Xiao Yi đã vi phạm lệnh cấm của Chính phủ Trung Quốc khi cung cấp các khoản trợ cấp tài chính và hậu thuẫn cho những người khai thác Bitcoin bất chấp lệnh cấm tiền điện tử trên toàn quốc.
Theo hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinwen Lianbo, ông Xiao Yi đã nhận hối lộ 125 triệu nhân dân tệ đồng thời gây ra tổn thất nặng nề cho tài sản công thông qua các thỏa thuận bất hợp pháp với những người khai thác Bitcoin (BTC).
Các lệnh cấm của Chính phủ Trung Quốc có phần mờ nhạt
Theo đó, Xi đã lạm dụng quyền lực khi giữ chức Bí thư Ủy ban thành phố Phúc Châu của Giang Tây. Tòa án đã hoãn lại và sẽ triệu tập để tuyên án Yi vào một ngày chưa được tiết lộ.
Trước đó, Chính phủ Trung Quốc đã cấm các hoạt động khai thác tiền điện tử vào tháng 9/2021 như một phần của nỗ lực bền vững nhằm đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2060. Lệnh cấm này cũng ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khác, bao gồm các nhà sản xuất dao kéo nhựa dùng một lần và công ty khai thác than.
Theo lệnh cấm, các công ty khai thác không thể tiếp cận mạng lưới điện hoặc thị trường vốn một cách hợp pháp, khiến tỷ lệ băm của Trung Quốc bị cắt giảm một cách đáng kể chỉ sau một đêm. Nhiều thợ đào đã buộc phải di chuyển đi để tiếp tục hoạt động khai thác ở Texas và các khu vực châu Âu như Abkhazia. Tuy nhiên, dữ liệu từ Cambridge Centre for Alternative Finance cho thấy hoạt động khai thác tăng đều đặn và đến tháng 1/2022 và Trung Quốc vẫn chiếm hơn 1/5 tổng số hashrate.
Mặc dù không rõ bằng cách nào những người khai thác Bitcoin vẫn có thể tiếp cận các cơ sở và mạng lưới điện. Như trường hợp của Yi cho thấy những sơ hở trong việc thực thi của lệnh cấm của Chính phủ Trung Quốc đối với những người khai thác. Thậm chí, sau lệnh cấm, một thợ mỏ cho biết anh ta đã thay đổi cơ sở nơi anh ta khai thác để ngụy trang cho mức tiêu thụ điện cao vốn có trong quá trình khai thác.
Trung Quốc tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng chống tiền điện tử
Mặc dù Chính phủ Trung Quốc chống lại tiền điện tử nhưng họ đã đầu tư các nguồn lực đáng kể vào việc thử nghiệm CBDC e-CNY của mình. Khối lượng giao dịch được ghi nhận hơn 100 tỷ nhân dân tệ (13.9 tỷ USD) vào ngày 31/8/2022.
Những người đam mê tiền điện tử từ lâu đã chỉ trích CBDC là công cụ giám sát của các Chính phủ độc tài như ở Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã công bố giao dịch đầu tiên với đồng Lira kỹ thuật số. Họ cũng sẽ kết hợp danh tính kỹ thuật số vào CBDC của mình, điều mà một số người tin rằng có thể là một bước tiến tới trạng thái chính trị độc tài.
Vào ngày 27/12/2022, China Daily đã đưa tin về việc ra mắt thị trường sưu tập kỹ thuật số phi tiền điện tử do nhà nước hậu thuẫn có tên là “Nền tảng giao dịch tài sản kỹ thuật số Trung Quốc”. Thị trường được ra mắt với sự hợp tác của sàn giao dịch công nghệ Trung Quốc, Trung tâm trao đổi di tích văn hóa Trung Quốc và Công ty TNHH Trung tâm dịch vụ bản quyền kỹ thuật số Huaban.
Thị trường sẽ “thúc đẩy việc chia sẻ những thành tựu của quá trình số hóa văn hóa Trung Quốc”. Nền tảng mới sẽ chạy trên một blockchain được Nhà nước phê chuẩn có tên là “Chuỗi bảo vệ văn hóa Trung Quốc”. Mạng này được xem là “nền tảng bảo hiểm lưu ký đáng tin cậy duy nhất cho các tài sản kỹ thuật số có thể giao dịch”.
Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ ngay ý kiến của bạn trong nhóm cộng đồng của chúng tôi Telegram | Facebook fanpage | Facebook group.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.