Ngân hàng lớn thứ hai của Ý, UniCredit mới đây đã được lệnh phải trả 144 triệu USD cho việc đóng tài khoản của người khai thác tiền điện tử một cách bất hợp pháp. Hiện ngân hàng đang kháng cáo quyết định này.
Theo đó, ngân hàng lớn thứ hai của Ý, UniCredit, đang phải nhận khoản tiền phạt 144 triệu USD sau khi thua kiện một công ty khai thác tiền điện tử. Cụ thể, ngân hàng này đã đóng tài khoản của những người khai thác tiền điện tử, mà theo những người này thì đó là một hành động sai quy định. Tuy nhiên, vụ việc vẫn chưa kết thúc và ngân hàng dường như đã đệ đơn kháng cáo quyết định này.
Xem thêm: ExxonMobil xem xét việc mở rộng chương trình thử nghiệm khai thác tiền điện tử
Các thợ đào chống lại hành động của ngân hàng
Quyết định trên được đưa ra tại tòa án Banja Luka ở Bosnia và Herzegovina. Vụ việc đã được đưa ra tòa bởi một công ty con của công ty Ý, Bitminer Factory, công ty tự xưng là trang trại khai thác đầu tiên và lớn nhất ở Ý.
Công ty cho biết thêm rằng việc đóng tài khoản đã cản trở quá trình ICO của nó “liên quan đến một dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực khai thác tiền điện tử bằng năng lượng tái tạo ở Bosnia và Herzegovina.”
Ngân hàng đã nói rằng họ không tham gia vào các mối quan hệ cũng như không có quan hệ đối tác với các nhà cung cấp tiền tệ kỹ thuật số và các sàn giao dịch. Đây cũng là thái độ chung mà nhiều ngân hàng trên thế giới đang thực hiện, bao gồm cả ở Ấn Độ, mặc dù hiện trạng đang thay đổi. Tòa án nói rằng ngân hàng đã không đưa ra bất kỳ quy tắc bằng văn bản nào ngăn cản ngân hàng tương tác với khách hàng trong không gian tiền điện tử.
Các ngân hàng bị theo dõi khi các lệnh trừng phạt kinh tế có hiệu lực
Trong khi nhiều người đã chỉ trích tiền điện tử về vai trò tiềm năng của nó trong việc Nga trốn tránh các lệnh trừng phạt và tạo điều kiện cho các hoạt động bất hợp pháp. Tuy nhiên, chính ngành ngân hàng đang tỏ ra có vấn đề về những mặt này.
UniCredit cũng đã đưa tin về các doanh nghiệp Nga của mình. Ngân hàng thông báo rằng họ sẽ xóa sổ hoàn toàn hoạt động kinh doanh tại Nga, bao gồm cả hoạt động kinh doanh xuyên biên giới, và khoản chi phí này sẽ mất khoảng 8.1 tỷ USD. Ngân hàng này cũng cam kết sẽ mua lại cổ phần của chính mình. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào những thiệt hại liên quan đến các tài sản liên quan đến Nga.
Ủy ban châu Âu cũng đã phạt các ngân hàng đầu tư, bao gồm Bank of America, Natixis, Nomura, RBS (nay là NatWest), UBS, UniCredit và WestLB (nay là Portigon), vì vi phạm các quy tắc chống độc quyền của EU. Họ đã bị phạt tổng cộng 407 triệu USD vì “tham gia vào một đường dây buôn bán Trái phiếu của Chính phủ Châu Âu”.
Bạn có nghĩ trong tương lại, các ngân hàng sẽ thân thiện với tiền điện tử hơn không? Chia sẻ ngay ý kiến trong nhóm Telegram của chúng tôi nhé.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.