Trusted

SBI Holdings tìm cách khởi động Quỹ tiền điện tử đầu tiên của Nhật Bản

3 mins
Cập nhật bởi Vi Vi
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Tập đoàn tài chính Nhật Bản SBI Holdings Inc. hy vọng sẽ ra mắt quỹ tiền điện tử đầu tiên của đất nước vào cuối tháng 11.
  • Chủ tịch của một chi nhánh SBI Tomoya Asakura đặc biệt nhấn mạnh đến lợi ích đa dạng hóa của tiền điện tử, thay vì phẩm chất đầu cơ của chúng.
  • SBI đã mất bốn năm để có được quỹ, điều này đã bị cản trở nhiều lần do các vụ bê bối thắt chặt quy định.
  • promo

Tập đoàn tài chính Nhật Bản SBI Holdings Inc. hy vọng. Vào cuối tháng 11 này, sẽ có quỹ tiền điện tử đầu tiên được ra mắt tại đất nước mặt trời mọc.

Quỹ sẽ bao gồm một số tiền điện tử hàng đầu như Bitcoin, Ethereum, XRP, Bitcoin Cash, Litecoin và có thể phát triển lên đến vài trăm triệu USD. 

Quỹ hướng tới những nhà đầu tư hiểu rõ rủi ro liên quan đến tiền điện tử. Bởi vì những rủi ro này, các nhà đầu tư có thể sẽ phải bỏ ra tối thiểu 1-3 triệu yên (9,000 – 27,000 USD).

Đa dạng hóa tiền điện tử

Chủ tịch một chi nhánh SBI Tomoya Asakura đặc biệt nhấn mạnh đến lợi ích đa dạng hóa của tiền điện tử. Thay vì đầu cơ, tiền điện tử còn có thể sử dụng trong nhiều trường hợp khác.

Liên quan đến nhiệm vụ hàng đầu của mình, Asakura thậm chí còn thừa nhận. Họ “nhận thức rõ ràng rằng tiền điện tử rất dễ bay hơi và mang tính đầu cơ”.

Ông tin rằng công việc của mình là xây dựng một “hồ sơ theo dõi” cho công chúng. Các cơ quan quản lý thấy rằng các nhà đầu tư sẽ có được một danh mục đầu tư linh hoạt hơn nếu có thêm tiền điện tử. 

Điều này là do chúng thường di chuyển nghịch với cổ phiếu và các khoản đầu tư truyền thống khác. Ngoài ra, Asakura nói rằng thay vì những khoản đầu tư được coi là “cốt lõi”. Các quỹ tiền điện tử có thể hoạt động như một tài sản “vệ tinh” trong danh mục đầu tư. Asakura nói:

“Tôi muốn mọi người nắm giữ nó cùng với các tài sản khác. Người dùng có thể trải nghiệm trực tiếp mức độ hữu ích của nó đối với việc đa dạng hóa danh mục đầu tư.”

Ngoài ra, ông bổ sung thêm;

“Một khi mọi người trải nghiệm nó tận mắt. Họ sẽ hiểu rằng chúng tôi không khuyến nghị tiền điện tử như một công cụ đầu cơ”.

Quy định về tiền điện tử ở Nhật Bản

SBI đã mất bốn năm để gây quỹ. Đây là điều mà các vụ bê bối và thắt chặt quy định đã nhiều lần gây cản trở. Vào năm 2019, sau một vụ trộm lớn đánh vào các nhà điều hành sàn giao dịch tiền điện tử. Cơ quan Dịch vụ Tài chính của Nhật Bản (FSA) đã tăng cường các quy định hơn đối với họ.

Ngoài ra, FSA cấm các công ty bán tiền điện tử thông qua ủy thác đầu tư. Đây là một cách đầu tư phổ biến ở Nhật Bản mà ban đầu SBI đã tìm cách sử dụng cho quỹ của mình. 

Thay vào đó, công ty môi giới quyết định chọn một phương tiện được gọi là “quan hệ đối tác ẩn danh”.

Tuy nhiên, bất chấp các quy định có khả năng khó khăn hơn đối với tiền điện tử. Tài sản kỹ thuật số vẫn đang ngày càng phổ biến ở Nhật Bản. 

Theo dữ liệu của hiệp hội trao đổi, các giao dịch tiền điện tử trong nửa đầu năm 2021 đã tăng hơn gấp đôi. Con số đã lên tới 77 nghìn tỷ yên so với một năm trước đó.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

37c58b84a21f59fd4fd1cd91383114c2.jpg
Nicholas Pongratz
Nick là Giáo sư Kỹ năng Giao tiếp Bằng miệng và Chuyên gia Khoa học Dữ liệu ở Budapest, Hungary với bằng Thạc sĩ Phân tích Kinh doanh. Anh ấy là một người đến sau tương đối với lĩnh vực tiền điện tử và công nghệ blockchain, nhưng lại bị hấp dẫn bởi khả năng sử dụng kinh tế và chính trị tiềm năng của nó. Tốt nhất có thể mô tả anh ta là một người theo chủ nghĩa hoài nghi trung tả lạc quan. Nếu quý độc giả có điều muốn thảo luận, hãy liên hệ qua mailto:[email protected]
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ