Thành phố Thượng Hải đã công bố kế hoạch phát triển Pujiang Digital Chain nhằm thúc đẩy cơ sở hạ tầng kỹ thuật số blockchain cho đô thị. Kế hoạch kéo dài từ năm 2023 đến năm 2025.
Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.
Kế hoạch này là sản phẩm trí tuệ của các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Và, theo phong cách quan liêu điển hình, nó có một cái tên khá dài dòng: “Kế hoạch triển khai dự án hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật số blockchain đô thị thúc đẩy thành phố Thượng Hải (2023-2025).”
Trung Quốc hy vọng sẽ hội nhập hơn nữa khu vực đồng bằng sông Dương Tử/Trường Giang
Pujiang là một khu vực trong biên giới thành phố Thượng Hải. Theo kế hoạch được công bố trên trang web của Chính phủ Thượng Hải thì Pujiang Digital Chain sẽ đi vào hoạt động một cách hoàn thiện vào năm 2025. Khi ra mắt nó dự kiến sẽ hỗ trợ và tích hợp các vấn đề của chính quyền, dịch vụ công và ngành công nghiệp của thành phố.
Vào thời điểm triển khai, Pujiang Digital Chain sẽ bao gồm các khả năng nhận dạng dữ liệu, thanh toán kỹ thuật số và giám sát. Mục đích là để đảm bảo an ninh cho cơ sở hạ tầng dữ liệu của thành phố và tạo điều kiện thuận lợi cho các ứng dụng blockchain trên quy mô lớn. Điều này sẽ bao gồm việc cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm nông nghiệp và thương mại của khu vực và đưa dữ liệu của Chính phủ vào nền tảng blockchain.
Một mục tiêu khác cho Pujiang Digital Chain là sự tích hợp vào Yangtze River Delta (YRD). Khu vực này, với Thượng Hải ở trung tâm, cũng bao gồm 26 thành phố khác. Nó cũng chiếm 20% GDP của Trung Quốc vào năm 2018 và chiếm 39% tổng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của đất nước.
Theo Ernst and Young, YRD chiếm 1/3 quỹ nghiên cứu quốc gia hàng năm của Trung Quốc và là ngôi nhà của khoảng 1/4 các trường đại học hàng đầu tại quốc gia này.
Chọn blockchain, nhưng không phải tiền điện tử
Cũng bao gồm trong kế hoạch được đề ra này là sẽ có nhiều tổ chức nghiên cứu và phát triển (R&D) mới. Các trung tâm đổi mới có trụ sở tại Thượng Hải này sẽ tập trung vào “khoa học và công nghệ và thu hút những nhân tố tài năng.
Kế hoạch này là một bước tiến quyết định của một thành phố tự hào về vị thế là một trung tâm công nghệ. Bởi lẽ, nhiều nhân tố theo đường lối cứng rắn trong ĐCSTQ nổi tiếng là không thân thiện với các hình thức đổi mới, rộng hơn là nhân quyền và tự do kinh tế. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là tiền điện tử và công nghệ blockchain không giống nhau.
Mặc dù tất cả các giao dịch tiền điện tử đều là bất hợp pháp ở Trung Quốc kể từ năm 2021, nhưng việc sử dụng blockchain cho các mục đích khác thì không. Trên thực tế, Chính phủ Trung Quốc đã rất cởi mở với các trường hợp sử dụng công nghệ này.
Mặt khác, khu vực thành phố bán tự trị của Hồng Kông đã thực hiện một cách tiếp cận khác. Trong những tháng gần đây, các quan chức Chính phủ Hồng Kông đã thu hút ngành công nghiệp tài sản kỹ thuật số trong nỗ lực trở thành một trung tâm fintech toàn cầu.
Vào tháng 5, Bắc Kinh đã công bố thành lập một trung tâm nghiên cứu blockchain quốc gia. Quốc gia này hy vọng sẽ đào tạo 500,000 chuyên gia mới tại trung tâm, tập trung vào các trường hợp sử dụng phi tiền điện tử của công nghệ blockchain.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.