Trusted

Sàn giao dịch KuCoin bị cáo buộc trục lợi từ người dùng

3 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Một người dùng KuCoin đã cáo buộc sàn giao dịch tiền điện tử trục lợi từ các khoản thanh lý phát sinh khi người dùng không thể truy cập trang web.
  • Bài đăng đã khiến cho nhiều người quan tâm, đủ để thu hút sự phản hồi từ Giám đốc điều hành của sàn giao dịch, Johnny Lyu.
  • Trong một bài đăng sau đó, HammondXX đã thừa nhận phản ứng của Lyu, nhưng cảm thấy nó không giải quyết được các vấn đề thực sự, gọi Lyu là "đồ đê tiện".
  • promo

Vừa qua, một người dùng trên sàn KuCoin đã cáo buộc sàn giao dịch tiền điện tử trục lợi từ các khoản thanh lý phát sinh khi người dùng không thể truy cập trang web.

“KuCoin sử dụng Cloudflare để từ chối quyền truy cập trang web trong thời gian biến động giá lớn nhằm thu lợi nhuận khi thanh lý”. Một người dùng Reddit HammondXX cho biết.

Trước đó nhà thiết kế dữ liệu trung tâm đồng thời cũng là một trader tiền điện tử đã bày tỏ quan điểm. Ông cảm thấy “lo lắng khi tôi thấy họ sử dụng công nghệ mà tôi rất quen thuộc để cố gắng ăn cắp tiền của mọi người thông qua thanh lý”.

Ông giải thích rằng Cloudflare được sử dụng để ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS và trì hoãn lưu lượng truy cập để sao lưu các máy chủ khi bị quá tải. Người dùng Reddit sau đó đã cung cấp ảnh chụp màn hình KuCoin từ chối truy cập vào trang web của họ trong thời kỳ cao điểm sử dụng Cloudflare.

HammondXX sau đó cáo buộc KuCoin “đối xử với tất cả khách hàng của họ như một cuộc tấn công DDOS và tiết kiệm tiền khi không có máy chủ web dự phòng tại AWS”. Ông cũng chỉ ra rằng các đơn đặt hàng của tổ chức vẫn được xử lý qua OTC, khi các máy chủ ngừng hoạt động.

Ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT, ông còn cho biết KuCoin sau đó đã thu lợi nhuận từ việc thanh lý diễn ra do người dùng không thể truy cập vào trang web.

Phản hồi của KuCoin

Mặc dù sau khi bày tỏ thẳng thắn những vấn đề này và bị cấm trên trang Reddit của KuCoin, nhưng bài đăng của ông đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm. Đến nỗi Giám đốc điều hành của sàn giao dịch, Johnny Lyu đã phải lên tiếng phản hồi. Giám đốc điều hành đã trình bày các lý do cho những vấn đề này trong một bài đăng khác trên Reddit.

Đầu tiên, Lyu thừa nhận việc sử dụng Cloudflare để ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS. Ông nói thêm rằng tất cả các sàn giao dịch lớn đều sử dụng nó theo cách tương tự. Sau đó, Lyu chỉ ra rằng các sàn giao dịch này cũng đang áp dụng giới hạn tần suất truy cập.

Trong trường hợp của KuCoin, Lyu đã nhận xét khi thảo luận vấn đề này với các nhà giao dịch có tần suất truy cập cao. Một khi vượt qua giới hạn, quyền truy cập có thể bị từ chối thường xuyên.

Lyu tin rằng điều này sẽ không gây ảnh hưởng đến hầu hết người dùng. Ngoài ra ông nói thêm: “có thể khi có biến động giá lớn hoặc ai đó truy cập trang web quá thường xuyên, trang 504 vẫn có thể xuất hiện do hạn chế”. Vào đầu năm nay, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất của Ấn Độ đã trải qua những khó khăn tương tự.

Lyu trình bày lý do với HammondXX

Tiếp theo, Lyu phản bác lại tuyên bố của HammondXX về việc không sử dụng tiền đúng cách để duy trì cơ sở hạ tầng CNTT. Ông nói:

“Khi so sánh với các sàn giao dịch khác có quy mô và kích cỡ tương đồng, khoản đầu tư của chúng tôi vào máy chủ AWS gần như gấp đôi so với của họ”

“Và chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực này vì chúng tôi biết rằng đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của dịch vụ”. Lyu nhấn mạnh rằng,

“là một nền tảng trung lập, chúng tôi không thu lợi nhuận từ việc thanh lý của người dùng.”

Trong một bài đăng sau đó, HammondXX đã phản hồi lại những câu trả lời Lyu. Ông cảm thấy nó không giải quyết được các vấn đề thực sự và gọi Lyu là “đồ đê tiện”.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 1 năm 2025

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

37c58b84a21f59fd4fd1cd91383114c2.jpg
Nicholas Pongratz
Nick là Giáo sư Kỹ năng Giao tiếp Bằng miệng và Chuyên gia Khoa học Dữ liệu ở Budapest, Hungary với bằng Thạc sĩ Phân tích Kinh doanh. Anh ấy là một người đến sau tương đối với lĩnh vực tiền điện tử và công nghệ blockchain, nhưng lại bị hấp dẫn bởi khả năng sử dụng kinh tế và chính trị tiềm năng của nó. Tốt nhất có thể mô tả anh ta là một người theo chủ nghĩa hoài nghi trung tả lạc quan. Nếu quý độc giả có điều muốn thảo luận, hãy liên hệ qua mailto:[email protected]
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ