Trusted

Khi ngân hàng trung ương thất bại, tiền điện tử sẽ chiếm ưu thế

5 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Các ngân hàng trung ương ở các nước khủng hoảng phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tiền mặt và dịch vụ tài chính đáng kể.
  • Sự sụp đổ của ngân hàng trung ương và tiền tệ trung tâm của Lebanon đẩy người dân hướng tới tiền điện tử.
  • Tiền điện tử giúp ích cho các quốc gia bị chiến tranh tàn phá như Afghanistan, nhưng có thể gây ra hậu quả và sự tập trung hóa trong tương lai.
  • promo

Trong bối cảnh chính trị bất ổn, ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới gặp khó khăn về kinh tế. Lúc này, các ngân hàng trung ương bắt đầu nhận thấy bản thân mình có rất ít hoặc không có quyền lực, nguồn lực nào để kiểm soát vấn đề này. Kể từ khi các thực thể liên bang không còn đáng tin cậy, đã đến lúc để tiền điện tử tỏa sáng.

Ngân hàng trung ương sụp đổ

Trong năm qua, nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới đã trải qua một tình thế khó khăn. Những hậu quả như vậy là kết quả của đại dịch COVID-19 đang diễn ra, các chế độ tham nhũng, chiến tranh, thiên tai và cả sự suy thoái tài chính dai dẳng. Trong một số trường hợp, như ở Lebanon là nơi xảy ra tất cả các vấn nạn trên.

Lebanon là một quốc gia đang trải qua một làn sóng bất ổn trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Trước đây đã có một làn sóng tương tự như vậy xuất hiện vào năm 2019 làm suy yếu hệ thống tài chính Lebanon. 

Tính theo tỷ giá hiện tại, tiền tệ quốc gia của Lebanon, đồng bảng Lebanon (LBP) đang là khoảng 1,500 LBP trên 1 đô la Mỹ (USD). Mặc dù tỷ giá tại thị trường chợ đen đã tăng lên hơn 17,000 vào tuần trước.

Trong một tình huống “điển hình” hơn, ngân hàng trung ương cũng đang đặt hàng rào cho các chính sách kinh tế, vì nó cũng cảm nhận được những biến động của thị trường.

Tuy nhiên, các tổ chức tài chính tập trung đã không còn đủ khả dụng để định hướng lại nền kinh tế của đất nước. Đoạn phim gần đây đang chỉ ra một cảnh tượng các công dân Lebanon phá hoại các ngân hàng địa phương sau khi họ quyết định giữ lại và đóng băng các khoản tiết kiệm.

Một ví dụ khác về một ngân hàng trung ương đang gặp khó khăn là ở Venezuela. Sau khi nền kinh tế tiếp tục suy yếu, GDP của nước này đã bị sụt giảm nghiêm trọng trong suốt 8 năm qua. Theo thống kê của Al Jazeera, đồng tiền quốc gia của nước này đã mất tới 73% giá trị chỉ trong năm nay.

Như một giải pháp khả thi, ngân hàng trung ương đã quyết định thay đổi tiền tệ để giảm gánh nặng, được gọi là một “quy mô tiền tệ đơn giản hơn”. Trước đó, quốc gia này còn cho phát hành tờ tiền một triệu bolivar với giá trị tương đương chỉ 0.25 USD.

Tuy nhiên, không chỉ các ngân hàng trung ương phải cạnh tranh nhau về quyền lực kinh tế và sự ổn định trong nước, các quốc gia như Lebanon và Venezuela còn thường phải đối mặt với các hạn chế và trừng phạt quốc tế. Trong trường hợp của Lebanon, tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng thực tế đã trở nên vô dụng trong nhiều tháng ở nước ngoài.

Tiền điện tử là để giải cứu

Trong khi các ngân hàng trung ương giam tiền và thậm chí biến mất, mọi người và đôi khi thậm chí là nhiều quốc gia đã chuyển sang tiền điện tử để tiết kiệm.

Ở Lebanon, sự sụp đổ ngân hàng đã khuyến khích những người nắm giữ tiền điện tử bắt đầu thị trường P2P của riêng họ. Như Mario Awad:

“Tôi có các đại lý (an ninh), các chính trị gia, các nhân vật truyền thông, tất cả mọi người đều đang mua tiền điện tử. [Anh ấy nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn]. Càng ngày, chính những người bình thường cũng đang cố gắng thoát ra khỏi các ngân hàng sụp đổ và cắt lỗ.”

Một người Lebanon khác được phỏng vấn nói rằng tiền điện tử, cụ thể hơn là Bitcoin, “thực hơn 100 lần so với số USD chúng tôi đang sở hữu trong ngân hàng.”

Hơn nữa, các cuộc giao dịch tiền điện tử ở các quốc gia tuyệt vọng về tài chính như Lebanon thường diễn ra trong các tình huống peer-to-peer (P2P). WhatsApp, Telegram và Twitter có đầy đủ các tài khoản cung cấp đủ các kiến thức tập trung vào thị trường và BTC. Một xu hướng tương tự có thể được quan sát thấy ở Ấn Độ.

Các giao dịch Bitcoin P2P đạt mức cao nhất vào giữa năm 2021. Tại Châu Phi, châu lục này đang có mức tăng 50% so với năm ngoái. Ở Afghanistan do Taliban kiểm soát, tiền điện tử được củng cố khi các tổ chức tài chính truyền thống bị chùn bước.

Trong những tháng sau khi chính phủ tiếp quản, việc sử dụng tiền điện tử đã tăng vọt và đưa Afghanistan vào top 20 trong số 154 quốc gia dựa theo Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu năm 2021.

Theo báo cáo, những người đầu tiên áp dụng tiền điện tử đã sử dụng tiền tệ kỹ thuật số để hỗ trợ và giúp đỡ trong thời kỳ bất ổn gần đây.

Tuy nhiên, cũng xuất hiện những nghi ngờ về rủi ro của tiền điện tử ở những nơi không ổn định. Ví dụ: nếu Taliban quyết định chấp nhận tiền điện tử, điều này cho phép một số người dùng ở đây tận dụng các giao dịch ẩn danh và tránh các hệ thống tài chính phương Tây.

Câu hỏi về tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) vẫn còn bỏ ngỏ

Câu hỏi về tiền điện tử so với ngân hàng trung ương vẫn còn. Sự kết hợp của cả hai sẽ như thế nào, đến này vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Hiện tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) đang được phát triển ở một số quốc gia. Một báo cáo gần đây tiết lộ rằng khoảng 80% ngân hàng trung ương trên thế giới đã có các cuộc điều tra về CBDC.

Những tài sản này về cơ bản là phiên bản kỹ thuật số của fiat ngân hàng trung ương. Bản ghi điện tử hoặc mã thông báo trực tuyến chứa bản ghi điện tử về đơn vị tiền tệ của một khu vực cụ thể.

Trung Quốc

Mặc dù chúng là mã thông báo kỹ thuật số, CBDC có những điểm khác biệt đáng chú ý so với các loại tiền điện tử truyền thống khác. Điều này chủ yếu là do sự tập trung của các CBDC. Mặc dù sử dụng công nghệ blockchain, mạng cơ sở sẽ nằm dưới sự kiểm soát của cơ quan tài chính phát hành.

Trong khi công nghệ DLT đang rất cải tiến, việc siêu tập trung hóa các CBDC mang lại cho các ngân hàng trung ương nhiều quyền lực và thẩm quyền hơn đối với khả năng tài chính của người dân bình thường. Nó cũng có thể góp phần vào ảnh hưởng chính trị và tư nhân lớn hơn.

Như đã đề cập, nhiều quốc gia đang thử nghiệm CBDC, như Trung Quốc, và một số quốc gia khác đang nghiên cứu về chủ đề này, như Hoa Kỳ.

Không thể phủ nhận bối cảnh tài chính đang thay đổi của thế giới, chúng ta vẫn còn phải xem các tổ chức truyền thống như ngân hàng trung ương tự tái định vị bản thân như thế nào.

Bạn nghĩ sao về quan điểm này? Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn với chúng tôi thông qua kênh Telegram chung nhé!

🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

4651b07415a7685f1649d2f29bcda9c3.jpg
Savannah Fortis
Savannah Fortis is a multimedia journalist covering stories at the intersection culture, international relations, and technology. Through her travels she was introduced to the crypto-community back in 2017 and has been interacting with the space since.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ