Sự sụp đổ của FTX đã gây thất thoát 8 tỷ USD tiền của khách hàng. Làm cách nào để nhà đầu tư có thể chắc chắn rằng tiền điện tử của họ an toàn trên một sàn giao dịch tập trung (CEX)?
- [Góc khảo sát] Tham gia khảo sát trải nghiệm bạn đọc trên trang BeInCrypto và nhận được những phần quà hấp dẫn tại đây.
Vào tháng 11/2022, FTX trở thành tâm điểm khi lần lượt CoinDesk và Binance vén màn bức tranh tài chính đáng ngờ giữa nó và Alameda Research. Sau đó, FTX tuyến bố phá sản, sự sụp đổ của sàn giao dịch này mang theo hàng tỷ USD tiền điện tử bị khóa trong ví lưu ký của sàn. Kể từ đó, các nhà giao dịch tiền điện tử luôn lo lắng, tự hỏi: Liệu khi nào, điều tương tự sẽ xảy ra lần nữa?
Sự sụp đổ của đế chế Sam Bankman-Fried (SBF) có lẽ đã được báo trước vì sự ưu ái quá mức mà FTX dành cho Alameda Research. Vào tháng 1, BeInCrypto phát hiện ra Sam Bankman-Fried đã chỉ thị cho người đồng sáng lập FTX, Gary Wang, tạo một cửa sau “bí mật” để công ty thương mại Alameda Research của SBF có thể vay 65 tỷ USD từ người dùng. Kể từ đó, niềm tin vào các sàn giao dịch tập trung (CEX) đã không còn như trước.
Chuỗi tin tức FUD đến với các sàn giao dịch khác không chỉ vì FTX. Trong những tuần cuối cùng của năm 2022, Binance đã khiến cộng đồng người dùng hoang mang với cuộc kiểm toán bằng chứng dự trữ thiếu chuyên nghiệp. Hiểu cách khác, đó không phải là một cuộc kiểm toán hay một báo cáo PoR thực sự. Sau đó, có thông tin cho rằng các công ty kiểm toán của Big Four đã từ chối kiểm toán sàn giao dịch tiền điện tử này. Kể từ đó, Big Four đã tách mình ra khỏi toàn bộ ngành công nghiệp tiền điện tử.
Mặc dù FUD đã lắng xuống kể từ đầu năm 2023, nhưng câu hỏi vẫn còn đó: Tiền của khách hàng an toàn đến mức nào? Để giải đáp câu hỏi này, BeInCrypto sẽ giúp độc giả điểm qua một vài vấn đề của các sàn CEX nói chung.
Một số vấn đề của các sàn giao dịch tập trung hiện nay
#1. Tính bảo mật và tính minh bạch kém
Như chúng ta đã thấy, một trong những rủi ro xuất hiện từ lâu của các sàn giao dịch tập trung là sự thiếu minh bạch. Ngành công nghiệp đã phản hồi và đã đặt nhiều kỳ vọng hơn cho Proof of Reserves. Hiểu đơn giản, Proof of Reserves là cách mà các sàn giao dịch xác minh rằng tài sản được xác nhận quyền sở hữu thực sự trên một sàn lưu ký.
Nhưng sau các động thái chạy theo PoR mà Binance là đơn vị tiên phong, Proof of Reserves vẫn chưa đủ gầy dựng niềm tin cho ngành công nghiệp này. Gracy Chen, Giám đốc điều hành của Bitget cho biết: “Sau sự sự đổ của FTX, tính minh bạch và bảo mật đang nổi lên như những điểm khác biệt chính giữa các sàn giao dịch. Các sàn giao dịch phải cam kết đảm bảo giá trị tài sản của người dùng, bất kể giá thị trường là bao nhiêu. Một số tính năng mà khách hàng cần chú ý trong một nền tảng trao đổi an toàn là các biện pháp quản lý rủi ro và bảo mật hàng đầu bao gồm việc tách biệt ví nóng và ví lạnh, ví đa chữ ký, cơ cấu bảo mật không tin cậy và Proof of Reserves.”
Có nhiều trang web và công cụ của bên thứ ba mà bạn có thể sử dụng để giúp đánh giá liệu một sàn giao dịch có phù hợp với bạn hay không. Nhiều nhà phân tích sẽ phân chia theo thứ hạng, từ đó bạn dễ dàng định lượng, so sánh hơn. CoinGecko và CER là hai ví dụ trong số nhiều đơn vị trung gian mà BeInCrypto đang nói tới. Chen nói thêm rằng: “Không phải tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử đều giống hệt nhau. Khó khăn cho khách hàng nằm ở việc chọn một sàn giao dịch an toàn mà họ có thể tin tưởng.”
Vào giữa tháng 12/2022, Binance công bố báo cáo dự trữ được cho là đã ủy quyền cho CryptoQuant, để xem xét lượng dự trữ Bitcoin của mình. CryptoQuant sau đó đã báo cáo rằng tiền gửi BTC của khách hàng trên Binance được thế chấp 97% bằng tài sản của sàn giao dịch. Con số này tăng lên 101% khi bao gồm cả BTC cho khách hàng vay.
#2. Luôn có nguy cơ bị hack
Kể từ những ngày đầu tiên của tiền điện tử, hack đã là mối quan tâm lớn đối với các sàn giao dịch tập trung. Mt. Gox, một sàn giao dịch có trụ sở tại Tokyo ra mắt vào năm 2010, là sàn đầu tiên bị hack và cũng là vụ hack kinh điển nhất. Vào năm 2011, nền tảng này đã mất một lượng nhỏ BTC, nhưng cái giá vẫn ‘khá rẻ’ nên nền tảng này đã không học được bài học cho mình. Ba năm sau đó, Mt. Gox đã bị tấn công với tổn thất 615 triệu USD và trở thành một trong những vụ hack tiền điện tử lớn nhất mọi thời đại.
Có rất nhiều ví dụ về các vụ hack sàn giao dịch. Một sàn giao dịch khác của Nhật Bản, Coincheck, được thành lập vào năm 2012, đã bị hack khiến nhiều loại tiền trị giá 534 triệu USD bị mất. Các cơ quan quản lý ở Nhật Bản đã nhanh chóng ban hành các quy định an ninh mạng bổ sung sau sự cố.
David Kemmerer, đồng sáng lập và CEO của CoinLedger cho biết: “Nhiều sàn giao dịch tiền điện tử đã bị hack dẫn đến mất hàng triệu USD tài sản tiền điện tử. Các sàn giao dịch đặt mục tiêu chống lại tin tặc nhằm bảo đảm an toàn cho tài sản được giữ trên nền tảng của họ. Tin tặc tận dụng các lỗi kỹ thuật và điểm yếu để xâm nhập vào hệ thống của sàn.”
Thậm chí, ví không lưu ký cũng không tránh khỏi việc trở thành nạn nhân của các tin tặc. Tuy nhiên, trừ khi bạn thiếu kiến thức về mặt công nghệ, chỉ cần chú tâm vấn đề bảo mật công khai khóa thì ít có khả năng ví của bạn sẽ bị nhắm mục tiêu một cách có chủ ý.
Ưu điểm của sàn CEX
#1. Dễ sử dụng cho người mới
Mức độ an toàn còn phụ thuộc vào kiến thức về bảo mật tài sản và sự cẩn thận của người dùng. Một trong những lợi ích của sàn giao dịch tập trung là ví của họ tương đối dễ sử dụng. Trong khi, ví không lưu ký (non-custodial wallet) —nơi người dùng kiểm soát các khóa của riêng họ nên có nhiều rủi ro và việc tự quản lý khóa sẽ gây trở ngại cho người mới.
Theo CTO và đồng sáng lập tại CoinLoan, Max Sapelov cho biết: “Tôi nghĩ những người nghiệp dư và người mới bắt đầu sẽ an toàn hơn khi sử dụng các sàn giao dịch tập trung thay vì ví tự quản. Vì các trường hợp mất tiền điện tử được lưu trữ trong ví tự quản là cực kỳ phổ biến và chúng xảy ra do các kỹ thuật sao lưu không phù hợp. Rủi ro chính khi nắm giữ tiền điện tử của bạn trên các sàn giao dịch tập trung là đối mặt với một kịch bản giống như FTX mà bạn không mong đợi.”
Người dùng cần trang bị kiến thức bảo mật và thường xuyên cập nhật tin tức
Những sự cố như FTX là những sự kiện hy hữu không thường xuyên xảy ra. Mặc dù, khi một sự kiện tương tự xảy ra, khả năng cao là bạn sẽ không thể phòng bị sẵn. Trong trường hợp của FTX, bởi vì một báo cáo của Ian Allison của CoinDesk đã khiến Binance thanh lý tất cả FTT khỏi sổ sách của mình. Đó là dấu hiệu lớn đầu tiên của rắc rối. Điều này cũng cho thấy trước sự sụp đổ của FTX đã có một dấu hiệu báo trước.
Vào ngày 8/11, chỉ hai ngày sau, FTX đã ngừng rút tiền và hàng triệu tiền điện tử của các nhà giao dịch đã bị mắc kẹt. Vấn đề ở đây là khi bạn biết tiền điện tử của mình không an toàn, thường thì điều này đã quá muộn.
Sapelov tiếp tục chia sẻ thêm: “Thành thật mà nói, bạn không bao giờ có thể chắc chắn 100% rằng tiền của mình an toàn trên một sàn giao dịch, có tính đến tất cả các sự kiện cực kỳ khó khăn xảy ra trong ngành vào năm ngoái. Tự quản là an toàn, nhưng nó cần kiến thức và tự nghiên cứu… Bù lại, các nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ an toàn với ví tự quản trong dài hạn.”
Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ ngay ý kiến của bạn trong nhóm cộng đồng của chúng tôi Telegram | Facebook fanpage | Facebook group.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.