lý do tại sao trong phần dưới đây.

  • Biến động giá: Một nhà giao dịch có thể nhập 1 lệnh tại một mức giá mong đợi nhất định. Tuy nhiên, trong một thị trường biến động nhanh, giá có thể thay đổi đáng kể giữa thời điểm nhà giao dịch vào lệnh và thời điểm lệnh được thực hiện.
  • Thiếu thanh khoản: Hãy tưởng tượng rằng một nhà giao dịch muốn mua hoặc bán một loại tiền điện tử ở một mức giá nhất định. Tuy nhiên, rất có thể xảy ra trường hợp không có đủ thanh khoản ở phe đối diện của giao dịch, ở mức giá này để hoàn tất lệnh. Để hoàn tất lệnh, giao dịch cần được thực hiện ở mức giá có thanh khoản. Điều này có thể dẫn đến một mức giá khác đáng kể so với những gì nhà giao dịch đã mong đợi.

Sự trượt giá trong tiền điện tử hoạt động như thế nào?

Cách thức hoạt động của sự trượt giá trong tiền điện tử

Giả sử sau khi thấy Bitcoin được gia dịch ở mức 20,000 USD trên một sàn giao dịch, một nhà giao dịch muốn mua 1 BTC. Họ đặt lệnh để mua 1 BTC đó với giá thị trường. Sau một khoảng thời gian trì hoãn nhỏ, nhà giao dịch nhận ra rằng cuối cùng họ đã phải trả 20,050 USD cho 1 Bitcoin, nhiều hơn một chút so với dự kiến. Đây là một ví dụ về sự trượt giá tiêu cực.

Sự trượt giá có thể đã xảy ra vì không có đủ thanh khoản trên sàn giao dịch để họ mua toàn bộ 1 BTC với giá 20,000 USD. Có thể lệnh mua của nhà giao dịch đã hấp thụ tất cả các lệnh bán ở mức 20,000 USD và sau đó cần chuyển sang lệnh bán ở mức giá cao hơn để tìm thanh khoản.

Có thể giữa thời điểm đặt lệnh và khớp lệnh, điều kiện thị trường đã thay đổi. Nói cách khác, có thể những người mua Bitcoin khác đã cố gắng đạt được thanh khoản ở mức 20,000 USD đầu tiên, hoặc những người bán ở mức 20,000 USD đột nhiên rút lại đề nghị của họ. Nếu nhà giao dịch mua được 1 BTC với giá dưới 20,000 USD, điều đó sẽ thể hiện sự trượt giá tích cực. Một loạt các lệnh bán đột ngột với mức giá thấp hơn một chút có thể giải thích cho sự trượt giá tích cực.

Hãy tưởng tượng tình huống ngược lại. Một nhà giao dịch thấy giá Bitcoin là 20,000 USD và muốn bán 1 BTC trực tiếp theo giá thị trường. Nếu họ nhận được nhiều hơn 20,000 USD, điều này sẽ thể hiện sự trượt giá tích cực và ngược lại.

#1. Làm thế nào để tính toán độ trượt giá?

Độ trượt giá có thể được biểu thị bằng số tiền hoặc dưới dạng tỷ lệ phần trăm. Trong ví dụ trên, khi một nhà giao dịch dự kiến ​​mua 1 Bitcoin với giá 20,000 USD nhưng cuối cùng lại phải trả 20,050 USD, mức trượt giá là – 50 USD. Tính theo tỷ lệ phần trăm, nhà giao dịch cuối cùng phải trả (- 50 USD/20,000 USD) * 100 = – 0.25%.

#2. Khả năng chịu trượt giá (slippage tolerance) là gì? 

Nhiều nền tảng giao dịch, bao gồm các sàn DEX và CEX, cho phép các nhà giao dịch đặt tùy chọn mức độ trượt giá mà họ có thể chịu đựng. Nói cách khác, chúng cho phép những người tham gia thị trường ngăn chặn bất kỳ giao dịch nào được thực hiện nếu mức trượt giá cao hơn một tỷ lệ nhất định.

Định nghĩa về khả năng chịu trượt giá – slippage tolerance là sự khác biệt về giá giữa những gì nhà giao dịch mong đợi khi đặt lệnh và những gì họ sẵn sàng chấp nhận khi giao dịch thực hiện. Thông thường, các nền tảng giao dịch sẽ thể hiện khả năng chấp nhận trượt giá theo tỷ lệ phần trăm của tổng giá trị giao dịch.

Sự trượt giá trên các sàn DEX

Sự trượt giá trên sàn DEX

Các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) có một số lợi thế đáng kể so với các sàn giao dịch tập trung (CEX). Không giống như các sàn tập trung, giao dịch trên DEX không yêu cầu việc xác minh danh tính. Nhưng một trong những hạn chế lớn so với các sàn CEX là DEX thường phải đối mặt với sự trượt giá tồi tệ hơn. Tại sao?

Nó có liên quan đến các hợp đồng thông minh hỗ trợ giao dịch trên DEX. Điều đó có nghĩa là, không giống như trên các sàn CEX, giao dịch trên DEX không xử lý ngay lập tức. Thay vào đó, nó luôn có độ trễ khi giao dịch được xử lý trên blockchain. Sự chậm trễ lâu hơn giữa xác nhận giao dịch và thực hiện giao dịch có nghĩa là có một khoảng thời gian dài hơn để xảy ra trượt giá.

Tính toán sự trượt giá trên DEX hoàn toàn giống như trên bất kỳ nền tảng giao dịch nào khác. Ví dụ, giả sử bạn muốn mua ETH trị giá 500 USDC, Uniswap sẽ hiển thị cho bạn giá dự kiến ​​bằng ETH. Uniswap cho phép bạn đặt mức độ trượt giá và cũng sẽ hiển thị cho bạn lượng ETH dự kiến ​​tối thiểu nếu đạt đến mức trượt giá tối đa.

Sự trượt giá trên DEX: Uniswap
Sự trượt giá trên DEX: Uniswap

2 cách tránh sự trượt giá trên DEX

Cách tránh trượt giá trên DEX

Sau đây là một số phương pháp giúp các nhà giao dịch tránh bị trượt giá trên DEX.

#1. Trả phí gas cao hơn

Để thực hiện giao dịch trên mạng blockchain như Ethereum, người dùng cần trả phí cho người xác thực mạng. Đây được gọi là “phí gas” và nó khuyến khích những người xác thực mạng staking Crypto của họ để bảo mật mạng (như trong trường hợp blockchain bằng chứng cổ phần PoS) hoặc cung cấp sức mạnh tính toán của họ để bảo mật mạng (như trong trường hợp blockchains bằng chứng công việc PoW). Khi người dùng gửi một giao dịch tới blockchain, nó sẽ tham gia vào một hàng đợi các giao dịch khác đang chờ được xác thực.

Để giảm vấn đề trượt giá trên một sàn DEX, một nhà giao dịch có thể thực hiện các bước để tăng tốc độ xử lý giao dịch của họ. Để làm điều này, họ có thể chọn trả phí giao dịch cao hơn để giao dịch của họ được đẩy xa hơn trong hàng đợi. Các nhà giao dịch có thể sử dụng các trang web như Etherscan để xem lượng gas phải trả để ưu tiên cho từng giao dịch.

#2. Giao dịch trên DEX dựa trên Lớp 2

Hiện tại, phần lớn các DEX đang chạy trên mạng blockchain Lớp 1. Ví dụ, phần lớn giao dịch diễn ra trên Uniswap được cung cấp trực tiếp bởi mạng Ethereum. Khi mạng Ethereum bị tắc nghẽn, điều này có thể làm chậm các giao dịch này và làm trầm trọng thêm nguy cơ trượt giá.

Tuy nhiên, các mạng Lớp 1 như Ethereum cũng có các blockchain Lớp 2 với giải pháp mở rộng quy mô. Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất là Polygon, là một sidechain, chạy song song với Ethereum. Các giao dịch được xử lý nhanh chóng trên mạng này, vì quá trình xử lý không xảy ra trên chuỗi chính. Polygon là một ví dụ về giao thức Lớp 2.

Do đó, các nhà giao dịch có thể chọn sử dụng DEX dựa trên Lớp 2, có nghĩa là giao dịch nhanh hơn, ít rủi ro trượt hơn và phí gas thấp hơn. Một nhà giao dịch có thể sử dụng một sàn giao dịch như Quickswap, được xây dựng trên Polygon chẳng hạn.

Và như đã được BeInCrypto đề cập trong bài viết này, các nhà giao dịch cũng có thể điều chỉnh khả năng chịu đựng trượt giá của họ trong hầu hết các DEX. Khả năng chịu trượt thấp có thể khiến giao dịch khó hoàn thành hơn. Đổi lại nó sẽ ngăn chặn những khoản lỗ lớn bất ngờ do trượt giá gây ra.

Cách giảm trượt giá trên CEX

Giảm trượt giá trên CEX

Tương tự như DEX, các nhà giao dịch cũng có thể giảm trượt giá trên các nền tảng giao dịch truyền thống như CEX.

#1. Sử dụng các lệnh giới hạn

Khi giao dịch trên các sàn CEX, các nhà giao dịch có thể thực hiện kết hợp các bước khác để giảm thiểu rủi ro mất mát do trượt giá. Bhà giao dịch có thể sử dụng các lệnh giới hạn thay vì mua theo giá thị trường. Như BeInCrypto đã giải thích trước đó trong bài viết, các lệnh giới hạn có nguy cơ không được hoàn thành 100%, nhưng nó có thể đảm bảo lệnh không bị trượt giá.

#2. Giao dịch trong thời kỳ biến động thấp

Các nhà đầu tư có thể chọn giao dịch vào các thời điểm trong ngày thường không có nhiều biến động. Ví dụ, tránh giao dịch vào khoảng thời gian giao nhau giữa Châu Âu và Hoa Kỳ hoặc khoảng thời gian khi thị trường Hoa Kỳ mở cửa. Bạn nên tránh giao dịch trong khoảng thời gian diễn ra các sự kiện thị trường lớn (như một đợt phát hành dữ liệu kinh tế lớn hoặc sự kiện của ngân hàng trung ương).

#3. Chia nhỏ các giao dịch lớn

Nếu các nhà giao dịch đang tìm cách mua hoặc bán tiền điện tử ở quy mô lớn, một thủ thuật là chia các giao dịch lớn thành nhiều phần nhỏ hơn. Bằng cách chia một giao dịch lớn thành một loạt giao dịch nhỏ hơn, nhà giao dịch có thể giảm tác động đến thị trường và hạn chế tổn thất tiềm ẩn do trượt giá.

Các nhà đầu tư tiền điện tử nên lo lắng về mức trượt giá bao nhiêu?

Đây là kiến thức rất hữu ích cho tất cả những người tham gia thị trường tiền điện tử. Đối với một nhà đầu tư tiền điện tử thực hiện các giao dịch không thường xuyên và đang muốn nắm giữ tiền điện tử của họ trong một thời gian dài, có lẽ sẽ không thành vấn đề nếu mức trượt giá của họ là -0.5% thay vì -0.25%. Số tiền nhỏ này (hy vọng) sẽ thấp hơn rất nhiều so với lợi nhuận dài hạn của khoản đầu tư.

Đối với các nhà đầu tư quy mô lớn hơn, khoản lỗ từ -0.25% đến -0.5% thực sự có thể là một khoản tiền khá lớn. Vì vậy, họ cần phải bỏ thời gian và nỗ lực để giảm thiểu điều này càng nhiều càng tốt. Trong khi đó, các nhà giao dịch tiền điện tử thực hiện các giao dịch với tần suất cao cũng sẽ cần phải chú ý hơn để giảm thiểu thiệt hại liên quan đến trượt giá. Khoản lỗ -0.25% lặp lại nhiều lần trong ngày có thể nhanh chóng ăn vào lợi nhuận của họ.

Các câu hỏi thường gặp

Sự trượt giá có quan trọng trong tiền điện tử không?

Làm thế nào để bạn ngăn chặn sự trượt giá trong tiền điện tử?

Khả năng chịu trượt phù hợp phải là bao nhiêu?

Khả năng chịu trượt giá cao hơn có tốt hơn không?

Trượt giá có ảnh hưởng đến giá không?

Sự trượt giá của tiền điện tử là gì?

Làm thế nào để bạn đo lường khả năng chịu trượt giá?

Tham gia nhóm cộng đồng của BeInCrypto Telegram | Facebook fanpage | Facebook group để cập nhật thêm nhiều bài viết nữa nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 10 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 10 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 10 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

photo_Vivian_circle.jpg
Tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực content marketing cho các công ty công nghệ. Trong đó gần 3 năm là ở mảng blockchain và cryptocurrency cho các sàn giao dịch tiền điện tử lớn tại thị trường Việt Nam. Là một người sáng tạo nội dung chuyên nghiệp, tôi luôn mong muốn được cung cấp những tin tức chân thực và hữu ích nhất đến với người đọc.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ