Axie Infinity đã mang khái niệm “Play to earn” gần gũi với công chúng. Người ta bắt đầu không còn nghĩ rằng chơi game là giải trí, hay chơi game là phí thời gian. Nhưng “chơi game” trở thành một hình thức đầu tư hái ra tiền.
Tuy nhiên, với “Play to Earn”, không phải ai cũng có khả năng và “can đảm” để bắt đầu. Vì không chỉ đòi hỏi người mới phải có hiểu biết nhất định về các khái niệm như Blockchain, NFT, và còn phải có kiến thức về giao dịch và đầu tư. Vậy, có cách nào để “Play to Earn” tiếp cận gần hơn nữa với công chúng hay không? Khái niệm “Free to Earn” ra đời từ đây.
Free to Earn là gì?
Free To Earn là một hình thức chơi game có thể kiếm tiền nhưng người chơi không cần tốn một khoản tiền đầu tư ban đầu. Nghĩa là, rủi ro bắt đầu với hình thức này là zero.
Hiện tại, hình thức này chưa được phổ biến trong thế giới NFT Games. Đối với NFT Games, muốn chơi là phải bỏ tiền. Còn không bỏ tiền vào thì chẳng qua chỉ là chơi cho vui (Free to Play). Đối với game Axie Infinity hiện tại, bạn muốn tham gia phải bỏ vào 600 ~ 1,000 đô. Để có thể bắt đầu mua những Axies đầu tiên.
Free to Earn có hướng tiếp cận dễ dàng hơn cho mọi người. Nhất là giới trẻ vì đã loại bỏ rào cản về vốn, lại tận dụng được sức mạnh cộng đồng. Chỉ cần đăng ký tài khoản, bắt đầu trò chơi. Và quá trình chơi miễn phí đó (Free to Play), người chơi sẽ tìm kiếm cơ hội để hái ra tiền. Rồi tái đầu tư số tiền đó lâu dài để gặt hái thành quả lớn hơn. Theo tìm hiểu của BeinCrypto, hiện tại có một số tựa game như Gods Unchain, X World Games,Blankos, Berserk cũng theo hình thức không cần vốn ban đầu để tham gia. Gần đây, ở Việt Nam đang bắt đầu nổi lên dự án Thetan Arena được ươm mầm bởi KardiaChain. Dự án được kì vọng bởi Core Team đến từ Wolffun Game Studio khá nổi tiếng với những tựa game đạt 10 triệu lượt tải về trên App Store. Tuy nhiên roadmap của dự án bắt đầu vào quý 3/2021. Vẫn cần thời gian để theo dõi.
Thế nên, có thể nói: Free To Earn chính là sự kết họp giữa Free to Play và Play to Earn!
Free To Earn chính là sự kết hợp giữa Free to Play và Play to Earn!
CEO Thetan Arena
So sánh “Free to Play”, “Play to earn” và “Free to Earn”
Một bảng so sánh ngắn gọn sau đây, sẽ giúp bạn hình dung phần nào những khác biệt của các mô hình này.
Free to Play | Play to Earn (NFT Games) | Free to Earn (NFT Games) | |
Mục tiêu người dùng | Chơi để giải trí | Chơi để kiếm tiền | Giải trí nhưng có thể kiếm tiền |
Dòng tiền đến từ | Quảng cáo, dữ liệu người dùng | Tokenomics (có thể farm, stake, swap, trade…) | Quảng cáo, dữ liệu người dùng, Tokennomis |
Chi phí ban đầu | Miễn phí | Trả phí | Miễn phí |
Rủi ro ban đầu | Không rủi ro | Rủi ro token mất giá, thị trường mất thanh khoản | Không rủi ro |
Rủi ro trong quá trình | Không rủi ro | Rủi ro ban đầu + Thất bại khi chơi game, tổn hại token | Thất bại khi chơi, tổn hại token |
Cần tiền để “win” | Có hoặc không (tùy) | Có | Có |
Khả năng lạm phát | Không có token để lạm phát | Thấp | Cao |
Khả năng mở rộng người chơi | Cao | Thấp | Cao |
Có thể thấy, “Free to Earn” dung hòa được nhiều yếu tố với “Free to Play” mà “Play to earn” khó thể có được. Như vậy, chẳng phải mô hình Free to Earn này rất lý tưởng sao? Vậy thì vì sao vẫn có ít những dự án NFT Games dạng ‘Free to Earn” này xuất hiện? Có thể là vì như sau:
Lý do mô hình Free to Earn hấp dẫn nhưng sẽ rất thử thách?
Tháng 8 vừa rồi, nhiều kênh truyền thông đã đăng tin về việc Axie Infinity sắp có phiên bản chơi miễn phí gọi là Axie Infinity Origin. Đây chính là nổ lực “Free To Play” của tựa game đình đám này. Tuy nhiên, tin tức này lại dẫn đến hiểu lầm rằng: ai cũng có thể không cần bỏ tiền ban đầu mà vẫn “cày” được SLP (SLP là một token thưởng trong game có thể giao dịch được).
Tuy nhiên, Nguyễn Thành Trung – CEO Axie Infinity từng cho biết, sẽ phát triển thêm tính năng cho phép người chơi tham gia vào thế giới Axie mà không cần trả phí. Chứ anh không có nhấn mạnh “chơi miễn phí” mà vẫn ra tiền. Dễ hiểu, một game “Play to earn” đang ăn nên làm ra, mà chuyển thành “Free to Play” thì không khéo đang tự giết chết mình.
Từ đó, có thể hình dung ra những gạch đầu dòng sau đây là những thử thách mà mô hình Free to Earn phải vượt qua.
- Khoản tiền ban đầu mà người tham gia “Play to Earn” bỏ ra được hiểu là một khoản đầu tư. Nên càng nhiều người tham gia thì token trong game càng được đầu tư và săn đó. Điều này giữ cho token sức thu hút và tạo khan hiếm. Nhưng triết lý của “Free to Earn” hoàn toàn ngược lại. Việc bất cứ ai cũng có thể tiếp cận game một cách miễn phí sẽ khiến cho động lực mua token giảm đi. Trừ khi dự án tìm được những cách thức để thúc đẩy nguời chơi phải dùng token để nâng cấp nhân vật.
- Nếu lượng người tham gia quá lớn, dự án sẽ cần chi phí để đáp ứng cho lượng người này. Và làm sao để tỷ lệ giữa người tham gia “free” và người chịu đầu tư “earn” đạt được mức mà dòng tiền chảy ra dự án vẫn tạo ra lợi nhuận. Hẳn là một bài toán khó. Đội ngũ dev phải cân bằng hệ thống kinh tế trong game. Đồng thời họ cần đầu tư vào gameplay lẫn đồ họa đẹp mắt. Trong game, trải nghiệm người chơi là yếu tố tiên quyết.
- Sẽ có người nói rằng “không có bữa trưa nào miễn phí”. Nếu chỉ “free” như là một phần của game tách biệt hoàn toàn với “earn”, thì chẳng qua dự án chỉ đang marketing dạng “phễu”. Nên bài toán sẽ là làm thế nào để cho không người chơi mà vẫn tạo ra giá trị.
Trên đây chính là những bài toán khó mà một dự NFT Games dạng “Free to Earn” cần phải giải quyết để thành công.
Tạm kết
Trong bài viết này, chúng ta đang nói đến NFT Games (chứ không phải những game truyền thống hiện nay). Nghĩa là một game với Tokenomics riêng, và giá trị của game sẽ tùy thuộc vào sự phát triển của Tokenomics đó.
Dù rằng mô hình Free to Earn vẫn còn là một ẩn số và những thử thách phía trước. Cần một sự đột phá từ một dự án nào đó! Đủ khả năng thu hút nhiều người chơi mà vẫn đảm bảo sự hấp dẫn và tính khan hiếm. Thật tiếc là cho đến thời điểm của bài viết này. Chúng tôi vẫn chưa tìm thấy được một dự án nào làm minh chứng như thế. Nhưng vẫn có khả năng mô hình này sẽ tạo được làn gió mới trong tương lai.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.