Xem thêm

Web5 là gì? Khác biệt như thế nào với Web3?

9 mins
Bởi Chris Adede
Đã dịch Vivian
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Có thể bạn thắc mắc rằng Web5 là gì? Hiểu đơn giản thì đây một khái niệm thông dụng mà bạn có thể đã nghe thấy trên mạng gần đây, đặc biệt là trong lĩnh vực blockchain. Web3 mang đến một sự phi tập trung hoàn toàn, trao quyền kiểm soát thông tin cho người dùng. Nó cũng đề cập đến một phiên bản không tưởng của Internet, nơi các ứng dụng không chạy trên máy chủ mà thông qua các mạng ngang hàng.

Khái niệm về Web3 đã xuất hiện hơn 7 năm trước, với một số tên tuổi lớn trong lĩnh vực công nghệ đã đầu tư hàng tỷ USD vào lĩnh vực này. Gần đây, cựu CEO Twitter, Jack Dorsey, đang đưa ý tưởng này tiến thêm một bước với khái niệm của mình Web 5. Trong bài viết này, BeInCrypto sẽ giải thích Web5 là gì và nó khác với Web3 như thế nào.

Chưa hoàn thiện Web3 đã đến Web5

Chưa hoàn thiện Web3 đã đến Web5

Trước khi tìm hiểu Web5 là gì, hãy nhỡ đến những ngày đầu của Internet chỉ là những siêu văn bản (hypertext) đơn giản. Sau đó nó dần dần mới được phát triển thành các công nghệ đa dạng hơn. Nó đặt nền tảng cho một trang web phức tạp hơn, mở rộng đa loại nội dung được xuất bản trực tuyến.

Web2 là thế hệ tiếp theo của Internet đời đầu. Darcy DiNucci nghĩ ra thuật ngữ “Web2” vào năm 1999. Nền tảng này tập trung vào nội dung do người dùng tạo ra, dễ sử dụng, có sự tham gia và chia sẻ thông tin của người dùng. Nó tập trung vào việc kết nối mọi người thông qua mạng xã hội và chia sẻ thông tin trong thời gian thực.

Web3 tiến thêm một bước nữa, tập hợp tất cả các dạng thiết bị được kết nối vào một nơi. Người đồng sáng lập Ethereum (ETH), Gavin Wood, đã đặt ra thuật ngữ này vào năm 2014. Web3 cho phép người dùng giao tiếp mà không phải lo lắng về quyền riêng tư bị xâm phạm hoặc dữ liệu bị chia sẻ mà không có sự đồng ý.

Web3 là một web phi tập trung, nơi người dùng có toàn quyền kiểm soát dữ liệu của họ. Đó là nơi mọi người có thể khám phá nội dung mới và kết nối mà không có giới hạn như những tổ chức hiện đang kiểm soát Internet. Do đó, người dùng có thể giao tiếp mà không sợ nền tảng tiết lộ hoặc xâm phạm dữ liệu mà không có sự đồng ý hoặc họ không biết.

Cuối cùng, khái niệm Web5 là gì đã được công bố gần đây. Nó được nhiều người dự đoán là phiên bản chính tiếp theo của World Wide Web. Mục tiêu chính của nó là giúp các lập trình viên dễ dàng phát triển các ứng dụng web phi tập trung (DWA), sử dụng thông tin đăng nhập có thể được xác minh độc lập và các nút web phi tập trung. Ngược lại với hệ thống hiện có, nơi người trung gian kiểm soát nhận dạng, hệ thống này sử dụng số nhận dạng phi tập trung để giành lại quyền kiểm soát và quyền sở hữu dữ liệu.

Vậy Web5 là gì?

Web 5.0 là gì?
Web5 là gì?

Mục đích chính của Web5 là đảm bảo rằng người dùng có toàn quyền sở hữu thông tin và dữ liệu cá nhân của họ. Để làm được điều này, chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống phi tập trung hơn. Điều này cho phép người dùng dễ dàng quản lý danh tính đồng thời kiểm soát nơi họ lưu trữ dữ liệu của mình.

Theo TBD:

“Chúng ta thường chật vật trong việc bảo mật dữ liệu cá nhân với hàng trăm tài khoản và mật khẩu mà chúng ta không thể nhớ. Trên các trang web ngày nay, danh tính và dữ liệu cá nhân đã trở thành tài sản của các bên thứ ba”.

Jack Dorsey đã khuyên các cá nhân nên ý thức về những gì đang xảy ra trong kỷ nguyên Web3 mới này. Theo ông, quyền sở hữu và quản lý của Web3 hiện không minh bạch.

Khi bạn hiểu rõ khái niệm Web5 là gì, bạn sẽ thấy tất cả những vấn đề này là những gì Web5 hướng tới để giải quyết. Ý tưởng ở đây là phân cấp dữ liệu của người dùng một cách an toàn và bảo mật đồng thời giúp họ sử dụng dữ liệu của mình dễ dàng hơn.

Trong một buổi TED talks, Tim Berners-Lee gọi Web5 là “web cảm xúc” vào năm 2009. Ông mô tả nó như một hệ thống cho phép người dùng tạo danh tính kỹ thuật số. Mọi người sẽ có toàn quyền kiểm soát dữ liệu của họ và có thể kiếm tiền từ dữ liệu đó nếu họ muốn.

Trong thời đại của thiết bị di động, một số người suy đoán rằng Web4 đã đang tồn tại. Chúng là nơi mà các thiết bị đã trở thành cách chính của chúng ta để lấy thông tin và nói chuyện với người khác. Ví dụ, trên điện thoại, bạn có thể tìm kiếm thông tin về mọi thứ mọi lúc, mọi nơi. Nhiều người gọi đây là Web4 vì nó dựa nhiều vào công nghệ di động hơn là máy tính để bàn hay máy tính xách tay như các thế hệ trước đã làm trước đây.

Nhóm phát triển đằng sau Web5

Với ý tưởng về Web5 như vậy, nhóm nghiên cứu đằng sau Web5 được dẫn dắt bởi Jack Dorsey. Ông cũng là người sáng lập The Block, một công ty con tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính mới bằng cách sử dụng công nghệ Bitcoin (BTC). The Block đã công bố kế hoạch xây dựng một web phi tập trung mới (Web5) tập trung vào Bitcoin vào đầu năm nay.

Một trong những công ty con của The Block đã làm việc trên Web5 – được gọi là TBD. Công ty đã giải thích Web5 là gì một cách chính xác nhất. Theo TBD, Web5 đơn giản là sự kết hợp giữa Web2 và các loại tiền điện tử như Bitcoin. Nói cách khác, nó mang lại chức năng web kiểu cũ kết hợp với công nghệ blockchain. TBD là một trong số các đơn vị kinh doanh tại Square của Jack Dorsey tập trung vào các sản phẩm tiền điện tử.

Web5 hoạt động như thế nào?

Cách thức hoạt động của Web 5.0
Cách thức hoạt động của Web 5.0

Đầu tiên, DWN (Decentralized Web Node) là cấu trúc cốt lõi chính của mạng phân tán cho các nút web tạo thành mạng ngang hàng của người dùng Web5. Người dùng tự chạy DWN trên máy tính hoặc thiết bị của họ. Điều này giúp những người dùng Web5 khác nhau có thể chia sẻ, chuyển và xác định thông tin.

Việc phân phối các DWN giữa những người dùng dẫn đến một kho dữ liệu dạng lưới mà không cần có máy chủ trung tâm hoặc cơ quan có thẩm quyền nào kiểm soát chúng. Điều này cũng giúp người dùng có thể tương tác với nhau mà không cần phải phụ thuộc vào các bên thứ ba như Google hoặc Facebook… những bên thường gây tranh cãi khi đề cập đến các vấn đề về quyền riêng tư.

Vì người dùng kiểm soát DWN của họ nên họ có thể quyết định có công khai dữ liệu của mình hay không. Do đó, điều cần thiết là người dùng phải cấp quyền truy cập vào dữ liệu. Trong mọi trường hợp, dữ liệu là riêng tư. Trong trường hợp dữ liệu riêng tư, ứng dụng sẽ tự động gọi nó.

Các thành phần bên trong Web 5.0
Các thành phần bên trong Web 5.0

Web5 cũng hoạt động bằng cách sử dụng DID (Nhận dạng phi tập trung) và thông tin xác thực có thể xác minh. Đây là thành phần cơ bản mà bạn có thể sử dụng để tạo danh tính. Điều này có nghĩa là người dùng có thể tự nhận dạng mà không cần phụ thuộc vào bất kỳ bên nào. Nói cách khác, DID chỉ là một thành phần “chạm” vào blockchain công khai. Nó không cần phải được lưu trữ trên chính blockchain.

DID là nhận dạng số duy nhất. Chúng do người dùng tạo ra và họ tự kiểm soát nó. Điều này cho phép người dùng duy trì quyền sở hữu đối với danh tính của họ. Những thông tin có thể xác thực (Verifiable credential) được sử dụng để chứng minh các khía cạnh khác nhau của danh tính. Chúng được sử dụng để lấy thông tin từ các bên khác, những người chứng thực năng lực, uy tín và danh tiếng của những người sở hữu chúng. Khi được kết hợp thành một thực thể khái niệm được gọi là self-sovereign identity service (SSIS). Hai khái niệm này cho phép người dùng thiết lập quyền sở hữu thực sự đối với danh tính kỹ thuật số của họ.

Sự khác biệt chủ đạo giữa Web3 so với Web5 là gì?

Sự khác biệt giữa Web 3.0 và Web 5.0
Sự khác biệt giữa Web3 và Web5 là gì

Tầm nhìn cơ bản của Web5 có thể so sánh với tầm nhìn của Web3, đương nhiên với một vài điểm riêng biệt. Các hình mẫu của ứng dụng Web3 sử dụng các dạng hợp đồng thông minh được triển khai trên các blockchain công khai như Ethereum. Nhiều cá nhân đề cập đến Web3 như một Dapp. Mã code của nó nằm trên một mạng phi tập trung dựa trên blockchain.

Trong khi đó, Web5 bao gồm các ứng dụng web phi tập trung (Decentralized Web Application – DWA) không dựa trên blockchain nhưng có thể giao tiếp với DWN. Điều này dẫn đến việc hình thành một mạng chuyển tiếp ngang hàng tồn tại độc lập với bất kỳ blockchain công cộng nào.

Với Web5, bạn có quyền kiểm soát dữ liệu của mình. Bạn có thể lưu dữ liệu này trên DWN. Mặt khác, Web3 lưu trữ dữ liệu trên mạng phi tập trung hoặc hệ thống tệp phân tán với IPFS có khả năng phân phối và lưu trữ dữ liệu trong hệ thống mạng ngang hàng.

Khi nào Web5 sẽ có thể sử dụng công khai?

Web5 hiện chỉ là một dự án mã nguồn mở vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Nhóm phát triển vẫn cần một thời gian để tìm hiểu và phát triển nó. Thật khó để biết chính xác khi nào Web5 sẽ ra mắt và nó sẽ được sử dụng như thế nào. Mike Brock, phụ trách của TBD, gần đây đã xác nhận rằng sẽ không có bất cứ token nào để đầu tư trong hệ sinh thái Web5.

Web5 sẽ là mạng Internet phi tập trung

Web5 là phiên bản tiếp theo của Internet. Nó chưa hoàn toàn khả thi, nhưng nó đủ gần để chúng ta có thể thấy điều gì sẽ xảy ra với phiên bản tiếp theo của trình duyệt web.

Nhóm nghiên cứu đằng sau Web5 đã làm việc trên công nghệ mã nguồn mở này trong hơn một thập kỷ. Những người sáng tạo và những người tham gia sớm vẫn đang tinh chỉnh vì nó vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Càng nhiều người sử dụng Web5 thì càng có nhiều khả năng nó sẽ trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Các câu hỏi thường gặp

Web5 là gì?

Web5 hoạt động như thế nào?

Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ ngay ý kiến của bạn trong nhóm cộng đồng của chúng tôi Telegram | Facebook fanpage | Facebook group

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

photo_Vivian_circle.jpg
Tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực content marketing cho các công ty công nghệ. Trong đó gần 3 năm là ở mảng blockchain và cryptocurrency cho các sàn giao dịch tiền điện tử lớn tại thị trường Việt Nam. Là một người sáng tạo nội dung chuyên nghiệp, tôi luôn mong muốn được cung cấp những tin tức chân thực và hữu ích nhất đến với người đọc.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ