Nhà sản xuất ví tiền điện tử Ledger đã trải qua một tuần khó khăn do tranh cãi phát sinh từ bản cập nhật “Recover”. Liệu rằng Ledger có thể giành được sự tin tưởng bằng cách sử dụng mã nguồn mở, giống như đối thủ GridPlus của nó không?
Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.
Ví phần cứng được coi là lựa chọn an toàn nhất để giữ tiền điện tử. Nhưng Ledger, một trong những người tiên phong trong lĩnh vực ví phần cứng, đã nhận nhiều nhiều gạch đá từ dư luận sau tính năng “Recover” mới được ra mắt người dùng.
Các đối thủ lao vào chiến dịch tiếp thị mã nguồn mở
Trong khi Ledger phải đối mặt trước phản ứng dữ dội của cộng đồng, thì các đối thủ cạnh tranh đã không bỏ lỡ cơ hội có lợi cho họ. Điển hình là GridPlus, nhà cung cấp phần cứng bảo mật Web3, đã công bố kế hoạch mã nguồn mở từ Firmware, một phần mềm giúp phần cứng hoạt động, vào quý 3/2023.
Nhà sản xuất ví phần cứng đã tweet rằng mã nguồn mở là cần thiết để một chiếc ví như vậy không tồn tại trong tương lai. Gridplus chia sẻ rằng:
“Chúng tôi với tư cách là một ngành công nghiệp phải tuân theo các tiêu chuẩn cao nhất và chúng tôi kêu gọi tất cả các nhà sản xuất ví phần cứng khác cung cấp phần mềm nguồn mở của họ cũng như vì lợi ích của hệ sinh thái của chúng tôi.”
Cùng với GridPlus, Trezor cũng tận dụng những tranh cãi xung quanh Ledger để làm nổi bật chiến dịch tiếp thị của mình. Trezor nhấn mạnh tính bảo mật nguồn mở của họ, đồng thời giảm giá 15% cho ví phần cứng của nó.
Đồng sáng lập Ledger khẳng định không ‘đi cửa sau’ với CIA
Cuộc tranh cãi bắt đầu với tính năng sao lưu cụm từ hạt giống đã tăng lên với một tweet của Ledger Support, hiện đã bị xóa.
Bộ phận Ledger Support đã cố gắng lấy lại lòng tin bằng cách tweet rằng luôn có thể viết chương trình cơ sở hỗ trợ khai thác khóa.
Công ty muốn truyền tải thông điệp rằng họ sẽ không phá vỡ lòng tin của khách hàng bằng cách trích xuất các cụm từ chính, nhưng ý định này đã phản tác dụng. Bây giờ cộng đồng muốn có một chương trình cơ sở nguồn mở để tự xác minh mã.
Nicolas Bacca, người đồng sáng lập Ledger, đã giải thích rằng Ledger không có cửa sau. Ngoài ra, cựu Giám đốc điều hành (CEO) của Ledger cũng cố gắng truyền đạt rằng Ledger không có chủ đích đi cửa sau, đó là kế hoạch PR thất bại thay vì là lỗi kỹ thuật. Nguyên nhân mà ban lãnh đạo Ledger phải công khai đính chính vì Gridplus đã trích dẫn bài báo về việc CIA đã bí mật mua một công ty thiết bị mã hóa, nhằm đá xéo Ledger.
Cộng đồng yêu cầu cập nhật mã nguồn mở từ Ledger
Người dùng Ledger đã có tâm lý sợ hãi và họ muốn tự mình xác minh mã hơn là tin tưởng vào Ledger. Do đó, Ledger đã được yêu cầu mã nguồn mở Firmware trên ứng dụng. Mã nguồn mở cho phép các nhà phát triển xem mã và do đó xác minh những gì một dự án cụ thể đang cố gắng thực hiện.
Một người dùng Twitter đã viết:
“Ledger thân mến,
Con đường duy nhất hướng đến tương lai là mã nguồn mở. Niềm tin chỉ có thể được khôi phục nếu chúng tôi có thể nhìn thấy loại mã này.
Những lời nói suông là không đủ, đặc biệt là khi có thông tin mâu thuẫn đến từ đội ngũ của bạn.
Là một người dùng lâu năm, tôi đã lựa chọn mua các lựa chọn thay thế.”
Ledger đã có các ứng dụng thiết bị nguồn mở và kết nối giữa khách hàng và ứng dụng. Tuy nhiên, người đồng sáng lập Bacca tin rằng: “Có một mã nguồn mở hoàn toàn sẽ không giúp ích gì cho việc đó vì bạn thực sự không có cách nào để kiểm tra những gì đang chạy bên trong thiết bị.”
BeInCrypto đã liên hệ với Ledger nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi.
Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ ngay ý kiến của bạn trong nhóm cộng đồng của chúng tôi Telegram | Facebook fanpage | Facebook group
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.