Trusted

Những lý do khiến người Việt không mặn mà với đầu tư tiền ảo năm 2024

6 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Quan sát cộng đồng tiền ảo Việt Nam có thể thấy thiếu vắng lực lượng nhà đầu tư mới.
  • Sự nhiệt thành của người Việt với tiền ảo có dấu hiệu vơi dần trong 2024.
  • Những lý do lớn và đặc thù để giải thích điều này, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam 2024.
  • promo

“Đầu tư tiền ảo” vẫn là cách gọi quen thuộc của người dân Việt Nam nói chung khi đặt cược kỳ vọng vào Bitcoin hay những dự án tiền mã hóa. Năm 2024 thiếu vắng sự xuất hiện của lớp nhà đầu tư mới ở Việt Nam dù giá Bitcoin vẫn duy trì ở mức cao lịch sử.

Vì sao như vậy, sau đây là những lý do xét riêng trong bối cảnh Việt Nam.

Xem thêm: So sánh lợi nhuận đầu tư vàng và Bitcoin 5 tháng đầu năm 2024 tại Việt Nam

Sự nhiệt thành của người Việt với tiền ảo có dấu hiệu vơi dần

Trước khi nói về 2024, thử nhìn lại năm 2021. Đây là năm mà Bitcoin đã tăng từ dưới 4,000 USD lên hơn 60,000 USD, tức tăng 1,500%. Động lực của đà tăng này bởi nhiều lý do trên toàn cầu, lý do được nhắc nhiều nhất là hệ quả “tiền rẻ” nhờ những chính sách kinh tế các quốc gia hậu Covid-19. Và đây cũng năm mà nhà đầu tư Việt Nam cho thế giới thấy sự nhiệt thành đối với Bitcoin và tiền ảo nói chung.

Một vài số liệu minh chứng cho điều đó như sau:

  • Theo quochoi.vn, năm 2021 Việt Nam ghi nhận 2 tỷ giao dịch với tổng giá trị 1.4 nghìn tỷ VND trong hoạt động giao dịch tiền ảo. Lúc này, theo báo cáo của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Việt Nam xếp thứ 11 trong TOP20 quốc gia có tỷ lệ dân số sỡ hữu tiền mã hóa hàng đầu thế giới, với 6.1% dân số.
  • Liên tục trong năm 2021 và 2022, báo cáo Chainalysis cho thấy Việt Nam đứng đầu thế giới hai năm liền về chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu (GCAI).
  • Năm 2023, Chainalysis cho biết Việt Nam nằm trong TOP3 thế giới về lợi nhuận từ tiền ảo, đạt khoảng 1.2 tỷ USD, vượt trên Trung Quốc và đứng sau Mỹ và Anh.
  • Nếu 2023 là năm mà Việt nam dẫn đầu thế giới với tỷ lệ 25.9% sở hữu Crypto, theo báo cáo của Worldometers. Thì đến 2024, Việt nam tụt hạng ở vị thứ 7 với tỷ lệ sở hữu Crypto còn 17.4%.

Những báo cáo này được cung cấp bởi nhiều bên, dù có thể không chính xác tuyệt đối, nhưng đối chiếu với thực tế, có thể thấy sự hợp lý. Tỷ lệ người Việt tiếp xúc với tiền ảo đã không còn duy trì xu hướng tăng mạnh như giai đoạn 2021 – 2023 (từ 6.1% lên 25.9%), nhưng đã giảm mạnh trong năm 2024, bất kể giá BTC chính thức lập ATH vào 2024. Do đó, có thể nhận định, sự nhiệt thành của người Việt với tiền ảo có dấu hiệu với dần.

Những lý do lớn và đặc thù trong bối cảnh kinh tế Việt Nam 2024

Ngay cả trong giai đoạn tồi tệ của lịch sử thị trường 2022 – 2023, với hàng loạt sự sụp đổ như LUNA, FTX… nhà đầu tư Việt Nam vẫn cho thấy mức độ tiếp xúc cao với thị trường. Nhưng tại sao năm Bitcoin khởi sắc như 2024, nhà đầu tư Việt lại mất đi hào hứng? Có thể những lý do sau đã ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền của nhà đầu tư Việt.

#1. Không còn “sốt đất”, không còn tiền nhàn rỗi

Câu chuyện “sốt đất” là hiện tượng xã hội hiện đại của Việt Nam. “Sốt đất” đem đến cơ hội đổi đời cho rất nhiều người. Đặc biệt năm 2021, báo cáo từ Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết “sốt đất” xảy ra trên khắp cả nước từ Bắc vào Nam với mức tăng trung bình cao ngất ngưỡng 30% – 100%.

Khuôn khổ bài viết không đi sâu giải thích về hiện tượng này, nhưng nhấn mạnh hệ quả tích cực của nó là đã khiến cho một bộ phận không nhỏ người dân trở nên dư giả hơn, và có nhiều vốn nhàn rỗi hơn. Cùng với môi trường lãi suất thấp, người Việt không ngần ngại chấp nhận rủi ro đầu tư vào những kênh có tỷ suất sinh lời cao, và tiền ảo là một trong số đó.

Đến 2024, người ta vẫn đang hỏi “liệu sốt đất có trở lại?”. Hội môi giới BĐS Việt Nam (VARS) cho biết năm 2023 thanh khoản bất động sản (BĐS) giảm mạnh, 1,286 doanh nghiệp BĐS giải thể, 3,705 doanh nghiệp BĐS ngưng hoạt động, chỉ còn khoản 20% số lượng môi giới hoạt động. Từ đây, không còn “sốt đất”, không còn tiền nhàn rỗi để đổ vào tiền ảo như trước đó.

#2. Làn sóng thắt chặt chi tiêu của người Việt năm 2024

Giới phân tích sử dụng thuật ngữ “thấm đòn Covid-19” để mô tả hệ quả mà đại dịch này để lại trên mọi mặt của nền kinh tế và kéo dài nhiều năm sau đó. Một báo cáo gần đây của Tổng cục Thống kê làm nổi bật sự khác biệt giữa hai thời kỳ trước và sau đại dịch.

Tổng cục Thống kê cho biết, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11.5%/năm trong giai đoạn 2015 – 2019, tức trước đại dịch. Riêng trong quý I/2024, mức tăng 8.2% nghĩa là chưa bằng trước đại dịch. Tổng cục Thống kê nhận định “Điều này cho thấy nhu cầu trong nước đang ở mức thấp do nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn thách thức“.

Nửa đầu 2024 được xem là giai đoạn người Việt thắt chặt chi tiêu. Báo cáo của NielsenIQ Việt Nam cho biết trong quý đầu năm nay 62% người tiêu dùng được hỏi chọn nấu ăn tại nhà để tiết kiệm, 32% nói họ giảm ăn ở ngoài. Làn sóng thắt chặt chi tiêu được dự đoán kéo dài cho tới hết năm.

Như vậy, rất khó để những thị trường rủi ro như tiền ảo có được thêm những nhà đầu tư mới, trong bối cảnh mà đa phần người dân đang cố gắng tiết kiệm để trang trải chi phí, hơn là quan tâm đến đầu tư.

#3. Khuynh hướng gửi tiền vào ngân hàng như lựa chọn an toàn hơn

Đối với một bộ phận người dân có tiền nhàn rỗi và không cần quá bận tâm đến việc thắt chặt chi tiêu, thì tiền ảo lại không phải là khẩu vị ưa thích trong năm 2024.

Trong tháng 7 này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố số liệu tiền gửi tại các tổ chức tín dụng tháng 4/2024. Trong đó, tiền gửi của dân cư tăng 39.7 nghìn tỷ đồng, đạt hơn 6.7 triệu tỷ đồng, VTV nói rằng đây là mức cao kỷ lục mới. Nhìn lại, lãi suất huy động chỉ thực sự tăng mạnh kể từ tháng 5 chứ không phải tháng 4, mà lượng tiền gửi của dân cư đã ồ ạt như vậy.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng việc người dân vẫn muốn gửi tiền vào ngân hàng ngay cả khi lãi suất thấp (chưa tăng như gần đây) cho thấy quan điểm của người dân vào các kênh đầu tư khác (vàng, bất động sản…) là rủi ro và thiếu bền vững. Với mức lãi suất tăng cao những tháng gần đây, làn sóng gửi tiền ngân hàng có thể còn mạnh mẽ hơn cho đến cuối năm.

Xem thêm: Đồng loạt tăng lãi suất tiết kiệm, dòng tiền vào Crypto liệu có bị ảnh hưởng?

Tổng hợp các lý do trên, từ đối tượng người dân Việt Nam có tiền nhàn rỗi cho đến người lao động bình thường đều có động cơ để không chọn đầu tư vào tiền ảo, dù ít hay nhiều.

Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

d-4q6o_1_400x400.jpg
Viet Anh
Việt Anh là một nhà báo có kinh nghiệm biên soạn tin tức chuyên về tiền điện tử. Quan điểm của anh về đầu tư là "Bạn càng hiểu rõ bản chất và tác động của thông tin, thì rủi ro đầu tư càng giảm". Do đó, các bài viết được anh biên soạn thường khai thác về kinh nghiệm đầu tư, phân tích kỹ thuật chuyên sâu, những chuỗi bài về thuật ngữ trong phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ