Những xu hướng công nghệ mới dường như không đủ sức để thu hút thêm dòng vốn mới. Bỏ qua những lời tung hô của truyền thông dành cho những xu hướng, chúng ta thử nhìn trực tiếp vào số liệu để thấy được bức tranh chân thật hơn.
Khối lượng giao dịch giảm dần sau sự phân kỳ với giá
Sự phân kỳ với giá có nghĩa là: Khối lượng đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước nhưng giá đỉnh sau có phần cao hơn đỉnh trước. Như vậy, dù đỉnh sau cao hơn nhưng nhà đầu tư không còn mấy mặn mà với mức cao đó nữa. Kể từ đó, chúng ta chứng kiến một downtrend từ cuối năm ngoái đến nay.
Có một điều cần để ý, đỉnh của khối lượng không tương ứng với đỉnh của giá nhưng tương ứng với lần bán xuống mạnh nhất của thị trường ngay sau khi lập đỉnh. Còn quá trình tăng dần khối lượng thì lại tương ứng với quá trình tăng dần của giá.
Đó là lý do mà một nhịp tăng trở lại của khối lượng mới là dấu hiệu để hy vọng thị trường phục hồi trở lại. Tuy nhiên chúng ta đã không thấy điều đó kể từ tháng 5 năm ngoái đến nay. Như vậy, cũng với sự phân kỳ trên, từ một năm trước khối lượng đã muốn nói rằng: thị trường khó thể phục hồi ngay trong một năm tiếp tới.
Ở góc độ khác, một nhịp tăng của khối lượng cũng có thể khiến thị trường bước vào “mùa đông”, vì đó là nhịp tăng bán từ nhà đầu tư nhỏ lẻ lo sợ. Hãy xem biểu đồ trên.
Biểu đồ trên xét riêng khối lượng của Bitcoin và Ethereum. Có một điều khá kỳ lạ, đó là giá của tháng 3-4/2022 có sự phục hồi và suy giảm đáng kể nhưng lại không thể hiện khối lượng đột biến nào. Vậy ai đã bán? Câu trả lời khả năng cao là: thị trường chỉ còn lại những cuộc ngã giá và giao dịch giữa các quỹ lớn hay cá voi, những nhà đầu tư nhỏ lẻ trên sàn chỉ đang cầm cự.
Dữ trữ Bitcoin của Banks đã giảm rất mạnh
Bây giờ, xét riêng những quỹ lớn. Terra đã mua Bitcoin số lượng lớn từ giữa tháng 3 năm ngoái, và nếu so với mức giá hiện tại dưới 40,000 USD, thì có lẽ họ đang “lỗ”. Microstrategy mua sớm hơn với mức trung bình khoảng 30,700 USD, và dường như họ không lãi bao nhiêu so với kỳ vọng.
Còn những ngân hàng chấp nhận dự dữ Bitcoin thì sao?
Một điều thú vị khi quan sát biểu đồ trên, đó là động thái tăng dự trữ BTC của ngân hàng bắt đầu xuất hiện từ cuối 2019 đầu 2020, thậm chí còn trước cả đại dịch Covid-19. Và kể từ sau đó, lượng dữ trữ tăng dần cho đến giữa năm 2021.
Và ngay cả khi Bitcoin lập ATH lần thứ 2 thì lượng dữ trữ cũng không hề tăng trở lại nữa. Điều này như một dấu hiệu nữa cho thấy động lực/hay sự tin tưởng vào Bitcoin không còn mạnh mẽ như trước.
Tiền không phải là thiệt hại đáng sợ nhất từ những vụ hacks gần đây
Nói riêng về những xu hướng, số tiền mà các nhà đầu tư nhỏ lẻ đổ vào các phong trào khiến cho nhiều dự án trở thành tâm điểm. Trong khi nhà đầu tư vừa chịu thiệt hại vì giá token giảm mạnh, thì phải gánh thêm thiệt hại vì những vụ hack. Và số tiền bị mất là không hề nhỏ.
Chỉ riêng trong Q1/2022 mà số tiền thiệt hại từ các vụ hack đã gần bẳng 1/2 của cả năm 2021. Trong đó, không gian DeFi bị hack chủ yếu. Hoàn toàn ngược lại với tình trạng từ 2020 về trước, khi đó các vụ hack ít thiệt hại hơn mà chủ yếu là hack sàn hay hack ví riêng.
Nhưng, tiền không phải là thiệt hại đáng sợ nhất từ những vụ hacks gần đây. Đó là niềm tin. Một lượng lớn người dùng của Axie Infinity hẳn sẽ không còn muốn bỏ tiền vào không chỉ AXS, mà với tất cả những giao thức DeFi đang hoạt động khác. Điều này lại góp phần khiến thị trường mất thêm động lực.
Những yếu tố vĩ mô hoàn toàn không ủng hộ
Bất kể những quan điểm phân tích rằng Bitcoin sẽ là hàng rào cho lạm phát và là nơi lưu trữ giá trị. Bitcoin vẫn tương quan thuận mật thiêt với chứng khoán và tương quan nghịch với sức mạnh đồng USD. Hãy xem trong Q1/2022, những sụt giảm nghiêm trọng đã diễn ra với nhiều cổ phiếu được ưa chuộng:
- Shopify -60%
- Netflix -60%
- PayPal -50%
- Facebook -40%
- ARKK -40%
- Nasdaq -14%
- …
Trong bài “Sức mạnh đồng USD còn tăng thì Bitcoin khó thể uptrend trở lại” chúng ta đã bàn về mối tương quan này dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật. Dưới góc độ phân tích cơ bản, những quan sát trong khung giờ ngắn hạn đến cực ngắn chỉ khiến dẫn đến những kết luận nhiễu. Nhưng hãy nhìn lại cả quý vừa qua, rõ ràng động thái tăng lãi suất của FED đã gây hiệu quả đúng hướng.
Yếu tố vĩ mô này tác động rất mạnh mẽ, góp phần khiến động lực tăng của Bitcoin suy yếu dần.
Tạm kết
Trên đây là tất cả những lý do nội tại và ngoại tại cho thấy thị trường Crypto đang mất dần động lực tăng trưởng cho năm 2022. Chúng ta không thể dự đoán được Bitcoin giảm về đâu hay có biến cố thiên nga đen nào xảy ra nữa không. Những ít nhất những yếu tố trên đảm bảo nhà đầu tư tránh khỏi những kỳ vọng thái quá, mâu thuẫn với thực tế.
Bạn nghĩ sao về những quan sát trên? Hãy chia sẻ quan điểm trong nhóm chat Telegram của chúng tôi.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.