Brian Pasfield, CTO của Fringe Finance cho biết, các vấn đề về thanh khoản xảy ra khi chủ sở hữu giao thức không lập kế hoạch cho các giai đoạn thị trường không thuận lợi.
Việc thị trường hiện tại tiến vào mùa đông tiền điện tử khiến nhiều công ty lớn nhỏ trong ngành này phải đối mặt mới những khó khăn và thách thức đáng kể. Và các nền tảng cho vay cũng không phải là ngoại lệ. Trong vài tháng qua, nhiều công ty đã phải đối mặt với các vấn đề thanh khoản gây căng thẳng cho người dùng của họ và không gian tiền điện tử rộng lớn hơn.
Trong bài viết này, hãy cùng phân tích cách mà chúng ta có thể đối mặt với những vấn đề trên – và đưa ra một số giải pháp phù hợp.
Sự hỗn loạn thị trường gia tăng gây các vấn đề về thanh khoản
Celsius đã khiến mọi trang tin tức kinh tế, cả trong lẫn ngoài ngành được phen nháo nhào khi tạm dừng tất cả các hoạt động rút tiền của người dùng, do vấn đề thanh khoản vào tháng trước. Sau khi tuyên bố sẽ sa thải một phần tư nhân viên do “điều kiện thị trường khắc nghiệt”, Celsius đã đệ đơn xin phá sản theo Chương 11 của bộ luật phá sản Hoa Kỳ.
Tương tự, hai tuần trước, nền tảng tiền điện tử Voyager Digital đã thông báo về việc tạm ngừng giao dịch và rút tiền tiền điện tử đối với người dùng của nó. Đại diện của công ty đã đưa ra lý do cho việc này là vì một khoản thanh toán chưa được hoàn trả lại – trong khoản vay từ quỹ đầu cơ tiền điện tử Three Arrows Capital (3AC). Voyager Digital hiện cũng đang trải qua thủ tục phá sản.
Một ví dụ thứ ba về việc thị trường đi xuống gần đây tiếp tục gây ảnh hưởng khủng khiếp như thế nào là Vauld, một nền tảng cho vay và giao dịch tiền điện tử của Singapore. Vauld gần đây đã đình chỉ hoạt động của mình, với lý do khó khăn về tài chính trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động. Sự sụp đổ của Terra, những rắc rối tài chính của Celsius Network và sự vỡ nợ của Three Arrows Capital đối với các khoản vay của nó là những lý do chính dẫn đến việc tạm ngưng này.
Thật thú vị, có vẻ như các vấn đề thanh khoản xung quanh hệ sinh thái tiền điện tử đều có thể được truy ngược trở lại một thời điểm chính xác.
Có vẻ đơn giản khi kết luận rằng sự sụp đổ của Terra đã gây ra các hiệu ứng khủng hoảng lan truyền trên thị trường tiền điện tử? Thực tế thì không phải vậy. Mặc dù Terra có thể đóng vai trò là giọt nước tràn ly cho mọi thứ đang diễn ra, nhưng điều này cho thấy sự mong manh đáng lo ngại của không gian này.
Và khi một quân cờ domino sụp đổ, những quân cờ khác cũng theo sau, vạch trần ai là người đã chọn tin tưởng vào quan niệm “too big to fail – quá lớn nên không được phép thất bại”.
Nỗ lực khôi phục tính thanh khoản
Các dự án tiền điện tử thường sử dụng hai cách tiếp cận để khôi phục tính thanh khoản. Việc trả các khoản trả nợ lớn có thể giúp lấy lại niềm tin vào khả năng thanh toán của nền tảng và cho phép rút tiền một lần nữa. Ví dụ như khoản thanh toán 120 triệu USD của Celsius gần đây cho nhiều bên trong vault Dai số 25977. Điều này giúp tránh chi phí thanh lý và giảm khả năng bị buộc phải thanh lý quỹ.
Bên cạnh đó, các dự án DAO và DeFi đang tìm cách làm cho các mã thông báo kho bạc của họ trở nên thanh khoản mà không cần bán chúng. Các nền tảng cho vay DeFi nổi lên như một làn sóng xu hướng mới đang cung cấp các giải pháp như vậy. Đầu tiên, Fringe Finance chính thức hợp tác với Lido Finance, một tổ chức cho vay tiền điện tử khác nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến việc staking ban đầu của ETH 2.0. Các vấn đề bao gồm tính không thanh khoản, tính bất động và khả năng tiếp cận. Mục đích là làm cho các altcoin trong danh sách trắng trở nên “lỏng” (dễ thanh khoản) hơn và có thể sử dụng được trên các hệ sinh thái DeFi đang phát triển.
Nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề về thanh khoản
Các công ty cho vay tiền điện tử đã đi đầu trong làn sóng uptrend tiền điện tử giai đoạn 2020 – 2021. Tuy nhiên, ngày nay, họ phải vật lộn với nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến tokenomics, thuật toán và tính thanh khoản.
Những vấn đề này xuất phát từ thực tế là hiện nay chúng ta đã tiếp cận với các công cụ tài chính phức tạp hơn bao giờ hết. Đồng thời, đây là những hoạt động không được phép và không được kiểm soát. Các nhà phát triển có tham vọng xây dựng các nền tảng mang lại nhiều lợi nhuận tài chính nhất có thể.
Vấn đề quan trọng là hầu hết các nền tảng được thiết kế với giả định tăng trưởng vĩnh viễn. Ngay sau khi sự tăng trưởng ngừng lại, bong bóng sẽ vỡ. Nền tảng càng trở nên khổng lồ, thì vụ nổ càng có thể gây ra nhiều sự tàn phá đối với hệ sinh thái tiền điện tử rộng lớn hơn, tạo ra hiệu ứng domino.
Khi hiệu ứng này lan rộng và thị trường chảy máu, thanh khoản sẽ thoát ra khi mọi người rút khỏi tài sản tiền điện tử hoặc chuyển sang chiến lược HODLing. Tóm lại, nếu các nhà xây dựng không tính đến các trường hợp của các giai đoạn bất lợi hơn khi thiết kế các giao thức của họ, thì một cuộc khủng hoảng khác rất có thể trở thành dấu chấm hết cho họ.
Thông tin về các Tác giả
Brian Pasfield là CTO của Fringe Finance. Pasfield có 10 năm chuyên môn về blockchain, tiền điện tử, fintech và DeFi. Ông đã thực hiện các dự án phức tạp về mặt kỹ thuật dựa trên nền tảng kỹ thuật của mình cũng như có sự hiểu biết sâu sắc về các xu hướng và triết lý của ngành. Brian cũng đã làm việc với các tổ chức blockchain trong ngành để vận động hành lang cho những thay đổi về luật pháp và chính sách của chính phủ.
Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ ngay ý kiến trong nhóm Telegram của chúng tôi nhé.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.