Sau Thanh Hải, Tân Cương và Nội Mông, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc cũng đang chuẩn bị cấm hoàn toàn việc khai thác tiền điện tử.
Trung Quốc tiếp tục đàn áp nhanh chóng và dứt khoát đối với việc khai thác tiền điện tử. Vân Nam được ghi nhận là tỉnh thứ tư trong danh sách cấm khai thác. Theo đó, các thợ đào tiền điện tử phải ngừng hoạt động ngay lập tức.
Việc 4 tỉnh lớn trên bị cấm đã dẫn đến sự sụt giảm đáng kể về tỷ lệ băm trong các nhóm khai thác có trụ sở tại Trung Quốc. Một số nhóm như AntPool và Poolin, đã báo cáo mức giảm cao tới 12%. Trong khi đó, BTC.top, một công ty lớn trong lĩnh vực khai thác của Trung Quốc, đã báo cáo tỷ lệ băm giảm 35.9% sau khi lệnh cấm khiến nhiều nơi ngừng hoạt động
Một đại diện của BTC.top nói với Forkast rằng công ty sẽ chuyển trọng tâm sang khu vực Tứ Xuyên. Cụ thể:
“Chúng tôi đang chuyển đến Tứ Xuyên. Nơi này hiện đang dẫn đầu về nguồn nước. Vì vậy, công ty có thể hưởng lợi từ chi phí điện thấp hơn.”
Xem thêm: Tại Trung Quốc, các tài khoản liên quan đến tiền điện tử bị treo trên Weibo
Nguyên nhân khiến Trung Quốc thẳng tay đàn áp hoạt động khai thác tiền điện tử
Lo ngại về việc tiêu tốn năng lượng và khí thải carbon trong khai thác tiền điện tử đã thúc đẩy Trung Quốc thực hiện các hành động quyết liệt trên. Với chính phủ Trung Quốc, Lượng năng lượng cần thiết để khai thác tiền điện tử là trung tâm của cuộc tranh luận này.
Một trong những yếu tố chính góp phần tạo nên phản ứng “đầu gối tay ấp” của Trung Quốc là cam kết mà Tập Cận Bình đã đưa ra với LHQ vào năm 2019. Cam kết là Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia với lượng carbon gần bằng 0 (carbon neutral) vào năm 2060. Để đạt được điều này, Trung Quốc có kế hoạch ngăn chặn sự gia tăng phát thải carbon vào năm 2030 và cuối cùng đạt được sự mục tiêu carbon neutral vào 30 năm sau.
Xem thêm: Trung Quốc đe doạ đưa thợ đào Bitcoin vào danh sách đen
Mặc dù là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng Greenpeace ước tính rằng 60% điện năng của Trung Quốc hiện nay là từ việc đốt than. Và để đạt được mức độ carbon neutral trong 40 năm tới là “một tham vọng lớn”.
Do đó, với việc tiêu thụ nhiều năng lượng và phát ra thải khí nhà kính, việc khai thác tiền điện tử đi ngược lại hoàn toàn với kế hoạch này. Điều này rõ ràng đã khiến Trung Quốc tiếp tục thực hiện các hành động ngừng khai thác tiền điện tử ở nước này.
Theo bạn, động thái trên của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến thị trường và giá BTC không? Chia sẻ ngay ý kiến trong nhóm Telegram của chúng tôi nhé.
Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.