Xem thêm

Thực trạng các sàn giao dịch tiền điện tử tại Việt Nam: Từ chối hợp tác khi người dùng bị lừa đảo

4 mins
Cập nhật bởi Bùi Linh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Các sàn giao dịch tiền điện tử tại Việt Nam đang hoạt động và tiếp thị không phép.
  • Một số sàn giao dịch còn không hỗ trợ người dùng Việt Nam lấy lại tiền khi bị lừa đảo.
  • Điều này một phần đến từ việc Việt Nam thiếu khung pháp lý để bảo về người dùng.
  • promo

Nhiều sàn giao dịch tiền điện tử tại Việt Nam tổ chức tiếp thị quảng bá dịch vụ tài sản ảo tràn lan không phép, không tiến hành hợp tác để giải quyết khi có người dùng bị lừa đảo liên hệ hỗ trợ.

Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.

Mặt trái của việc thiếu khung pháp lý cho tiền điện tử tại Việt Nam

Thông tin trên được báo Vietnamnet ghi nhận tại Hội thảo “Khung pháp lý tài sản ảo (VA) – Nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) nhìn từ góc độ bảo vệ người dùng”, được tổ chức vào chiều ngày 05/6, tại TP.HCM. Theo đó, các sàn tiền ảo như Mexc, Bingx, Gate.io hay Binance tổ chức tiếp thị quảng bá dịch vụ tài sản ảo tràn lan không phép. Bên cạnh đó, một số sàn từ chối hợp tác khi người dùng Việt Nam bị lừa đảo.

Chia sẻ với người dùng Việt Nam tại Hội thảo, ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain (VBA) cho biết có nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài sản ảo không rõ thông tin như CrossFi, Mineplex, ALEO… tổ chức những hội thảo kín, lợi dụng hình ảnh của chính ông và Hiệp hội Blockchain, cùng nhiều nguyên lãnh đạo Nhà nước nhằm tạo uy tín để huy động tiền từ người tham gia. Chẳng hạn như CrossFi tổ chức các hội thảo lên đến hàng nghìn người và huy động số tiền lên đến 3,000 tỷ đồng tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, hiện có rất nhiều sàn giao dịch tiền ảo như Binance, Mexc, BingX, Gate.io… tổ chức tiếp thị quảng bá dịch vụ tài sản ảo tràn lan không phép. Ngoài ra, một số sàn khi có người dùng bị lừa đảo liên hệ với Hiệp hội Blockchain nhờ hỗ trợ, lại không tiến hành hợp tác để giải quyết.

Xem thêm: Việt Nam có thể đánh thuế giao dịch Crypto và các tài sản kỹ thuật số

Ông Trung đưa ra một ví dụ và cũng là trường hợp điển hình khi một người dùng tại Việt Nam bị lừa đảo đến 100,000 USDT (Khoảng hơn 2.5 tỷ đồng). Mặc dù người dùng này có giấy biên nhận tiếp nhận thông tin trình báo vụ việc từ cơ quan công an về việc họ bị lừa đảo tiền mã hoá và đưa lên sàn MEXC, nhưng sàn không phối hợp xử lý. Trong khi đó, sàn yêu cầu người dùng phải ký NDA (điều khoản bảo mật) mới tiếp tục được hỗ trợ xử lý. Đến nay, người dùng này vẫn chưa thu hồi được tài sản.

Trường hợp thứ hai xảy ra giữa người dùng và sàn tiền ảo Gate.io. Theo đó, một người dùng tại Việt Nam đã bị lừa đảo 800,000 USDT, dự án truy vết giao dịch ChainTracer của Hiệp hội Blockchain đã tìm ra các dòng tiền chảy về sàn Gate.io. Tuy nhiên, đại diện sàn này đã từ chối hợp tác. Sàn này cũng đã từng được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cảnh báo trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, một số sàn giao dịch tiền điện tử còn rầm rộ tổ chức các hoạt động quảng bá nhằm thu hút thêm người dùng tại Việt Nam. Theo Vietnamnet, một số sàn như Bingx còn tổ chức các sự kiện cho sinh viên, sử dụng những chiêu bài như “phổ cập kiến thức, giới thiệu việc làm” cho sinh viên, nhằm dễ dàng tiếp cận các đối tượng này để quảng bá dịch vụ và thu hút người dùng mới, thu thập trái phép dữ liệu người dùng. Không dừng lại ở đó, theo ghi nhận của PV VietNamNet, vừa qua còn có thêm sàn Bybit cũng kết hợp với một câu lạc bộ thuộc trường đại học ở Hà Nội tổ chức chương trình về khởi nghiệp, nhưng trong tài liệu sự kiện lại quảng bá các dịch vụ đầu tư tiền mã hoá trên sàn này, trong đó có nhiều dịch vụ bất hợp pháp tại Việt Nam.

Việt Nam là một trong những quốc gia top đầu hiện nay có tỷ lệ người dân sở hữu các loại tài sản kỹ thuật số. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có một hành lang pháp lý cho lĩnh vực này. Mới đây, đại diện Bộ Tư pháp Việt Nam cũng cho rằng việc Việt Nam đưa ra một khuôn khổ pháp lý để quản lý tài sản ảo, tiền ảo là điều cấp thiết. Trên thực tế, các nước trên thế giới như Mỹ, châu Âu hay Hong Kong (Trung Quốc)… đều đã có các đạo luật, dự luật để bảo vệ người dùng khi tham gia vào giao dịch tài sản ảo.

Theo thông tin từ ông Trần Việt Hùng, nguyên Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, đại diện Hiệp hội Blockchain cũng chia sẻ, hiện nay, tại Việt Nam đã có 18 văn bản liên quan đến vấn đề tài sản ảo nhưng chưa có khung pháp lý cụ thể về lĩnh vực này.

Xem thêm: Một cộng đồng tại Việt Nam tuyên bố hỗ trợ nạn nhân FTX lấy lại tiền

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 6 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 6 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 6 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

builink-vietnamese-cryptocurrency-content-writer-and-editor.jpg
Bùi Linh
Linh Bùi (builink) là một nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng. Với mong muốn chia sẻ các bài viết chuyên về kiến thức về thị trường tiền điện tử, builink đảm nhận công việc biên soạn các bài viết về kinh nghiệm, kiến thức cho người mới cũng như cập nhật các tin tức HOT trên thị trường thông qua những góc nhìn đa chiều hơn. Ngoài ra, builink còn giữ vai trò tổng biên tập tại BeInCrypto Việt Nam. Nhờ vào văn phong báo chí dễ tiếp cận đến độc giả,...
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ