Thống đốc ngân hàng trung ương Indonesia tin rằng, tiền điện tử có hai mặt. Một mặt có khả năng gây ra rủi ro cho hệ thống tài chính, và mặt khác có thể cải thiện khả năng tài chính của đất nước.
Phát biểu tại một sự kiện G20 ở Bali, Thống đốc Doni Primanto Joewono nói rằng, khuôn khổ quy định đối với tiền điện tử là rất quan trọng. Điều đó nhằm để đảm bảo rằng, việc đưa chúng vào hệ thống tài chính sẽ không gây ra rủi ro. Thống đốc thừa nhận việc giao dịch tiền điện tử cũng là một cách để cải thiện hiệu quả của hệ thống tài chính hiện tại.
Ông cũng tuyên bố rằng, số hóa trong lĩnh vực tài chính ở thời kỳ đại dịch COVID-19 hoành hành đã giúp thúc đẩy việc sử dụng tiền điện tử. Loại tiền này đang được chính phủ Indonesia coi là hàng hóa. Ông nói thêm rằng, ngân hàng trung ương đang khám phá một loại tiền tệ kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành (CBDC). Vào cuối năm nay, ngân hàng này có kế hoạch phát hành sách trắng về đồng Rupiah kỹ thuật số.
Trong năm 2022 này, ở một lưu ý từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, ngân hàng trung ương Indonesia thông báo CBDC của họ sẽ được hướng đến cho các ứng dụng bán buôn và bán lẻ. Các thông tin khác về cấu tạo, công nghệ cơ bản và giới hạn sử dụng chúng hiện tại vẫn chưa được tiết lộ.
Tiền điện tử bị cấm bởi hội đồng tôn giáo
Vào tháng 11 năm ngoái, ngân hàng trung ương đã đề xuất một CBDC như một cách để “chống lại” các loại tiền điện tử, vốn bị cấm làm hình thức thanh toán. Ngân hàng trung ương và bộ tài chính đã tham vấn với Hội đồng Ulema Quốc gia (MUI), một cơ quan tôn giáo thực thi luật Shariah và các vấn đề tài chính Hồi giáo.
Năm ngoái, MUI đã tuyên bố rằng, đối với người Hồi giáo, tiền điện tử là trò haram. Loại tiền này bị xem như các yếu tố cờ bạc, sự không chắc chắn và có nhiều tác hại. Người Hồi giáo cấm các tín đồ tham gia.
Indonesia là nước có dân số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới. MUI nói rằng, chỉ khi tiền điện tử có thể chứng minh được nó là có lợi ích rõ ràng thì luật Shariah mới cho phép người dân tham gia.
Tuy nhiên, chính phủ đã cho phép giao dịch các tài sản tiền điện tử cùng với các sản phẩm hàng hóa tương lai. Và việc này sẽ được bộ thương mại quản lý. Để bảo vệ các nhà đầu tư bán lẻ, chính phủ đã tung ra sàn giao dịch tiền điện tử của riêng mình. Qua đó cung cấp bốn cặp giao dịch Rupiah Indonesia.
17 công ty khác đã đăng ký với Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (BAPPEBTI). Indodax, một công ty nổi tiếng, đã báo cáo rằng, vào năm 2022, công ty này có năm triệu khách hàng. Trong khi Tokocrypto, một công ty lớn khác, vào cuối năm 2021 đã có hai triệu thành viên.
Thuế tiền điện tử ở Indonesia
Vào tháng 4, một quan chức chính phủ trong lĩnh vực thuế đã công bố thuế giá trị gia tăng đối với các giao dịch tiền điện tử tăng 0.1%. Thuế giá trị gia tăng được đánh vì tiền điện tử được phân loại là hàng hóa chứ không phải tiền tệ. Cơ quan quản lý Dịch vụ Tài chính đã cấm các công ty dịch vụ tài chính bán tài sản tiền điện tử.
Hôm qua, Ủy ban ổn định tài chính của Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20), trong đó có Indonesia cho biết, vào tháng 10 này, họ sẽ đề xuất các quy tắc mới cho tiền điện tử. FSB không có thẩm quyền đưa ra luật, nhưng tất cả các thành viên đều đồng ý thực hiện các nguyên tắc được quy định.
Bạn nghĩ sao về thông tin trên? Chia sẻ ngay ý kiến trong nhóm Telegram của chúng tôi nhé.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.