Xem thêm

OpenSea là gì? Cách tự bán NFT của riêng bạn trên OpenSea

7 mins
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

OpenSea là một công cụ đáp ứng nhu cầu hoàn toàn mới của con người trong thời đại ngày nay, đó là mua bán những sản phẩm NFTs. Nếu bạn chưa biết OpenSea là gì? Làm cách nào để kiếm tiền trên OpenSea? Hãy đọc bài viết giải thích kỹ lưỡng này của chúng tôi.

OpenSea là gì?

OpenSea là sàn giao dịch các vật phẩm kỹ thuật số NFTs đầu tiên và lớn nhất hiện nay. Tại đây, người dùng có thể đăng bán và giao dịch tất cả những tài sản được hỗ trợ bởi công nghệ blockchain.

Để hiểu được sự hữu dụng của sàn giao dịch NFTs OpenSea, bạn cần hiểu trước hết NFT là gì? Đừng lo, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn một bài giải thích chi tiết cho người mới về khái niệm này.

Cơ chế mua bán trên OpenSea như thế nào?

Mang triết lý của công nghệ phi tập trung. Mọi giao dịch trên OpenSea sẽ được thực hiện dưới dạng hợp đồng thông minh. Nghĩa là không có bên thứ ba nào giữ các mặt hàng của bạn. Thay vào đó, nó được lưu trữ trong ví được hỗ trợ, như MetaMask.

Đây là một hình thức mua bán rất mới, rất khó hình dung với công chúng. Nên chúng tôi sẽ giải thích chi tiết dễ hiểu bằng một ví dụ như sau:

Ví dụ dễ hiểu về mua bán vật phẩm số NFT trên OpenSea.
Ví dụ dễ hiểu về mua bán vật phẩm số NFT trên OpenSea.
  • Bạn vừa vẽ xong một bức tranh kỹ thuật số rất giá trị và bạn muốn bán nó dưới dạng NFT. Người khác có thể thấy nó và chụp ảnh nó, nhưng chẳng giá trị gì với họ vì nó không chứng minh được bức tranh đó là sở hữu của chính họ. Vấn đề cốt lõi NFT giải quyết được ở đây là “quyền sở hữu” được cả mạng lưới chứng thực.
  • Sau đó bạn upload nó lên một nền tảng hỗ trợ tạo NFT. Từ đây, tác phẩm của bạn sẽ gắn liền với địa chỉ của một hợp đồng thông minh. Và có thể giao dịch được.
  • Bạn đặt giá và được đấu giá trên sàn. Bạn sẽ cần trả một ít phí GAS để niêm yết nó trên sàn NFT. Kể từ đây, ai chấp nhận mua tác phẩm của bạn, nghĩa là họ mua quyền sở hữu tác phẩm đó. Nó không còn thuộc về bạn nữa.

Có thể mua bán những gì trên OpenSea?

Trên lý thuyết, với OpenSea bạn có thể mua bán bất cứ tài sản nào được hỗ trợ bởi công nghệ blockchain. Danh mục hiện tại mà OpenSea dùng để phân loại các tài sản đang được giao dịch trên sàn, bao gồm:

  • Các đồ sưu tầm
  • Các vật phẩm trong game (CryptoKitties, Decentraland)
  • Tên miền (ENS names)
  • Tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số

Nếu bạn là một nghệ sĩ kỹ thuật số, một game thủ, một người sưu tầm thẻ bài, hay người sưu tầm tên miền…thì OpenSea là một thị trường đem đến cho bạn nhiều cơ hội kiếm tiền hơn. Sao không thử đăng bán trên OpenSea, biết đâu được bạn sẽ trở nên giàu có?

Nếu bạn theo dõi truyền thông, có rất nhiều sản phẩm NFTs được giao dịch với số tiền khủng. Một bức tranh nghệ thuật có thể có giá hàng triệu đô…Cơ hội trở thành triệu phí là đây!!!

Giao diện của sàn NFT OpenSea.
Giao diện của sàn NFT OpenSea.

Tiềm năng lớn của OpenSea

Nếu bạn hỏi OpenSea có tiềm năng không? Xin trả lời: Rất tiềm năng. Có ba lý do chính cho điều này.

  • Lý do #01: Sự phổ biến và được chấp nhận hàng loạt của tiền mã hóa nói chung.
  • Lý do #02: NFTs đang trong làn sóng thu hút những người mới đang tìm kiếm một thị trường để vừa thỏa mãn đam mê vừa kiếm ra tiền.
  • Lý do #03: Về lâu dài, nhu cầu token hóa không chỉ các sản phẩm số mà cả sản phẩm vật lý sẽ không dừng lại. NFT sẽ luôn có thị trường của riêng nó và phát triển.

Ngay cả khi NFT chỉ là một xu hướng “bong bóng” nhất thời của hiện tại. Thì bạn vẫn có thể tận dụng nó để bán những vật phẩm số của cá nhân mình.

Lượt truy cập OpenSea tăng đột biết một tháng gần đây. Nguồn: SimilarWeb.
Lượt truy cập OpenSea tăng đột biết một tháng gần đây. Nguồn: SimilarWeb.

Dĩ nhiên, OpenSea không phải là sàn giao dịch NFTs duy nhất trên thế giới. Vẫn còn nhiều những cái tên khác như: Rarible, Mintable, Makersplace… Chúng tôi sẽ đề cập đến những sàn này vào dịp khác.

Cần gì để có thể giao dịch mua và bán trên OpenSea?

Nếu bạn là người mới tìm hiểu. Thì cách liệt kê sau đây là cần thiết để bạn gia nhập thị trường NFT. Những điều kiện phải có để bạn có thể mua và tự niêm yết vật phẩm mình lên sàn để bán.

  • Một ví MetaMask để kết nối với tài khoản OpenSea. Thực ra, OpenSea không chỉ hỗ trợ thanh toán với MetaMask, nhưng nhiều ví khác như Bitski, Fortmatic, WalletConnect, WalletLink…MetaMask vẫn là phổ biến nhất.
  • Dĩ nhiên, bạn cần tiền để mua ETH (hoặc một altcoin nào dùng để thanh toán).

Để bạn dễ nắm bắt các bước (step by step) cũng như các lưu ý. Chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn.

NFT và thể thao là sự kết hợp hái ra tiền.
NFT và thể thao là sự kết hợp hái ra tiền.

Hướng dẫn kết nối ví MetaMask với OpenSea để bắt đầu giao dịch

Trước tiên, bạn cần có một ví MetaMask. MetaMask có thể quen thuộc với nhiều người đã trong thị trường vài năm trở lại đây. Nhưng nếu bạn là người mới, có thể đọc qua hướng dẫn chi tiết cách sử dụng ví MetaMask của chúng tôi.

  • Xem thêm: MetaMask là gì? Hướng dẫn sử dụng ví MetaMask

MetaMask sẽ là một ví tiền ảo chứa ETH là các token ERC khác. Bạn sẽ cần MetaMask để thanh toán và niêm yết vật phẩm số muốn bán.

Giao diện kết nối ví MetaMask trên OpenSea.
Giao diện kết nối ví MetaMask trên OpenSea.
  1. Khi bạn nhấn vào “Create” để tạo bộ sưu tập vật phẩm và thêm vật phẩm thì OpenSea sẽ đòi hỏi bạn phải đăng nhập MetaMask và kết nối với MetaMask trước.
  2. Có rất nhiều ví khác được hỗ trợ trong phần “USE DIFFERENT WALLET”. Nhưng mặc định vẫn là MetaMask. Bạn bấm “Sign In”. Khi đó, ví MetaMask dưới dạng extension của trình duyệt sẽ hiện ra và tự động kết nối nhanh chóng.

Hướng dẫn tạo Collections và thêm vật phẩm số NFT để bán trên OpenSea

Nhìn chung, giao diện của OpenSea khá dễ sử dụng. “Collections” có nghĩa là bộ sưu tập. Nó như một cửa hàng của riêng bạn trên chợ NFTs này vậy. Bạn có thể tạo nhiều “cửa hàng” khác nhau tùy theo loạt vật phẩm số muốn bán.

Giao diện Collections trên OpenSea.
Giao diện Collections trên OpenSea.
  1. Sau khi kết nối MetaMask thành công. Bạn sẽ thấy nút bấm lớn “Create new collection”. Bấm vào đây và giao diện điền thông tin Collections hiện ra. Bạn có thể tùy hứng chọn avatar, đặt tên, mô tả…
  2. OpenSea còn tương thích với nhiều công cụ tạo NFT khác. OpenSea để xuất một số công cụ tạo NFT như Rarible, MintBase, Cargo…Bạn có thể vào đây tạo NFT rồi quay lại OpenSea để list lên bán.
  3. Đây là một “Collections” đã tạo thành công với tên và avatar. Bấm vào Collection mới tạo này để thêm vật phẩm số muốn bán.
Giao diện thêm NFT cần bán.
Giao diện thêm NFT cần bán.
  1. Trong giao diện Collection, bạn chọn “Add new item” để thêm NFT.
  2. Một giao diện MetaMask với NONCE (số sử dụng 1 lần) sẽ hiện ra. Thực chất, bạn cần hiểu, việc thêm NFT này nghĩa là bạn đang tạo một smart contract trên chuỗi khối ETH. Nên bước này là cần thiết. Chọn “Sign”. Giao diện điền thông tin NFT sẽ hiện ra.
Giao diện điền thông tin NFT để bán.

Sau đó, bạn sẽ được đưa đến giao diện điền thông tin NFT. Tại bạn hãy upload tác phẩm của mình lên. Đó có thể là bức tranh nghệ thuật, đoạn nhạc bạn sáng tác, một mô hình 3D…Sau khi điền xong bấm “Create” là coi như xong. Rất dễ dàng đúng không!

Sau khi bạn đã list lên OpenSea, chỉ cần vào mục “Sell” và thiết lập giá để bắt đầu bán nó.

Tạm kết

OpenSea là gì? Có lẽ bạn cũng đã ít nhiều hình dung được. Dĩ nhiên, không phải lúc nào mọi sản phẩm số đều bán được ngay, hay có giá cao. Mà nó sẽ thông qua cơ chế đấu giá. Tài năng cộng với chút may mắn biết đâu bạn sẽ bán được giá cao.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

d-4q6o_1_400x400.jpg
Viet Anh
Việt Anh là một nhà báo có kinh nghiệm biên soạn tin tức chuyên về tiền điện tử. Quan điểm của anh về đầu tư là "Bạn càng hiểu rõ bản chất và tác động của thông tin, thì rủi ro đầu tư càng giảm". Do đó, các bài viết được anh biên soạn thường khai thác về kinh nghiệm đầu tư, phân tích kỹ thuật chuyên sâu, những chuỗi bài về thuật ngữ trong phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ