Xem thêm

Việt Nam: Ví điện tử, tiền ảo, cho vay P2P vào tầm ngắm của luật chống rửa tiền

2 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • 4 tổ chức/cá nhân đang bị "lọt lướt" luật chống rửa tiền
  • Truyền thông đang cởi mở hơn với Bitcoin
  • promo

Gần đây, cơ quan công an liên tục triệt phá các đường dây đánh bạc và lừa đảo lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Và đa phần đều có liên quan đến các hoạt động như ví điện tử, tiền ảo và P2P Lending. Dự án Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) hiện đang được Ngân Hàng Nhà Nước xem xét để trình quốc hội.

4 tổ chức/cá nhân đang “lọt lưới” luật chống rửa tiền

Ngân Hàng Nhà Nước đã chỉ ra thời gian qua có 4 loại hình tổ chức/cá nhân đang bị buông lỏng trong quản lý dẫn đến có khả năng cao trở thành phương tiện của rửa tiền. Đó là:

  1. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán: Hiện tại cả nước đang có khoản 100 công ty fintech hoạt động với hơn 40 trung gian thanh toán được cấp phép. Nhưng những vụ án đánh bạc online nghìn tỷ gần đây cho thấy hầu hết người chơi đều nạp tiền qua các cổng ví điện tử. Dù ví điện tử hoạt động ở Việt Nam đã lâu, nhưng vẫn chưa được xem là “đối tượng” của luật chống rửa tiền.
  2. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tài sản ảo: Việt Nam được quốc tế đánh giá là quốc gia mà người dân có mối quan tâm lớn đến Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác. Nếu ví điện tử bị hạn chế giao dịch trong nước, thì các dạng tiền ảo như Bitcoin hầu như không giới hạn về địa lý và cả khối lượng giao dịch. Việt Nam hầu như chưa có công bố thống kê nào về khối lượng giao dịch các dạng tài sản ảo này.
  3. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cho vay P2P: Các ứng dụng cho vay ngang hàng diễn ra rầm rộ hơn trong hai năm gần đây. Nhất là trong bối cảnh đại dịch, tỷ lệ thất nghiệp cao và đời sống người lao động nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Ngân Hàng Nhà Nước chưa có một quy định nào về hoạt động cho vay trực tuyến.
  4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ cầm đồ: Vì sao loại hình này cho đến nay mới bị đưa vào tầm ngắm, trong khi nó xuất hiện sớm hơn cả so với những loại hình trên? Có thể vì thời gian gần đây, cầm đồ không gói gọn trong những tài sản có giá trị thấp, nhưng giá trị của nó ngày càng cao. Chưa kể, nhiều tài sản cầm đồ do phạm pháp mà có.

Truyền thông đang cởi mở hơn với Bitcoin

Nói riêng về Bitcoin, truyền thông đang dần chấp nhận Bitcoin như một loại tài sản có giá, dù luật pháp Việt Nam vẫn chưa thật sự khẳng định. Sự sửa đổi bổ sung quy định như trên về lâu dài sẽ có lợi cho sự phát triển đầu tư tiền ảo.

Những sửa đổi trên chỉ mới nằm trong giai đoạn xem xét và đề xuất, người dân cần chờ đợi một thời gian trước khi nó trở thành luật. Hãy theo dõi BeInCrypto để cập nhật những thay đổi mới nhất từ chính phủ.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

d-4q6o_1_400x400.jpg
Viet Anh
Việt Anh là một nhà báo có kinh nghiệm biên soạn tin tức chuyên về tiền điện tử. Quan điểm của anh về đầu tư là "Bạn càng hiểu rõ bản chất và tác động của thông tin, thì rủi ro đầu tư càng giảm". Do đó, các bài viết được anh biên soạn thường khai thác về kinh nghiệm đầu tư, phân tích kỹ thuật chuyên sâu, những chuỗi bài về thuật ngữ trong phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ