Tiếp tục serie về lớp học mô hình giá, bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về mô hình tam giác tăng và tam giác giảm. Đây cũng là mô hình thường xuyên xuất hiện trong biến động giá của Bitcoin.
Mời bạn xem thêm một số bài khác đã được viết trong serie này:
- Lớp học mô hình giá #01: Mô hình cốc và tay cầm
- Lớp học mô hình giá #02: Mô hình lá cờ
- Lớp học mô hình giá #03: Mô hình Vai Đầu Vai
- Lớp học mô hình giá #04: Mô hình Vai Đầu Vai Ngược
- Lớp học mô hình giá #05: Mô hình Tam Giác Cân
Mô hình tam giác tăng là gì?
Mô hình tam giác tăng là mô hình giá được hình thành bởi một kháng cự ngang và một trendline hỗ trợ chéo, chúng ta cắt nhau tạo thành hình tam giác. Giá sẽ có xu hướng biến động bên trong đó trước khi phá vỡ mô hình.
- Mô hình tam giác tăng thường được xếp vào dạng mô hình tiếp diễn tăng giá.
- Đường trendline hỗ trợ cũng như kháng cự phải được xác lập từ 2 đến 3 điểm chạm.
- Nếu giao dịch theo hướng tiếp diễn xu hướng tăng, thì điểm chốt lời sẽ nằm ở vùng giá có biên độ tương đương chiều cao mô hình.
Ví dụ về mô hình tam giác tăng
Ví dụ trên cho thấy, traders có thể giao dịch theo cách đợi mô hình bị phá vỡ hoặc chờ đợi động thái re-test (hồi lại hỗ trợ).
Mô hình tam giác giảm là gì?
Mô hình tam giác giảm là mô hình giá được hình thành bởi một hỗ trợ ngang và một trendline kháng cự chéo, chúng ta cắt nhau tạo thành hình tam giác.
- Mô hình tam giác giảm được xem là mô hình dự báo tiếp diễn xu hướng giảm giá
- Đường trendline kháng cự cũng như hỗ trợ ngang phải được xác lập từ 2 đến 3 điểm chạm.
- Nếu giá tiếp tục giảm, thì điểm đến tiếp theo sẽ nằm ở biên độ tương đương chiều cao mô hình.
Ví dụ về mô hình tam giác giảm
Ví dụ trên cho thấy, trader có thể giao dịch bằng cách kỳ vọng bán với lệnh chờ bán stop limit. Hoặc lên kế hoạch đứng ngoài thị trường chờ đợi một cơn sụt giảm mạnh sắp xảy ra.
Những lưu ý khi giao dịch với mô hình tam giác tăng và tam giác giảm
- Về cơ bản, ngay bản thân mô hình cũng đã cho biết xác suất biến động sẽ tiếp diễn theo hướng nào. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng. Đôi khi sau tam giác tăng giá lại giảm, và sau tam giác giảm giá lại tăng. Nên cái quan trọng là tập trung vào việc giá sẽ phá đường trendline nào.
- Khi hai đường trendline hội tụ thành đỉnh tam giác, cũng có nghĩa biên độ hẹp dần. Kỷ luật đặt cắt lỗ khi giá phá cạnh còn lại của tam giác. (lúc đó biên độ cắt lỗ cũng hẹp dần).
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.