“Cái gì, bạn đầu tư vào tiền điện tử? Thật là một hành động điên rồ, chúng chỉ được sử dụng cho những việc bất hợp pháp như lừa đảo, rửa tiền và tội phạm mạng? ”. Đây là những phản ứng bạn thường nhận được khi chia sẻ về khoản đầu tư của bản thân. Bởi vì trong lịch sử phát triển của mình, tiền điện tử đã mang trên mình rất nhiều tiếng xấu.
Giá trị của các giao dịch tiền điện tử bất hợp pháp đã tăng 80% so với năm trước, theo báo cáo của Chainalysis. Các giao dịch bất hợp pháp này bao gồm gian lận, tội phạm darknet và rửa tiền.
Năm 2020 con số giao dịch bất hợp pháp này là 7.8 tỷ USD, năm 2021 đạt 14 tỷ USD. Trong đó, gian lận tiền điện tử vẫn chiếm phần lớn trong tất cả các hoạt động gian lận.
Lừa đảo có nhiều hình thức. Người dùng Twitter @Zeneca_33 đã đăng một ví dụ về hình thức lừa đảo với một lời khuyên khôn ngoan: “Một nguyên tắc hữu ích trong không gian tiền điện tử, không bao giờ nhấp vào đường link”.
Ví dụ trên là một ví dụ điển hình của một hình thức lừa đảo. Nếu người dùng không xác minh liên kết, anh ta sẽ mất ETH của mình.
Những kẻ lừa đảo khác tinh ví hơn sẽ tự tạo ra một dự án rất hoàn hiện để lừa tiền từ các nhà đầu tư. Những trường hợp nổi tiếng hơn phải kể đến Onecoin, Bitconnect và Bitclub Network.
Darknet, khủng bố và rửa tiền
Lừa đảo chiếm phần lớn các hoạt động bất hợp pháp, thì đứng thứ hai là hoạt động của những kẻ tội phạm sử dụng sàn giao dịch để rửa tiền. Giao dịch của nhóm bất hợp pháp này vào khoảng 8.6 tỷ USD – tăng 30% so với năm trước nhưng giảm so với mức cao lịch sử của năm 2019.
Hoạt động của Darknet cũng lập kỷ lục mới, với giá trị giao dịch khoảng 2.1 tỷ USD. Trong số này, ước tính khoảng 300 triệu USD đến từ các cửa hàng lừa đảo, nơi bán thông tin đăng nhập bị đánh cắp, thẻ tín dụng, v.v. 1.8 tỷ đô la còn lại đến từ thị trường ma tuý.
Đối với các thị trường darknet vẫn còn tồn tại, Chainalysis nói rằng sự cạnh tranh đang khốc liệt hơn bao giờ hết và những đối thủ này sẵn sàng để chơi bẩn.
Rò rỉ dữ liệu, tấn công DDoS và doxxes là những sự cố thường xuyên xảy ra trong lĩnh vực tiền điện tử, theo Ian Grey, Giám đốc cấp cao về nghiên cứu của Flashpoint.
Hydra, một thị trường chỉ phục vụ các quốc gia nói tiếng Nga, vẫn là thị trường darknet lớn nhất cho đến nay. Hydra chiếm 80% doanh thu thị trường trên toàn thế giới. Trong số các hoạt động đáng ngờ của nó, ma túy chiếm phần lớn trong nguồn thu.
Bám sát vào tiền pháp định – Nó an toàn hơn nhiều so với tiền điện tử
Theo các nhà phân tích ước tính, tội phạm mạng đã rửa hơn 33 tỷ USD tiền điện tử kể từ năm 2017, chủ yếu trên các sàn giao dịch tập trung. Trong khi đó, văn phòng Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc ước tính khoảng 800 tỷ USD đến 2 triệu USD tiền pháp định được rửa mỗi năm.
Nói cách khác, lượng tiền toàn cầu được rửa thông qua tiền điện tử chỉ chiếm 0.05% tổng giá trị của hoạt động rửa tiền.
Và tất nhiên, bản chất minh bạch của blockchain giúp dễ dàng theo dõi cách tiền điện tử di chuyển giữa các ví và cách chúng được chuyển thành tiền mặt.
Ngoài ra, sự thật đáng buồn là những người giữ tiền fiat thường là những người phải chịu phạt lớn nhất. Ví dụ, ngân hàng Hoa Kỳ Bancorp đã phải trả cho chính phủ Hoa Kỳ 613 triệu USD vào năm 2018 vì không tuân thủ các hướng dẫn về rửa tiền. Ngân hàng đã không thể nhận ra một số lượng lớn các giao dịch trái phép nên đã bị kết tội và phạt tiền.
Vụ bê bối lớn nhất cho tới nay là một vụ xảy ra liên quan đến một băng đảng ma túy. HSBC bị phạt 1.9 tỷ USD vì hợp tác với băng Sinaloa, một trong những băng đảng ma túy khát máu nhất ở Mexico. Thật ngạc nhiên khi không một nhà quản lý nào bị bắt hoặc bị trừng phạt bởi những nhà quản lý có trách nhiệm.
Tại sao DeFi lại phổ biến với những kẻ rửa tiền
Chainalysis cũng đề cập đến sự phổ biến của những vụ rug pull trong lĩnh vực DeFi. Rug pull có nghĩa là các nhà phát triển rút tiền ra khỏi dự án. Họ có hai lựa chọn cho việc này: một cửa sau được tích hợp vào hợp đồng thông minh hoặc đội ngũ bán tất cả các token.
Khối lượng giao dịch DeFi đã tăng 912% vào năm 2021 và với các kỹ năng kỹ thuật phù hợp, một nền tảng DeFI có thể được niêm yết trên các sàn giao dịch, thậm chí không cần kiểm định code. Việc kiểm định code là một quy tắc quản trị của dự án và do bên thứ ba thực hiện.
Chainalysis lưu ý rằng nhiều nhà đầu tư có thể đã tránh được việc mất tiền vào vụ rug pull nếu họ đầu tư vào các dự án DeFi đã trải qua kiểm định code – hoặc nếu DEXes yêu cầu kiểm định code trước khi niêm yết token.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.