Trusted

Vì sao một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng lại thường khó nhận ra?

4 mins
Cập nhật bởi Viet Anh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Nhìn lại truyền thông trong quá khứ cho thấy suy thoái khiến cho người ta bất ngờ như thế nào
  • Dữ liệu về lãi suất và thất nghiệp chỉ ra khả năng một cơn suy thoái có thể "được trì hoãn, nhưng là không thể tránh khỏi"
  • promo

Suy thoái đôi khi rất khó nhận ra. Suy thoái thường xuyên khiến người ta bất ngờ. Chỉ khi nào nó xảy và hậu quả đã rõ ràng lúc đó người ta mới thật sự thừa nhận. Vì sao như vậy? Có những dấu hiệu nào để giúp nhận biết liệu có hay không một cơn suy thoái đang chờ trước mắt nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Sau đây là tổng hợp của BeInCrypto về những dấu hiệu suy thoái nền kinh tế Mỹ.

Suy thoái khiến cho người ta bất ngờ như thế nào?

Truyền thông nói gì trước những đợt suy thoái của nền kinh tế Hoa Kỳ? Không thiếu những lời cảnh báo, nhưng truyền thông không thể nhấn mạnh điều đó, ngược lại nhà đầu tư bị áp đảo bởi tình trạng “mọi thứ dường như vẫn ổn”.

Truyền thông nói gì trước những đợt suy thoái lớn của nền kinh tế Hoa Kỳ. Nguồn: MichaelKantro
Truyền thông nói gì trước những đợt suy thoái lớn của nền kinh tế Hoa Kỳ. Nguồn: MichaelKantro
  • Cuối năm 2007, tờ WSJ vẫn đang ca ngợi nền kinh tế đủ mạnh mẽ để tránh một cơn suy thoái, bằng chứng là báo cáo việc làm vượt mong đợi và cổ phiếu tăng lập mức cao. Nhưng họ không hề biết rằng một cuộc suy thoái kinh tế với sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu đang chờ họ trong hai năm tới.
  • Đầu năm 2000, tờ WSJ bình luận về những dữ liệu kinh tế và ủng hộ cho kịch bản hạ cánh mềm với sự tăng trưởng có phần chậm hơn và giá cả ổn định. Và cũng rất ít người hình dung được khủng hoảng kinh tế sau đó, mà nhiều giáo trình kinh tế hiện nay thường nhắc lại với cái tên “bong bóng dotcom”.
  • Đầu năm 1990, tờ The New York Times vẫn lạc quan về số lượng việc làm mới và kỳ vọng vào một cuộc phục hồi sau đó. Quả đúng vậy trong ngắn hạn, S&P500 đã lập mức cao mới. Nhưng bước vào nửa cuối năm 1990 cổ phiếu chứng kiến làn sóng bán tháo hàng loạt. Hoa Kỳ bước vào một cuộc suy thoái kéo dài 8 tháng cho đến tháng 3/1991, và tỷ lệ thất nghiệp vẫn tiếp tục tăng cao đến 7.8% cho đến giữa năm 1992.

Tỷ lệ thất nghiệp gần đây nhất của Hoa Kỳ vẫn thấp hơn so với dự kiến. Dù lãi suất đã được FED đẩy lên mức cao của 22 năm qua. Cổ phiếu những tháng qua đã chứng kiến đà phục hồi rất ấn tượng đến mức trở lại gần vùng đỉnh cũ. Nhưng quá khứ đang cảnh báo một kịch bản tồi tệ vẫn có khả năng đang chờ trước mắt.

Độ trễ gây ảo tưởng

Có thể sử dụng tỷ lệ thất nghiệp là một dấu hiệu tốt cho sự bắt đầu của một cuộc suy thoái. Như Tổng thống thứ 33 của Hoa Kỳ – Harry S Truman – từng nói: “Suy thoái là khi người hàng xóm của bạn mất việc làm, còn khủng hoảng là khi chính bạn mất việc làm”.

Quan sát dữ liệu biến động lãi suất (đường màu tím) và biến động tỷ lệ thất nghiệp (màu cam) của Hoa Kỳ qua các cuộc suy thoái kinh tế trong quá khứ (bắt đầu từ trục thẳng đứng), có thể nhận thấy vài đặc điểm như sau:

Dữ liệu biến động lãi suất và tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ qua các cuộc suy thoái kinh tế trong quá khứ. Nguồn: Fidelity/TimmerFidelity
Dữ liệu biến động lãi suất và tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ qua các cuộc suy thoái kinh tế trong quá khứ. Nguồn: Fidelity/TimmerFidelity
  • Trong năm lần suy thoái trên, đều ghi nhận sự gia tăng lãi suất của FED rất mạnh mẽ trước đó. Nhưng ngay cả khi cả khi lãi suất đã đạt đỉnh, thì cuộc suy thoái cũng chưa thật sự bắt đầu. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn không tăng và giá cổ phiếu vẫn neo được ở mức cao.
  • Nhưng suy thoái lại thật sự bắt đầu khi lãi suất có dấu hiệu hạ nhiệt. Tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu tăng nhẹ trở lại và tiếp tục tăng rất mạnh sau đó.

Chính vì độ trễ trên nên đã gây nên nhiều ảo tưởng dự đoán trong quá khứ. Giai đoạn này, nhiều phân tích cho rằng với lãi suất FED cao như hiện nay và nền kinh tế vẫn tạo ra nhiều việc làm, kịch bản xấu nhất chỉ có thể là một cuộc suy thoái nhẹ hoặc tích cực hơn là nền kinh tế đã phục hồi. Nhưng bằng chứng quá khứ cho thấy, một cơn suy thoái có thể được trì hoãn, nhưng là không thể tránh khỏi.

Bạn nghĩ sao về kịch bản suy thoái kinh tế Hoa Kỳ? Chia sẻ ngay ý kiến của bạn trong nhóm cộng đồng của chúng tôi Telegram chat | Telegram channel | Facebook fanpage 

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

d-4q6o_1_400x400.jpg
Viet Anh
Việt Anh là một nhà báo có kinh nghiệm biên soạn tin tức chuyên về tiền điện tử. Quan điểm của anh về đầu tư là "Bạn càng hiểu rõ bản chất và tác động của thông tin, thì rủi ro đầu tư càng giảm". Do đó, các bài viết được anh biên soạn thường khai thác về kinh nghiệm đầu tư, phân tích kỹ thuật chuyên sâu, những chuỗi bài về thuật ngữ trong phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ