2022 là năm chứng kiến sự sụp đổ của một số dự án tiền điện tử. Trong đó, Tether (USDT) là dự án mà nhiều người cho rằng sẽ thất bại nhưng nó vẫn đứng vững. Các quỹ phòng hộ truyền thống tin rằng việc Tether sụp đổ chỉ là vấn đề thời gian và hiện đang bán khống (short) stablecoin này.
Trong suốt năm 2022, một số quỹ phòng hộ đã short Tether như Fir Tree Capital Management, Viceroy Research, Valiant…
Các vị thế “short” ngăn cản sự tăng trưởng của Tether
Theo một số nguồn tin, vào tháng 3/2022 Fir Tree, một quỹ phòng hộ hiện đang quản lý số tài sản trị giá 4 tỷ USD, đã tạo một vị thế short Tether. Vào thời điểm đó, quỹ phòng hộ thậm chí còn nhấn mạnh rằng họ sẵn sàng tạo một quỹ riêng để bán khống Tether nếu có đủ sự quan tâm của khách hàng.
Ngoài ra, Viceroy Research cũng đặt cược vào sự thất bại của Tether. Viceroy trước đây đã short công ty Wirecard AG của Đức trước khi nó sụp đổ. Theo đối tác sáng lập, Fraser Perring khẳng định rằng có điều gì đó không ổn với Tether. “Chúng tôi tự tin với vị thế short của mình, Tether đang gặp rắc rối với điều gì đó.”
Valiant, một quỹ bán khống có trụ sở tại San Francisco đã thực hiện short Tether vào năm 2022, hiện đã thoát khỏi vị thế của mình, với lý do rủi ro tài sản thế chấp.
Những tổ chức bán khống khác tỏ ra hoài nghi về việc short Tether do rủi ro đối tác. Người sáng lập Citroen Research, Andrew Left, cho biết: “Tôi không “short” Tether – tôi chưa thấy có đủ lý do để làm điều đó. Nếu ai đó chỉ cho tôi cách làm với Goldman Sachs với tư cách là đối tác, thì tôi sẽ tham gia.”
Hầu hết các quỹ phòng hộ truyền thống bán khống Tether đều sử dụng Genesis Global Trading làm đối tác. Công ty mẹ của Genesis, Digital Currency Group, hiện đang phải đối mặt với các vấn đề về thanh khoản.
Vào tháng 6/2022, người đứng đầu bộ phận bán hàng tổ chức của Genesis, Leon Marshall, cho biết:
“Sự hứng thú của các tổ chức truyền thống trong việc bán khống Tether đang gia tăng”.
Tại sao các quỹ phòng hộ lại short Tether?
Quyết định bán khống Tether của các quỹ phòng hộ truyền thống xuất phát từ những lo ngại về tình hình tài chính của nó. Sự thiếu minh bạch của công ty đã dẫn đến tin đồn rằng Tether có thể đang có vấn đề về thanh khoản nội bộ. Tất cả mọi người, từ những nhà phân tích on-chain đến các chuyên gia trong ngành đều đã đặt câu hỏi về tình hình tài chính không minh bạch của Tether. Cơ quan quản lý cũng đã phạt công ty này hàng triệu đô la vì báo cáo tài chính sai lệch.
Trong khi đó, sự thất bại của stablecoin thuật toán Terra UST vào tháng 5 và sự sụp đổ của FTX vào tháng 11 đã gây thêm áp lực lên USDT. Nhiều người hiện đang xem nó là khả năng thất bại tiếp theo.
Tether tự tin đối mặt với các FUD
Trong bối cảnh đó, Tether đã khẳng định rằng họ không có vấn đề gì và sẽ tiếp tục mua lại các lượng stablecoin bị xả. Theo các CEO của Tether, những suy đoán về tình hình tài chính của công ty như những bài kiểm tra (stress test).
Phát biểu về việc các quỹ phòng hộ đang đặt cược chống lại Tether, người phát ngôn của công ty cho biết họ đang tham gia vào một “kế hoạch thông minh nhằm huy động vốn từ những người kém hiểu biết hơn bằng cách tận dụng thông tin sai lệch với mục tiêu cuối cùng là thu phí quản lý”.
Tuy nhiên, sự thất bại của stablecoin hàng đầu này sẽ là một thảm họa đối với toàn bộ lĩnh vực tiền điện tử, với vị thế hiện nay của nó trên thị trường. Theo đó, USDT là stablecoin lớn nhất tính theo vốn hóa thị trường và là một trong những tài sản được sử dụng nhiều nhất trong không gian.
Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ ngay ý kiến của bạn trong nhóm cộng đồng của chúng tôi Telegram | Facebook fanpage | Facebook group.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.