Trusted

Góc cảnh giác: Ethereum staking có thể làm lộ thông tin địa chỉ IP của người dùng

6 mins
Bởi Vivian
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Địa chỉ IP của những người staking ETH có đang bị giám sát không?
  • Justin Drake, một nhà nghiên cứu tại Ethereum Foundation (EF), đã tiết lộ rằng địa chỉ IP của những người staking Ether được theo dõi như một phần của tập hợp siêu dữ liệu rộng hơn.
  • ConsenSys đã bắt đầu thu thập địa chỉ IP vào năm ngoái.
  • promo

Hành động Ethereum staking đã làm dấy lên mối lo ngại về quyền riêng tư của địa chỉ IP. Theo đó, trình xác thực (validator) phải kết nối với mạng thông qua Ethereum client và sử dụng địa chỉ IP của chúng để liên lạc với mạng. Điều này có thể tiết lộ vị trí và danh tính của validator, gây rủi ro về bảo mật.

Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.

Staking thường liên quan đến việc khóa một lượng tiền điện tử nhất định làm tài sản thế chấp để tham gia vào mạng và kiếm phần thưởng (staking reward). Tùy thuộc vào cơ chế staking cụ thể và nền tảng đang được sử dụng, có thể có các mức độ ẩn danh và quyền riêng tư khác nhau khi mà nó có thể làm lộ địa chỉ IP của bạn.

Trong một số trường hợp, việc staking có thể yêu cầu một địa chỉ IP công khai để tham gia vào mạng, khiến vị trí và các thông tin nhận dạng khác của người staking có thể bị bại lộ. Và điều này gây ảnh hưởng đến những cá nhân coi trọng quyền riêng tư của mình cũng như muốn ẩn danh khi staking.

Tuy nhiên, nhiều nền tảng và giao thức staking đều có các biện pháp để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Ví dụ, một số nền tảng có thể sử dụng các kỹ thuật như onion routing hoặc các hình thức mã hóa khác để làm xáo trộn địa chỉ IP của người staking và duy trì tính ẩn danh. Ngoài ra, một số nền tảng staking có thể cho phép sử dụng VPN hoặc các công cụ tập trung vào quyền riêng tư khác để nâng cao hơn nữa tính ẩn danh.

Những lo ngại về quyền riêng tư khi staking Ethereum 

Nhìn chung, mức độ riêng tư và ẩn danh trong quá trình staking sẽ phụ thuộc vào nền tảng và cơ chế cụ thể đang được sử dụng cũng như các biện pháp mà người staking thực hiện để bảo vệ quyền riêng tư của họ. Do đó, các cá nhân phải nghiên cứu và hiểu ý nghĩa quyền riêng tư của bất kỳ nền tảng hoặc giao thức staking nào mà họ đang muốn tham gia vào.

Staking Ethereum (ETH) là quá trình giữ một lượng ETH nhất định trong ví được chỉ định để hỗ trợ bảo mật mạng và kiếm phần thưởng. Trong quá trình này, những validator sẽ giúp xác minh giao dịch, đề xuất các khối mới và bảo mật mạng bằng cách khóa một lượng ETH tối thiểu làm tài sản thế chấp. Mặc dù việc staking mang lại nhiều lợi ích cho mạng Ethereum, nhưng nó đã làm dấy lên mối lo ngại về quyền riêng tư của địa chỉ IP.

Mỗi máy tính tham gia vào mạng Ethereum phải có một mã định danh duy nhất được gọi là địa chỉ IP. Mã định danh này cho phép các máy tính giao tiếp với nhau và validator phải kết nối với mạng để thực hiện nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, địa chỉ IP có thể tiết lộ vị trí và danh tính của validator, gây lo ngại về quyền riêng tư.

Khi các validator thực hiện stake ETH, họ phải chạy một nút (node) để giao tiếp với các nút khác trên mạng. Để tham gia staking, validator phải kết nối với mạng Ethereum thông qua Ethereumclient, chẳng hạn như Prysm, Lighthouse hoặc Teku. Những ứng dụng này sẽ sử dụng địa chỉ IP của validator để liên lạc với mạng cũng như gửi và nhận thông tin.

Quyền riêng tư đang bị đe dọa

Mặc dù địa chỉ IP rất cần thiết cho giao tiếp mạng, nhưng chúng cũng có thể tiết lộ vị trí và danh tính của validator. Tin tặc hoặc các tác nhân độc hại có thể sử dụng địa chỉ IP để khởi chạy các cuộc tấn công hoặc giành quyền truy cập trái phép vào hệ thống của validator. Ngoài ra, Chính phủ hoặc cơ quan thực thi pháp luật có thể sử dụng địa chỉ IP để theo dõi những validator tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp.

Một trong những xu hướng chỉ trích đến từ đợt hard fork gần đây của Ethereum. Một nhà nghiên cứu tại Ethereum Foundation đã tiết lộ rằng địa chỉ IP của những người staking ETH được theo dõi như một phần của tập hợp siêu dữ liệu rộng hơn. Do đó, nó gây ra những lo ngại về quyền riêng tư.

Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 12/4 trên podcast tiền điện tử Bankless, Justin Drake, một nhà nghiên cứu tại Ethereum Foundation (EF), đã tuyên bố:

“Có rất nhiều siêu dữ liệu, bạn có thể xem địa chỉ gửi tiền, địa chỉ rút tiền, người nhận phí, địa chỉ IP.”

Người dẫn chương trình podcast Ryan Sean Adams đã hỏi liệu bộ dữ liệu có nguy cơ gây ra các cuộc tấn công Sybil và bao gồm thông tin của những người dùng Ethereum tương tác nhiều nhất hay không. Drake xác nhận rằng rất có khả năng cao là vậy. 

Một người dùng Twitter gọi Ether là “đồng tiền giám sát thực sự”, trong khi một người khác chế giễu Drake bằng cách mỉa mai: “Chúng ta có thể ngừng kiểm duyệt bằng cách kiểm duyệt những thứ chúng ta không thích.”

Biện pháp khắc phục 

Để giải quyết những lo ngại này, validator có thể thực hiện một số biện pháp để bảo vệ quyền riêng tư địa chỉ IP của mình. Một trong số đó là sử dụng Mạng riêng ảo (VPN), mã hóa lưu lượng truy cập Internet của validator và định tuyến nó qua một máy chủ từ xa. Điều này gây khó khăn cho tin tặc hoặc các tác nhân độc hại trong việc xác định địa chỉ và vị trí IP của validator.

Một cách tiếp cận khác là sử dụng Tor, một phần mềm mã nguồn mở và miễn phí cho phép giao tiếp trực tuyến ẩn danh. Tor định tuyến lưu lượng truy cập Internet thông qua một mạng chuyển tiếp, khiến mọi người khó theo dõi địa chỉ IP hoặc vị trí của validator. Tuy nhiên, Tor có thể làm chậm kết nối Internet, điều này có thể không phù hợp với việc staking Ethereum, vốn yêu cầu kết nối Internet ổn định và đáng tin cậy.

Validator cũng có thể sử dụng máy chủ proxy để ẩn địa chỉ IP của họ. Máy chủ proxy là trung gian giữa máy tính của validator và Internet. Khi validator kết nối với mạng Ethereum thông qua máy chủ proxy, địa chỉ IP của máy chủ được sử dụng thay vì địa chỉ IP của họ. Điều này có thể gây khó khăn cho tin tặc hoặc các tác nhân độc hại trong việc xác định địa chỉ và vị trí IP của validator.

Cuối cùng, cộng đồng Ethereum phải làm việc cùng nhau để phát triển các phương pháp và giao thức tốt nhất nhằm bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật của tất cả những người tham gia mạng.

Đề xuất từ cộng đồng

BeInCrypto đã liên hệ với các thành viên cộng đồng Ethereum trên Reddit để hỏi về vấn đề này. Cụ thể là làm cách nào để những người chạy trình xác thực ETH (hoặc bất kỳ nút staking nào khác) có thể bảo vệ địa chỉ IP của mình khỏi bị công khai? Đồng thời đảm bảo rằng chúng có thể hoạt động như một thiết bị ngang hàng có thể chấp nhận các kết nối?

Một người dùng giấu tên cho biết: “Thông thường, những người đang chạy trình xác thực chỉ có thể kết nối với VPN. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả và độ tin cậy cao, vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết.”’

“Dịch vụ VPN có thể thay đổi định kỳ IP mà bạn được chỉ định, khiến kết nối P2P không ổn định. Đôi khi, bản thân dịch vụ VPN có thể ngừng hoạt động và bạn có thể bỏ lỡ việc xác thực. Thường không có cách nào để chuyển tiếp các cổng chung đến địa chỉ IP của bạn qua kết nối VPN của bên thứ ba. Vì vậy bạn chỉ có thể kết nối bên ngoài, nhưng điều này lại hạn chế hiệu quả của mạng ngang hàng phi tập trung.”

Tóm lại, đây cũng không phải là những lo ngại đầu tiên gây xôn xao cộng đồng liên quan đến quyền riêng tư. Theo đó, ConsenSys, nhóm đứng sau ví Ethereum MetaMask, đã bắt đầu thu thập địa chỉ IP vào năm ngoái.

🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024
🎄Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 12 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

photo_Vivian_circle.jpg
Tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực content marketing cho các công ty công nghệ. Trong đó gần 3 năm là ở mảng blockchain và cryptocurrency cho các sàn giao dịch tiền điện tử lớn tại thị trường Việt Nam. Là một người sáng tạo nội dung chuyên nghiệp, tôi luôn mong muốn được cung cấp những tin tức chân thực và hữu ích nhất đến với người đọc.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ