Các ngân hàng trung ương đang âm mưu điều chỉnh bảng cân đối kế toán lên tới 410 tỷ USD trong thời gian còn lại của năm 2022 để đối phó với tình hình xấu đi của lạm phát. Mặt trái của động thái này có thể khiến thị trường tiền điện tử giảm giá khi họ vật lộn với những thực tế mới của chính sách tiền tệ.
Các chuyên gia tại Bloomberg Economics đã chỉ ra một mô hình trong Nhóm G7 về chính sách tiền tệ. Báo cáo lưu ý rằng các ngân hàng trung ương đang thu hẹp bảng cân đối kế toán và tăng lãi suất.
Trước đây, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã giảm bảng cân đối kế toán. Nhưng lần này, các ngân hàng trung ương khác có khả năng sẽ làm theo.
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã bắt đầu thu hẹp lượng cổ phiếu nắm giữ với khả năng tăng lãi suất trong tháng này. Ngoài ra, Ngân hàng Canada và Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã tiết lộ một mốc thời gian để bắt đầu thắt chặt định lượng đối với thị trường tài chính của họ.
Năm ngoái, các ngân hàng trung ương của G7 đã bổ sung 2.8 nghìn tỷ USD. Nguồn vốn này như một phần trong nỗ lực kích thích phục hồi kinh tế sau ảnh hưởng của COVID-19. Tuy nhiên, trong tháng 3, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 7.9%. Đây là mức tăng lạm phát hàng năm cao nhất trong gần 40 năm.
DeFi có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong chính sách tiền tệ
Để chống lạm phát, các tổ chức ngân hàng đang từ bỏ chính sách nới lỏng định lượng. Trong đó, nới lỏng định lượng là phương thức để kích thích kinh tế bằng cách mua trái phiếu cùng những tích sản khác. Nhưng các thị trường tài chính đang cảm thấy lo lắng về động thái này. Theo nhà kinh tế trưởng tại Natixis, Alicia Garcia Herrero cho biết:
“Đây là một cú sốc tài chính lớn đối với thế giới. Bạn đã thấy hậu quả của việc giảm tính thanh khoản của USD và khi USD tăng giá”.
Thị trường tiền điện tử và DeFi cũng bị ảnh hưởng bởi các động thái từ chính sách mới của các ngân hàng trung ương. Bất chấp các giao dịch mua của MicroStrategy và Luna Foundation Guard. Bitcoin (BTC) và các loại tiền điện tử khác vẫn chưa phục hồi đáng kể so với cuối năm ngoái. Điều này báo hiệu mối tương quan ngày càng tăng giữa tiền điện tử và tài chính truyền thống.
Chính sách lãi suất có thể ảnh hưởng đến tiền điện tử
Tại thời điểm viết bài, giá Bitcoin đang giao dịch ở mức 38,521 USD. Trong khi đó, vốn hóa thị trường tiền điện tử toàn cầu là 1.74 nghìn tỷ USD. Theo dữ liệu từ Defi Pulse, tổng giá trị bị khóa (TVL) trong các dự án DeFi ở mức 75 tỷ USD. Vào tháng 2, mức TVL đạt mức cao nhất là 87 tỷ USD.
Các chuyên gia đã lưu ý rằng các hành động của Fed và các ngân hàng trung ương khác đã “gây khó chấp nhận rủi ro” trên thị trường. Một nguyên nhân là việc lạm dụng tăng lãi suất có thể gây suy thoái kinh tế. Mặc khác, vốn chảy vào tiền điện tử sẽ bị ảnh hưởng vì các chính sách bất lợi cho trader.
- Xem thêm: Panama thông qua Luật tiền điện tử, tham vọng trở thành trung tâm công nghệ mới ở Mỹ Latinh
Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Hãy cùng thảo luận trong nhóm Telegram chung của BeInCrypto nhé.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.