Các mạng xã hội phi tập trung được kỳ vọng sẽ mang đến quyền riêng tư, quyền tự do ngôn luận cho tất cả người dùng trên toàn cầu.
Khi Tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden, tập trung làm thay đổi yếu tố địa chính trị đã dẫn đến hệ quả là sự mất niềm tin của một bộ phận người dân vào các công ty công nghệ Mỹ. Các công ty này đã trở thành một thứ vũ khí về mặt chính trị để phục vụ lợi ích của một nhóm người Mỹ nhất định.
Giờ đây, các mạng xã hội phi tập trung mới nổi khác đang cố gắng giành lại quyền kiểm soát về quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận của từng cá nhân khác nhau. Tham vọng của những mạng xã hội này là loại bỏ dần các công ty truyền thống, nỗ lực trở thành các phương tiện tương tác xã hội trực tuyến trong thời đại mới.
Thực trạng kiểm soát mạng xã hội tại Hoa Kỳ
Trong những năm qua, sau khi bị điều tra bởi Chính phủ Hoa Kỳ, phần lớn các nhân vật quan trọng trong lĩnh vực tiền điện tử, Web 3.0 đã từ chối bàn luận về sự độc quyền của các mạng xã hội hiện nay. Thậm chí, một vài trong số họ còn ngắt toàn bộ mối quan hệ hiện có trong giới.
Sự mất niềm tin về các nền tảng mạng xã hội truyền thống như Google hay Facebook liên quan đến các yếu tố chính trị. Điều này trao cơ hội cũng như thách thức cho các loại tiền điện tử phi tập trung như Bitcoin hay các mạng xã hội phi tập trung như Bluesky của Jack Dorsey.
Trong một bài báo điều tra gần đây, The Intercept đã nêu chi tiết cách Chính phủ Mỹ bí mật làm việc với các công ty công nghệ hàng đầu như Twitter, Facebook, Reddit, Discord, Wikipedia, Microsoft, LinkedIn và Verizon Media để giám sát và kiểm duyệt nội dung trên không gian mạng. Kế hoạch này để nhằm lọc ra những nội dung mà Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS) coi là nguy hiểm. Báo cáo tuyên bố rằng DHS đang nhắm mục tiêu vào những loại thông tin không chính xác về nguồn gốc của đại dịch Covid-19 và hiệu quả của vắc-xin Covid-19.
Bài báo cũng đang xem xét đến vấn đề Mỹ rút khỏi Afghanistan và bản chất sự hỗ trợ của Mỹ đối với Ukraine, việc giám sát mở rộng đến các cuộc bầu cử. Ví dụ, Facebook báo cáo đã tạo một cổng thông tin đặc biệt cho DHS và các đối tác của Chính phủ để báo cáo các thông tin sai lệch.
Cảnh sát sự thật
Vào tháng 4, Cơ quan quản lý của Tổng thống Biden đã ra mắt “Ban quản trị thông tin”. Cơ quan này nhắm vào các thông tin sai lệch được cho là đe dọa lợi ích của Hoa Kỳ. Nó đã nhanh chóng bị giải tán sau làn sóng phản đối kịch liệt của công chúng. Tuy nhiên việc giám sát không dừng lại. Trong tác phẩm kinh điển của George Orwell năm 1984, có mô tả lại tình huống tương tự như vậy. Theo đó, nhân vật cảnh sát trong tác phẩm đó đã sử dụng đủ loại phương pháp để điều tra, khảo sát công dân.
Trong phim, vị cảnh sát mật đã áp lệnh trừng phạt lên các tội phạm, chính trị gia không được chấp thuận và thách thức quyền lực của các tay to (Big Brother). Tương tự như vậy, “Uncle Sam” (Hoa Kỳ) đã vũ khí hóa các phương tiện truyền thông xã hội để kiểm soát tự do ngôn luận của công chúng.
Intercept cho biết họ đã phân tích các bản ghi nhớ, email và tài liệu nội bộ của DHS trong nhiều năm mà họ thu được thông qua các vụ rò rỉ và một vụ kiện đang diễn ra, cũng như các tài liệu công khai hiện có. Họ kết luận rằng những thông tin này đã cho thấy nỗ lực lớn của cơ quan Chính phủ nhằm tác động đến các nền tảng công nghệ trên thị trường.
Tự do ngôn luận nhưng có kiểm soát
Vào năm 2019, cựu Tổng thống của Ecuador, Rafael Correa, đã mô tả người kế nhiệm Lenin Moreno, là kẻ phản bội vĩ đại nhất trong lịch sử chính trị. Phản ứng này đã diễn ra sau khi Moreno thu hồi quyền tị nạn của Julian Assange và cho anh ngồi tù ở Mỹ. Thời điểm đó, Assange vẫn bị giam trong một nhà tù ở Vương quốc Anh.
Biên tập viên sáng lập Wikileaks này đã ở ẩn tại đại sứ quán Ecuador ở London trong 7 năm, dưới chế độ tị nạn từ Correa. Anh bị Vương quốc Anh và Thụy Điển truy nã với nhiều tội danh khác nhau. Mỹ muốn dẫn độ Assange vì âm mưu làm rò rỉ bí mật quân sự của nước này.
Assange sinh ra ở Úc và là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất đã phải đối mặt với sự trừng phạt của Chính phủ Hoa Kỳ khi dám nói lên sự thật liên quan đến nước này. Sau khi bị bắt, địa chỉ ví Bitcoin của Wikileak vốn được sử dụng để qua mặt các biện pháp kiểm duyệt tài chính, đã nhận được một lượng lớn các khoản đóng góp ủng hộ.
Thời điểm đó, vào năm 2011, các khoản quyên góp tiền điện tử đã giúp hỗ trợ tài chính cho Wikileaks sau khi PayPal, Mastercard, Visa và Bank of America vô hiệu hóa các dịch vụ của nền tảng này dưới áp lực chính trị từ Hoa Kỳ. Đổi lại, Bitcoin (BTC), khi đó mới được ra đời chỉ chưa đầy 2 năm, đã nhận được sự chú ý của Wikileaks. Quan trọng hơn, Wikileaks và liên minh không chính thức của Bitcoin cho thấy sự cần thiết phải có thêm các tổ chức phát triển mạnh vượt ra ngoài sự kiểm soát của nhà nước và các công ty tập trung.
Không giống như PayPal, Mastercard, Facebook hay Google, Bitcoin và các mạng xã hội phi tập trung mang lại cho người dùng quyền tự do cá nhân và tài chính để hành động theo lương tâm của họ thay vì theo chỉ thị, áp đặt có yếu tố chính trị.
Các ví dụ khác về kiểm duyệt nội dung
Một ví dụ khác về sự kiểm duyệt của các công ty độc quyền mạng xã hội là vào tháng 4 năm nay, Twitter đã đình chỉ tài khoản của người sáng lập Aave, Stani Kulechov. Nguyên nhân xuất phát từ lời đùa cợt của Kulechov về trang mạng xã hội này.
Kulechov đã nói với 210,000 người theo dõi rằng mình đang tham gia Twitter với tư cách là Giám đốc điều hành tạm thời. Trong khi một số người xem đây như một trò đùa thì một số người khác lại thấy khó hiểu. Khi đó, Alex Masmej, người sáng lập nền tảng NFT Showtime, cho biết đó là trò PR trơ trẽn cho Lens Protocol. Theo đó, Lens Protocol là một mạng xã hội phi tập trung mới của Kulechov, một giao thức chống kiểm duyệt cho phép người dùng tìm hiểu hồ sơ cá nhân của những người khác.
Lệnh cấm của Kulechov được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Twitter chấp nhận thương vụ mua lại trị giá 44 tỷ USD của CEO Tesla, Tỷ phú Elon Musk. Giám đốc điều hành khi đó của Twitter là Parag Agrawal được kỳ vọng sẽ giữ được vị trí của mình. Nhưng ông đã bị sa thải vào tuần trước sau khi Musk hoàn thành việc mua lại. Twitter cho biết các tài khoản bị đình chỉ vì vi phạm các quy tắc của nó.
“Khi chúng tôi tạm ngưng vĩnh viễn một tài khoản, chúng tôi sẽ thông báo cho mọi người rằng họ đã bị tạm ngưng và giải thích những chính sách và nội dung nào mà họ đã vi phạm” – Twitter cho biết.
Stani Kulechov đã lấy lại được tài khoản của mình. Tuy nhiên, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn bị cấm khỏi mạng xã hội này. Tài khoản của ông đã bị đình chỉ vĩnh viễn vào tháng 1/2021. Theo đó, ông bị cáo buộc sử dụng Twitter để kích động bạo lực.
Donald Trump hiện đang điều hành nền tảng truyền thông xã hội của riêng mình có tên là “Truth Social”. Nền tảng này là một mạng lưới cánh hữu tìm cách cạnh tranh với Twitter. Tuy nhiên, ngay cả việc xây dựng một nền tảng mạng xã hội riêng thì Truth Social cũng phải đối mặt với các vấn đề kiểm duyệt từ Google. Gần đây, Google đã chặn tải xuống Truth Social từ Play Store của mình. Nguyên nhân vì nó được cho là chứa “nội dung bạo lực”.
Mạng xã hội phi tập trung cho quyền tự do ngôn luận
Tiền điện tử và blockchain trong quá khứ đã nổi lên như một giải pháp khi các cá nhân là nạn nhân của các công cụ chính trị hoặc tài chính truyền thống. Sự đồng lõa của các nhà xử lý thanh toán và hiện nay là các mạng xã hội, với các lợi ích quyền lực của nhà nước, là một mối quan tâm lớn.
Việc thay thế Twitter bằng Truth Social, nếu thành công cũng có thể tái thiết lập lại các vấn đề tương tự như hiện nay trong dài hạn. Tất cả những điều này làm cho các sản phẩm Web3 với đặc tính chống kiểm duyệt, được miễn nhiễm khỏi sự can thiệp của quốc tế.
Tất nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, giải pháp lâu dài nhất đáp ứng được các điều kiện trên là Bitcoin và các mạng xã hội phi tập trung đi kèm với công nghệ của nó. Việc Elon Musk mua lại Twitter đã được định hình theo cách này. Nếu đúng như mục đích ban đầu của Elon Musk, Twitter dưới đế chế của Elon Musk sẽ đại diện cho quyền tự do ngôn luận.
Vị tỷ phú này tự mô tả mình là một người theo chủ nghĩa tự do ngôn luận. Ông đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tiền điện tử, đặc biệt là Dogecoin (DOGE). Musk giờ đây được cho là sẽ hướng nền tảng này tới các đặc tính của quyền riêng tư và tự do cá nhân.
“Tôi hy vọng rằng ngay cả những người chỉ trích tồi tệ nhất của tôi vẫn còn trên Twitter, bởi vì đó là ý nghĩa của tự do ngôn luận” – Musk viết trên Twitter của mình vào tháng 4.
“Tự do ngôn luận là nền tảng cốt lõi của một nền dân chủ đang. Và Twitter là tâm điểm của thế giới kỹ thuật số. Tại đây, các vấn đề quan trọng đối với tương lai của nhân loại sẽ được đưa ra để tranh luận” ông nói thêm trong một tuyên bố riêng sau khi tiếp quản Twitter.
Sự góp mặt của CEO Binance
Người sáng lập và CEO Binance, Changpeng Zhao (CZ), đã hỗ trợ việc mua lại Twitter của Musk với số tiền 500 triệu USD. Như BeInCrypto đã báo cáo trước đó, CZ làm điều này vì tự do ngôn luận cũng như vì sự phát triển của Web3.
“Chúng tôi muốn đảm bảo rằng tiền điện tử có một chỗ đứng nhất định khi nói đến tự do ngôn luận” CZ tuyên bố. “Chúng tôi muốn giúp đưa Twitter lên Web3 khi nó đã sẵn sàng.”
Nói một cách đơn giản, Web3 là ý tưởng về một Internet được phân cấp và cung cấp bởi các công nghệ blockchain và kinh tế học dựa trên mã thông báo. Các mã thông báo không thể thay thế (NFT) dự kiến sẽ đóng một vai trò quan trọng trong Web3 như một phương tiện trao đổi.
Bluesky
Bluesky là một giao thức truyền thông xã hội phi tập trung được hỗ trợ bởi người sáng lập Twitter, Jack Dorsey. Giao thức này đã có hơn 30,000 người đăng ký trong danh sách chờ cho phiên bản beta chỉ trong vòng 48 giờ sau khi công bố dự án.
Bluesky đang xây dựng giao thức AT, một nền tảng mới cho mạng xã hội giúp giải phóng các nhà phát triển khỏi sự kiểm soát của công ty và Chính phủ các quốc gia. Các ứng dụng xã hội phân tán quy mô lớn có thể được xây dựng bằng cách sử dụng giao thức này.
Nó nhằm mục đích cung cấp cho người dùng tính di động, quy mô và sự tin cậy. Tính di động cho phép người dùng chuyển đổi giữa các ứng dụng mà không làm mất dữ liệu của họ. Quy mô cho phép các ứng dụng xử lý nhiều lưu lượng truy cập hơn. Còn yếu tố tin cậy giúp ngăn các thuật toán phân tích người dùng.
Quyền riêng tư, quyền tự chủ và tự do cá nhân là những nguyên lý chính của Bitcoin và nó hầu như không thể bị phá vỡ. Trong ví dụ về Julian Assange mà BeInCrypto đã nhắc đến ở trên, ngay cả những người có nguyên tắc nhất của các Chính phủ hoặc tập đoàn công nghệ lớn, cuối cùng cũng dễ bị thay đổi do lợi ích.
Nó cho thấy rằng Chính phủ sẽ không tin tưởng hoàn toàn để giao cho họ quyền tự do ngôn luận. Việc Hoa Kỳ kết tội nhà bất đồng chính kiến sẽ là vi phạm Tu chính án thứ nhất. Đồng thời, điều này đặt ra một tiền lệ nguy hiểm cho việc hình sự hóa báo chí và tự do ngôn luận.
Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ ngay ý kiến của bạn trong nhóm cộng đồng của chúng tôi Telegram | Facebook fanpage | Facebook group.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.