Tháng 5 vừa qua, nội bộ thị trường Crypto chứng kiến những vụ tấn công Flash Loan gây thiệt hại nghiêm trọng. Nhưng không chỉ thế, chính quyền Mỹ cũng đang ráo riết lên kế hoạch đối phó nạn tống tiền bằng Crypto đang gây thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp lớn.
Kịch bản tấn công và tống tiền bằng Crypto quen thuộc của hacker
Dù rằng kịch bản không mới. Nhưng nó vẫn hiệu quả.
- Bước 1: hacker tạo ransomware truy cập được vào dữ liệu doanh nghiệp.
- Bước 2: mã hóa dữ liệu nó. Và đòi doanh nghiệp trả Bitcoin (hoặc Crypto) để được giải mã.
- Bước 3: doanh nghiệp đồng ý chuyển tiền. Và thực ra, hacker khá “uy tín”. Nói là làm.
Đó là những gì đã xảy ra với Colonial Pipeline – một doanh nghiệp lớn vận hành đường ống dẫn dầu lớn nhất nước Mỹ. Và họ đã chấp nhận trả 4,4 triệu đô cho hacker đúng như kịch bản trên. Điều này xảy ra tương tự với cả Scripps Health và Meatpacker JBS SA cũng trong thời gian gần đây.
Người ta tự hỏi, toàn là những doanh nghiệp lớn như vậy mà bất lực trước hacker sao? Thực ra, rất nhiều doanh nghiệp đã “cúi đầu” như thế. Không chỉ tại Mỹ, mà trên toàn cầu.
Sau vụ Colonial Pipeline, những chính sách mới sẽ được thực thi?
Những chính sách này dù chỉ có hiệu lực tại Mỹ, nhưng chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường Crypto.
- Về phương diện kỹ thuật, chính quyền Mỹ cũng thừa nhận khó để theo dõi được giao dịch chuyển tiền Crypto. Trừ khi có được sự hợp tác với các sàn giao dịch tiền mã hóa.
- Việc tìm ra hacker thanh khoản số tiền nó ở đâu, cách nào? Đòi hỏi chính quyền Mỹ phải tìm ra cách để truy tìm dấu vết chuyển tiền và giao dịch. Điều này hoàn toàn đi ngược với bản chất “ẩn danh” của Crypto. Riêng với Privacy Coin, điều này có thể còn khó hơn.
Thế nên, sau đây sẽ là dự đoán rất khả thi về những chính sách mới của chính quyền Joe Biden đối với tiền mã hóa.
Những thay đổi có thể sẽ xảy ra trước mắt
Những quy định này trước đây đã được nhắc tới. Nhưng có thể trong năm nay, nó không còn đề xuất nữa.
- Các dịch vụ liên quan Crypto tại Mỹ buộc phải tuân thủ KYC: Đó là những gì đã xảy ra với BitMex, họ buộc phải KYC nếu muốn hoạt động tiếp. Nhưng lý do của họ là “thuế”. Còn bây giờ, chính quyền Mỹ có thêm lý do nữa, đó là theo dõi người dùng.
- Những giao dịch Crypto giá trị lớn phải được báo cáo cho Sở Thuế Vụ: Đây cũng là đề xuất của Bộ Tài Chính vào cuối tháng 5. Họ đưa ra con số rất cụ thể. Giao dịch nào từ 10,000 đô phải được báo cáo thuế.
Xét cho cùng, chẳng có chính phủ nào muốn một đồng tiền “phi chính phủ” hoạt động ngoài tầm kiểm soát của họ cả. Thị trường Crypto càng lớn, sự chú ý càng lớn. Riêng tại Việt Nam, chính phủ cũng đang tăng tốc đưa ra quy định rõ ràng cho “tiền ảo”.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.