Xem thêm

VeChain (VET): Giải pháp cách mạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu

9 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Khi công nghệ ngày càng phát triển, ngành kinh doanh hàng giả, hàng nhái phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, chiếm đến 1.2 nghìn tỷ USD giá trị ngành công nghiệp toàn cầu. Chính vì vậy, nhu cầu giải quyết vấn đề tăng nhanh của hàng kém chất lượng đã thúc đẩy sự ra đời của VeChain. Về cơ bản thì đây là một dự án sử dụng công nghệ blockchain chống lại ngành công nghiệp hàng giả thông qua cách mạng hóa chuỗi cung ứng. 

Bài viết dưới đây từ BeInCrypto sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về VeChain cũng như cách hoạt động của nền tảng này. Từ đó, chúng tôi kỳ vọng độc giả của BeInCrypto có thể hiểu tại sao nó lại nhận được nhiều sự chú ý từ cộng đồng, nhất là các doanh nghiệp toàn cầu như vậy.

Tổng quan về VeChain

1. VeChain là gì?

VeChain là một nền tảng blockchain với thiết kế đặc biệt dành cho các hoạt động như cung cấp tính minh bạch, truy xuất nguồn gốc… dành cho các doanh nghiệp. VeChain được thành lập từ năm 2015 bởi đội ngũ chuyên gia về công nghệ hàng đầu Trung Quốc. Đến năm 2018, VeChain phát triển blockchain của riêng mình gọi là VeChainThor. Để mở rộng việc áp dụng trong thế giới thực, VeChain cung cấp các tính năng cho phép người dùng trong hệ sinh thái xây dựng Dapp để phục vụ nhu cầu đời thực như hậu cần, chuỗi thực phẩm, du lịch, y tế và an toàn thực phẩm…

Theo ghi nhận của BeInCrypto, từ khi ra mắt đến nay cũng đã có một số công ty lớn đặt mối quan hệ hợp tác với nền tảng này. Lấy ví dụ: 

  • Vào năm 2019, Walmart, một trong những tập đoàn bán lẻ đa quốc gia hàng đầu tại Trung Quốc đã công bố hợp tác với VeChain. Sự hợp tác của VeChain và Walmart cho phép người dùng theo dõi việc giao thực phẩm ở Trung Quốc thông qua một ứng dụng, trong đó hiển thị thông tin sản phẩm, điều kiện bảo quản, thời gian giao – nhận hàng…
  • BMW cũng xác nhận quan hệ đối tác với VeChain với mục đích đảm bảo tính chân thực của các sản phẩm BMW thông qua một công cụ sổ cái phân tán lưu trữ thông tin về sản phẩm, chẳng hạn như các lần sửa chữa trước đó, quãng đường đi được và các dịch vụ khác….
  • Ngoài ra, VeChain còn công bố quan hệ đối tác với PwC, DNV Grant Thornton, LVMH…

2. Nguồn gốc của VeChain

VeChain được thành lập vào năm 2015 bởi Jay Zhang và Sunny Lu với tư cách là một phần của công ty Blockchain as a Service (BaaS) có trụ sở tại Thượng Hải. VeChain Foundation được thành lập tại Singapore với mục đích giám sát sự phát triển, quản trị và tiến bộ của hệ sinh thái VeChain.

Ý tưởng VeChain xuất hiện vào năm 2015 dành cho các thiết bị IoT và quản lý chuỗi cung ứng. Tại thời điểm này, nó sử dụng một loại token riêng (VEN token) trước khi chuyển đổi sang blockchain của riêng mình vào giữa năm 2018 để cải thiện khả năng mở rộng. 

Một số cột mốc quan trọng trong lộ trình phát triển của VeChain:

  • Tháng 6/2015: VeChain ra mắt.
  • Tháng 11/2016: VeChain giới thiệu các mẫu mô hình smart contract cho DBMSP, DBGP và DGIP.
  • Tháng 5 – tháng 7/2017: Ra mắt VeChain Foundation.
  • Tháng 6/2018: Ra mắt mainnet sau khi tích lũy được hơn 1 tỷ USD đầu tư.
  • Năm 2019: Hợp tác với Walmart và một số công ty lớn khác.
  • Tháng 8/2020: Chứng chỉ bảo vệ an toàn Covid-19 thông qua ToolChain.
  • Tháng 11/2021: VeChain nâng cấp lên Proof of Authority 2.0 consensus.

3. Các tính năng chính của VeChain

VeChain được thiết kế để tạo ra một thị trường minh bạch, đáng tin cậy và hiệu quả cho giao dịch, mua bán sản phẩm. Đồng thời, nền tảng này còn tạo ra một phương pháp an toàn cho các doanh nghiệp để lưu trữ, thu thập và quản lý.  

VeChain cung cấp một số tính năng chính như:

  • Công cụ quản trị: VeChain kết hợp giữa phân quyền và tập trung để đạt được sự cân bằng trong việc cung cấp dịch vụ tối ưu. VeChain tập trung vào khả năng mở rộng trong một số mạng blockchain bằng cách xây dựng VeChainThor, xây dựng mô hình quản trị kết hợp tích hợp  liên tục cùng với sự phát triển không ngừng.
  • Proof of Authority (PoA): Không giống như các giao thức thông thường như PoW, PoS và PoH, blockchain VeChainThor sử dụng giao thức đồng thuận PoA. POA nâng cao tính minh bạch trong khuôn khổ quản trị bằng cách cho phép xác minh danh tính hợp lệ của 101 validator (Authority Masternodes) được hệ sinh thái tùy chọn. Mỗi masternode đều được xác thực KYC theo các tiêu chuẩn quy định.

Để giúp bạn hiểu hơn, hãy cùng nói thêm một chút về giao thức PoA của VeChainThor. Bằng cách sử dụng giao thức này, VeChainThor đạt được một số hiệu quả sau:

  • Phí thấp.
  • Cải thiện tốc độ xác thực block.
  • Mạng không hoàn toàn phụ thuộc vào các masternode của trung tâm quản lý.
  • Cải thiện khả năng hiệu quả và mở rộng sidechain.
  • Nền tảng chạy trên 101 node nên tốc độ và độ tin cậy trong mạng cao.
  • Kích hoạt các giải pháp IoT.

VeChain kết hợp các thiết bị IoT trên blockchain cung cấp các giải pháp sau:

  • Nhận dạng quyền sở hữu thiết bị.
  • Tính xác thực, quyền riêng tư và bảo mật của các thiết bị.

4. VeChain hoạt động như thế nào?

Tương tự các nền tảng blockchain sử dụng cho doanh nghiệp khác, blockchain VeChainThor cung cấp ToolChain, một BaaS với đầy đủ chức năng và giải pháp dựa trên blockchain cho các doanh nghiệp. Đồng thời, VeChainThor cũng hỗ trợ các smart contract.

Blockchain VeChain sử dụng thuật toán đồng thuận Proof of Authority (PoA), phù hợp với mô hình quản trị của nền tảng, theo đó sẽ không có nhà sản xuất block ẩn danh, mà là một số lượng cố định của người xác thực (Authority Masternodes – AM) được ủy quyền bởi VeChain Foundation.

PoA cho phép mọi AM hợp lệ đều có cơ hội bình đẳng để chọn tạo block. Để thực hiện việc này, VeChain giới thiệu quy trình giả định ngẫu nhiên xác định (DPRP) và trạng thái AM hoạt động/không hoạt động để quyết định xem một AM cụ thể có hợp lệ để tạo block hay không?

VeChain ToolChain

Để làm cho VeChain ngày càng phù hợp để áp dụng rộng rãi hơn, nền tảng đã tập trung vào VeChain ToolChain. Đây là một phần mềm blockchain toàn diện được hỗ trợ bởi blockchain VeChainThor. VeChain ToolChain cung cấp BaaS, PaaS, SaaS cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc dễ dàng tích hợp nền tảng vào mô hình kinh doanh của họ. Hơn nữa, VeChain ToolChain cung cấp những cách thức độc đáo để các doanh nghiệp tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng và điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn. 

Bản thân ToolChain còn giúp mang đến sự minh bạch, khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, lưu trữ dữ liệu hay tạo ra các phương pháp sáng tạo để nâng cao trải nghiệm người dùng…

5. Roadmap và sự phát triển của VeChain

Trong giai đoạn thành lập vào tháng 6/2015, khi VeChain phát hành thiết kế TCOP, nền tảng đã đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng của mình. Một vài bản cập nhật lớn bao gồm:

  • Sửa đổi quyền biểu quyết của các bên liên quan – Authority Masternode, Economic X Node và Economic Node.
  • Cải tiến Dapp, đơn giản hóa việc sử dụng để nâng cao trải nghiệm người dùng.

Sơ đồ thể hiện toàn bộ hành trình của VeChain:

Lộ trình phát triển của VeChain
Lộ trình phát triển của VeChain

VeChain Token: VET và VTHO

Hệ sinh thái VeChain có hai token riêng biệt: VeChain (VET) và VeChainThor Energy (VTHO). Trong đó, VET là token chính được sử dụng cho tất cả các hoạt động trên nền tảng. VTHO là “token năng lượng” được sử dụng để thực hiện các giao dịch trên VeChainThor. Chủ sở hữu VET có thể tạo VTHO để sử dụng trên blockchain VeChainThor.

1. Tokenomics

Ban đầu, VeChain tạo ra 1 tỷ VEN token, tương đương với 100 tỷ VET. Lượng token này được phân phối như sau:

  • 41% bán ra thị trường qua các round token sale.
  • 9% nắm giữ bởi các nhà đầu tư Private.
  • 23% nắm giữ bởi các nhà đầu tư Enterprise.
  • 5%  nắm giữ bởi team VeChain.
  • 12% dùng cho hoạt động và phát triển công nghệ.
  • 10% phát triển kinh doanh của nền tảng.

2. Biến động giá token VET

Token VeChain ra mắt vào giữa năm 2017 với giá khoảng 0.26 USD. Đến giai đoạn cuối năm 2017, đầu năm 2018 đã trải qua đợt tăng giá với mức tăng 2,800% từ 0.24 USDa lên 7.03 USD. Đến cuối năm 2018, giá token giảm xuống 5.48 USD và giảm dần xuống còn 0.025 USD ở thời điểm viết bài (theo dữ liệu BeInCrypto ghi nhận tại CoinGecko).

3. Sàn giao dịch, ví lưu trữ token VET

  • Sàn giao dịch: Tại thời điểm BeInCrypto viết bài này, người dùng có thể tìm kiếm và sở hữu các token VET tại một số sàn CEX lớn trên thế giới như Binance, Huobi Global hay CoinEX
Một số sàn giao dịch token VET. Nguồn: CoinGecko
Một số sàn giao dịch token VET. Nguồn: CoinGecko
  • Ví lưu trữ: Để lưu trữ token VET, bên cạnh lựa chọn ví nóng tại các sàn CEX kể trên, người dùng có thể sử dụng ví VeChainThor Wallet do chính VeChain phát hành. Ngoài ra, chúng ta có thể lưu trữ VET trên một số nền tảng ví phổ biến khác như Trust Wallet hay Crypto.com…

4. Có nên mua VeChain (VET) không?

VET có tiềm năng và có thể là một khoản đầu tư tốt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, khi bước vào thị trường tiền điện tử cần xác định những biến động lên xuống. Cách đầu tư thông minh nhất đó là hãy tìm hiểu thật kỹ thông tin, tự nghiên cứu và phân tích thị trường, đồng thời chia nhỏ số tiền đầu tư để đảm bảo an toàn trước những đợt biến động mạnh mẽ từ thị trường.

5. VeChain có đối thủ cạnh tranh không?

VeChain được xem là “vua” của các nền tảng trong blockchain IoT. Nó đã thiết lập quan hệ hợp tác với hơn 200 đối tác trên toàn thế giới. Tổng vốn hóa thị trường của nền tảng là hơn 1.8 tỷ USD tại thời điểm viết bài. Vào thời điểm năm 2018, khi nền tảng đang nỗ lực phát triển và mở rộng, một số đối thủ cạnh tranh với VeChain xuất hiện, như Ambrosus (AMB) và Waltonchain (WTC). 

Ambrosus (AMB) là một token tiện ích dựa trên giao thức Ethereum. Nó bị hạn chế về khả năng mở rộng. Waltonchain là dự án kết hợp blockchain với IoT (RFID) chạy trên Ethereum để tạo ra một hệ thống thông suốt cho chuỗi cung ứng. Cả Ambrosus và Waltonchain đều chưa tạo được các quan hệ hợp tác rộng lớn như VeChain. Ngoài ra, còn có các đối thủ khác là OriginTrail (TRAC) và Antchain.

Tương lai của VeChain ra sao?

VeChain đã tạo ra thành công các giải pháp blockchain doanh nghiệp, giúp việc áp dụng blockchain rộng rãi trên toàn thế giới. Các công ty chính thống dần tích hợp mạng để lưu trữ dữ liệu và các tính năng blockchain khác. Nhờ những điểm mạnh này, VeChain có tương lai thực sự tươi sáng. 

Trong năm 2022, khá nhiều dự án thú vị đang được triển khai khi nền tảng này vừa công bố VeCarbon. Đây được kỳ vọng sẽ là một con át chủ bài mang đến sự khác biệt giữa VeChain và các nền tảng khác. Hồi tháng 5/2022, bản thân VeChain cũng phát triển một loại stablecoin VeUSD của riêng minh. BeInCrypto sẽ có bài viết chi tiết giới thiệu về loại stablecoin này. Hãy tham gia nhóm Telegram của BeInCrypto để cập nhật những tin tức mới nhất về dự án này nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả,...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ