Trusted

Hệ số tương quan giữa Bitcoin và chứng khoán lại tiếp tục tăng. Điều này có ý nghĩa gì?

4 mins
Cập nhật bởi Viet Anh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Thời thế đã thay đổi - Bitcoin không còn biến động độc lập?
  • Điều này có ý nghĩa gì?
  • Bitcoin cần thoát ly khỏi mối tương quan với thị trường tài chính tryuền thống để khẳng định mình
  • promo

Hôm nay, không chỉ thị trường crypto mà tất cả các thị trường tài chính nói chung sẽ chờ đợi những phát biểu mới từ chủ tịch FED. FED sẽ “ra đòn” như thế nào? Trong hai năm qua Bitcoin đã không còn là “kẻ ngoại tộc”, hệ số tương quan giữa Bitcoin và S&P 500 liên tục dương và tăng mạnh trong hai năm.

Thời thế đã thay đổi – Bitcoin không còn biến động độc lập?

Sau đây là biểu đồ thể hiện sự biến động hệ số tương quan giữa Bitcoin và chứng khoán trong nhiều năm qua.

Hệ số tương quan giữa Bitcoin và chứng khoán. Nguồn: reuters
Hệ số tương quan giữa Bitcoin và chứng khoán. Nguồn: reuters
  • Từ đầu năm 2020 cho đến nay, hệ số tương quan này liên tục lớn hơn 0 (tương quan thuận) và đã có lúc đạt trên 0.5. Biến động của cổ phiếu tương đối đồng điệu với Bitcoin. Các nhà đầu tư mới tham gia ồ ạt vào cả hai thị trường khiến cho vốn hóa tăng không ngừng.
  • Cho đến đầu năm 2020, mối tương quan này vẫn chưa dừng lại. Thậm chí vào tháng đầu năm 2022, hệ số tương quan giữa Bitcoin và cổ phiếu còn có xu hương tăng nhẹ.

Điều này cho thấy đang có một sự tác động chung ảnh hưởng mạnh mẽ đến cả hai thị trường. Và sự tác động này không gì khác ngoài chính sách thắt chặt tiền tệ của FED. Việc điều chỉnh lượng cung tiền tệ đã ảnh hưởng đến toàn bộ các thị trường tài chính.

Điều này có ý nghĩa gì?

Để có cái nhìn cụ thể hơn, chúng ta so sánh hai biến động trên cùng một đồ thị. Trong hai năm qua:

  • Biến động dù là tương đối đồng điệu nhưng giá Bitcoin có biên độ lớn hơn và nhạy cảm hơn rất nhiều.
  • S&P500 dường như chỉ mới bắt đầu một đợt giảm mạnh vì chính sách thắt chặt tiền tệ. Còn Bitcoin vì quá “nhạy cảm” nó đã trở về giá của hồi tháng 1/2021.
Biến động giữa giá Bitcoin và S&P500.
Biến động giữa giá Bitcoin và S&P500.

Chúng ta có thể rút ra vài ý nghĩa và dự đoán sau từ mối tương quan này:

  • Hệ số tương quan giữa Bitcoin và chứng khoán không những dương mà còn tăng cao (tăng cùng tăng, giảm cùng giảm với chứng khoán) cho thấy hiện Bitcoin không thể phát huy vai trò là tài sản trú cẩn trong lạm phát. Hay nói đúng hơn, Bitcoin cũng chỉ là một “nạn nhân” chịu ảnh hưởng của lạm phát mà thôi.
  • Ngoài ra, nếu các nhà đầu tư chọn Bitcoin (và Crypto khác) như một phần trong danh mục để đa dạng hóa và cân đối rủi ro giống như đã từng làm trước năm 2020 thì chiến lược này đến nay khả năng cao sẽ thất bại. Bitcoin không những giảm chung mà còn giảm mạnh hơn cả S&P500. Điều này khiến danh mục đã âm lại càng âm.
  • Vì cùng chịu chung một tác động từ chính sách thắt chặt tiền tệ, nên việc tăng lãi suất sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến giá Bitcoin. Nhiều nhà phân tích dự đoán FED sẽ bốn lần tăng lãi suất trong năm nay. Thật khó tưởng tượng giá Bitcoin sẽ ra sao. Nhiều người hoài nghi cho rằng không phải “mùa đông crypto” sẽ đến, mà phải gọi là “kỷ băng hà crypto”.

Bitcoin cần thoát ly khỏi mối tương quan với thị trường tài chính tryuền thống để khẳng định mình

Hiện tại, số lượng các nhà đầu tư chờ đợi một ATH mới cho giá Bitcoin vẫn rất đông đảo. Hai năm qua, Bitcoin dường như trở thành một thứ “tôn giáo” trong lĩnh vực đầu tư với niềm tin bất diệt sẽ là nơi lưu trữ tài sản an toàn trong dài hạn. Ngày càng có nhiều Holder theo trường phái “strong hand” hơn. Điều đó thể hiện qua việc số lượng bitcoin đã không di chuyển trong hơn một năm đã tăng lên liên tục kể từ tháng 7/2021.

Hãy xem kết quả bình chọn của PlanB để có cái nhìn thoáng qua về tâm lý kỳ vọng của số đông.

Hơn 70% số người trong một cuộc trưng cầu ý kiến với hơn 210,000 tài khoản tham gia cho rằng Bitcoin sẽ vượt 69,000 USD trong nhiều nhất là 12 tháng. Và giả sử việc FED tăng lãi suất trong 12 tháng tới là thật thì Bitcoin cần vượt khỏi mối tương quan với các thị trường khác để tự khẳng định mình. Rõ ràng, đây là thời điểm cho phép thử quan trọng đối với Bitcoin.

Ở một góc nhìn khác, @MatthewHyland_ cho rằng không cần phải bận tâm những cuộc họp FOMC.

Giá Bitcoin và thời điểm của những cuộc họp FOMC. Nguồn: MatthewHyland_
Giá Bitcoin và thời điểm của những cuộc họp FOMC. Nguồn: MatthewHyland_

Nếu so sánh thời điểm của những quyết định được đưa ra từ FOMC trong năm 2021 với giá Bitcoin, thì đó chẳng qua chỉ là cung cấp thêm “data” mà thôi. Nó không đem đến kết luận đáng quan tâm. Với cách lập luận này, MatthewHyland dường như đang muốn nói hệ số tương quan trên kia cũng chỉ là một sự thiên kiến trong “data”.

Hiện tại, giá Bitcoin vẫn đang được giao dịch dưới 40,000 USD và đang có sự phục hồi nhẹ. Trong ngắn hạn, nhiều quan điểm cho rằng Bitcoin đã đi vào vùng xác lập đáy. Nhưng trong dài hạn, có lẽ chúng ta cần quan tâm đến những yếu tố kinh tế vĩ mô như là cuộc hợp FOMC tới đây.

Bạn nghĩ sao về kết quả cuộc họp FOMC sắp đến? Và giá Bitcoin sẽ ra sao? Hãy chia sẻ quan điểm trong nhóm chat Telegram của chúng tôi.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 11 năm 2024

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

d-4q6o_1_400x400.jpg
Viet Anh
Việt Anh là một nhà báo có kinh nghiệm biên soạn tin tức chuyên về tiền điện tử. Quan điểm của anh về đầu tư là "Bạn càng hiểu rõ bản chất và tác động của thông tin, thì rủi ro đầu tư càng giảm". Do đó, các bài viết được anh biên soạn thường khai thác về kinh nghiệm đầu tư, phân tích kỹ thuật chuyên sâu, những chuỗi bài về thuật ngữ trong phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ