Xem thêm

Vạch trần các chiêu trò lừa đảo tiền điện tử trên Tinder và cách phòng tránh

4 mins
Cập nhật bởi Vivian
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Ngày nay, những kẻ lừa đảo tiền điện tử trên Tinder đang sử dụng các thủ đoạn tinh vi nhằm thao túng cảm xúc để bằng mọi cách, có được quyền truy cập vào ví của những người độc thân trên ứng dụng hẹn hò này. Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để biết cách phòng tránh.

Gần đây, mạng xã hội đã trở thành con cưng của các hacker. Có một số trò gian lận mới đang phát triển nhanh chóng trong không gian này. Theo đó, những kẻ lừa đảo trực tuyến hiện đang nhắm mục tiêu đến người dùng Tinder. Chúng có thể thuyết phục nhóm này tải xuống các ứng dụng tiền điện tử giả. Và sau đó cướp ví của họ. Hoặc kẻ lừa đảo có thể tìm cách tiếp cận nạn nhân và đánh cắp thông tin khi họ sơ hở.

Theo một dịch vụ an ninh mạng có trụ sở tại Bulgaria, các trò lừa đảo lãng mạn mới được đặt tên là “CryptoRoms”. Công ty này nói rằng những trò lừa đảo này đang đánh lừa một số lượng lớn nạn nhân chuyển tài sản kỹ thuật số của họ sang các ứng dụng của bên thứ ba. Và tất nhiên, họ sẽ không bao giờ được nhìn thấy số tiền điện tử đó của mình nữa.

Xem thêm: Lừa đảo tiền điện tử là loại gian lận phổ biến thứ hai

Giải thích về trò lừa đảo tiền điện tử trên Tinder

Lừa đảo xác minh Tinder: Kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu người dùng Tinder xác minh hồ sơ của họ trên ứng dụng. Sau đó chúng sẽ gửi một liên kết có vẻ giống như xác minh Tinder. Tuy nhiên, nó thực ra là một đường link đến một trang web của bên thứ ba. Trang web với giao diện sơ sài sẽ yêu cầu nạn nhân điền các thông tin như: tên, ngày sinh, email và số thẻ tín dụng. Và bùm! Những kẻ lừa đảo sẽ sử dụng thông tin đó để đánh cắp tiền điện tử của nạn nhân.

“Đánh cá” trên Tinder: Những kẻ lừa đảo sẽ tạo một hồ sơ giả trên ứng dụng hẹn hò này. Thông thường, chúng sẽ giả dạng một phụ nữ, nhưng thực tế lại là nam giới. Sau đó, tin tặc sẽ đăng tải hoặc gửi các bức ảnh khỏa thân để thu hút sự chú ý, để đổi lấy tiền điện tử hoặc thông tin về ví của nạn nhân. Chúng có thể sẵn sàng dành một lượng lớn thời gian cho nạn nhân cho đến khi có được những thông tin mà mình cần.

Xem thêm: Cơ quan chứng khoán Mỹ cho rằng lừa đảo tiền điện tử là mối đe dọa lớn nhất trong năm 2022

Ai đó đang cố tình thu hút bạn trên Tinder? Hãy coi chừng 

Theo Cyber ​​Forensics, một vụ lừa đảo Tinder gần đây liên quan đến một người đàn ông Hoa Kỳ tên là Mike, người này báo cáo rằng mình đã bị lừa đảo số tiền mã hóa trị giá 277,000 USD. Mike nghĩ rằng Jenny (kẻ lừa đảo) từ Malaysia đã yêu anh ấy.

Timothy Benson của công ty phục hồi Bitcoin cho biết: “Những kẻ lừa đảo tiền điện tử trên Tinder sử dụng cảm xúc và sự nhiệt tình để có được quyền truy cập vào thông tin cá nhân của hồ sơ người dùng, như số tiền trong ví tiền điện tử, khóa cá nhân vào ví và các tài sản tài chính khác. Các thủ phạm sau đó sử dụng thông tin này để thực hiện hành vi lừa đảo của họ”.

Cách phòng tránh những kẻ lừa đảo tiền điện tử Tinder

  • Không chia sẻ thông tin cá nhân NGAY LẬP TỨC cho dù bạn nghĩ rằng mình đang yêu.
  • Điều cơ bản nhất bạn có thể làm là xem bức ảnh của đối phương có phải ảnh bị đánh cắp hay không. Thực hiện tìm kiếm hình ảnh trên Google, bạn có khả năng tìm thấy các bức ảnh này trên tài khoản Instagram của một người lạ nào đó.
  • Hỏi lời khuyên của chuyên gia trước khi đầu tư vào bất kỳ dự án nào.
  • Gắn hồ sơ Tinder với hồ sơ khác của người đó, nghiên cứu đối phương, tìm hiểu vị trí thực tế của họ trong một đời sống thực. Ngay cả như vậy, hãy luôn giữ cảnh giác.
  • Rút lui khỏi bất kỳ cuộc trò chuyện nào mà người kia bắt đầu yêu cầu thông tin nhạy cảm, cho dù điều này có làm bạn cảm thấy “không nỡ” thế nào đi chăng nữa.
  • Thu thập bất kỳ ảnh, số điện thoại hoặc email mà kẻ lừa đảo cung cấp cho bạn trước khi chúng bị xóa.
  • Báo cáo vụ lừa đảo cho chính quyền địa phương.
  • Báo cáo kẻ lừa đảo với Tinder.

Đòi lại tiền điện tử bị đánh cắp

Có những công ty chuyên thu hồi tiền điện tử bị đánh cắp. Mặc dù không có gì đảm bảo để lấy lại bất kỳ hoặc toàn bộ số tiền đó. Cách tốt nhất là không bao giờ tiết lộ thông tin của bạn cho bất kỳ ai trừ khi trong những trường hợp cụ thể nhất định.

Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ ngay ý kiến trong nhóm Telegram của chúng tôi nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

1da1ec21852ff5e8b1158a413010159d.jpg
Nicole Buckler
Nicole Buckler has been working as an editor and journalist for over 25 years, writing from Sydney, Melbourne, Taipei, London, and Dublin. She now writes from the crazy-amazing Gold Coast in Australia. Nicole bought Bitcoin in 2013 because she was told she could use them to pay for yoga lessons in Dublin. She hated yoga but kept the Bitcoin. After a year she decided that this Bitcoin thing was going to be a thing, and she bought other cryptos too. She still thinks yoga sucks though.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ