Xem thêm

Người ủng hộ Bitcoin lên tiếng, hãy để các tỷ phú và quỹ phòng hộ bị xóa sổ

3 mins
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • hamath Palihapitiya: những người giàu nhất của Mỹ nên không được nhận trợ cấp cứu trợ
  • Palihapitiya nhấn mạnh rằng có một sự dối trá lâu dài ở phố Wall về việc sa thải lao động khi phá sản
  • Ông tuyên bố là đã sở hữu khoảng 5% trong tổng số BTC đang được lưu hành vào năm 2013
  • promo

CEO của Social Capital gần đây đã nói với CNBC rằng những người giàu nhất của Mỹ nên không được nhận trợ cấp cứu trợ từ những người đóng thuế. Thay vào đó, họ nên được trải qua những hậu quả như những người khác.
Gói kích thích kinh tế Mỹ đã được thông qua tháng trước được xem là một nỗ lực lực trong việc cân bằng giữa hỗ trợ mọi người dân Mỹ, các doanh nghiệp nhỏ và các tập đoàn. Tuy nhiên, việc in tiền không ngừng lại nói lên một câu chuyện khác. Đó là thúc đẩy các thị trường tài chính và cung cấp hỗ trợ cho các tập đoàn lớn dường như là ưu tiên hàng đầu của chính sách này. Sự nguy hiểm của việc ưu tiên cho các tập đoàn lớn sẽ khiến cho người Mỹ còn rất ít hoặc thậm chí là không có năng lực chi tiêu. Điều này rõ ràng là chỉ làm tồi tệ thêm cho nền kinh tế vốn đã rất rệu rã. Đó cũng chính là trường hợp mà CEO của Social Capital Chamath Palihapitiya đề cập đến với một giọng điệu mạnh mẽ trong chương trình của CNBC gần đây.

‘Hãy để họ bị xóa sổ’

CEO của Social Capital Chamath Palihapitiya trong một chương trình của CNBC cho là những lo lắng thái quá về việc những người Mỹ và các tập đoàn giàu có nhất sẽ có được thành công trong thời gian khủng hoảng này là sai lầm. Ông cho biết là liệu có ai quan tâm và hay để cho họ bị xóa sổ. Bình luận của ông đã nhanh chóng lan truyền gần đây và người dân Mỹ dường như cũng đồng tình. Palihapitiya nhấn mạnh rằng có một sự dối trá lâu dài ở phố Wall, đó là khi các tập đoàn thua lỗ thì họ cần thiết phải sa thải tất cả những người lao động. Thực tế, như Palihapitiya lý giải, hầu hết các vụ phá sản cuối cùng cũng được mua lại. Những người thực sự bị tổn thương là những nhà đầu cơ và nắm giữ cổ phiếu. Và  do đó, họ nên được phép để bị xóa sổ. Bởi vậy, trong lời nói của Palihapitiya thì những người và những thực thể này không xứng đáng có được sự hỗ trợ. Họ không phải là những người nắm giữ nền kinh tế cùng với nhau. Đó là sự mặc cả mà họ đã lựa chọn khi đã quyết định chỉ tham gia với vai trò nhà đầu tư.

Và là người ủng hộ tích cực Bitcoin

Ý kiến của Palihapitiya về bản chất gắn chặt với một niềm tin mạnh mẽ rằng không có ai trên thị trường xứng đáng có một sự thiên vị nào. Bởi vậy, ông tự nhiên cũng là một người ủng hộ Bitcoin và tin tưởng mạnh mẽ vào tiền điện tử này. CEO của Social Capital cho biết đã mua rất nhiều Bitcoin kể từ năm 2013, lúc đó BTC đang được giao dịch vào khoảng 80 USD. Ông tuyên bố là đã sở hữu khoảng 5% trong tổng số BTC đang được lưu hành vào thời điểm đó. Do hệ thống tài chính dường như đang yếu hơn bao giờ hết nên Bitcoin có thể trở thành một nơi trú ẩn an toàn. Nhưng nó hoàn toàn phụ thuộc vào con đường nào mà xã hội chọn. Chính vì vậy, Palihapitiya cho rằng, đó là lựa chọn giữa số 0 tròn trĩnh hoặc trị giá hàng triệu USD. Tuy nhiên, ông không cho rằng Bitcoin sẽ ngay lập tức trở nên phát đạt nếu cuộc khủng hoảng kinh tế này tồi tệ thêm. Thực tế, nó vẫn là một đầu tư cực kỳ đầu cơ mà sẽ dao động dữ dội hơn trong thời gian khủng hoảng này. Mặc dù vậy, nếu Palihapitiya đúng thì vẫn còn đó những tia sáng tiềm tàng nơi cuối con đường.
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 3 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

c9c47c3a6f83b80095e6a48c0b0d252b?s=120&d=mm&r=g
Anton Lucian
Lớn lên ở Hoa Kỳ, Lucian tốt nghiệp cử nhân Khoa Lịch sử Kinh tế. Là một nhà báo tự do có nhiều thành tích, Anton chuyên viết về không gian tiền điện tử và 'cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4' mà thế giới đang trải qua.
Chi tiết